meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành Luật quốc tế và một số thông tin liên quan 

Thứ hai, 05/09/2022-09:09
Sự phát triển, giao lưu của các nền kinh tế trên thế giới ngày càng mở rộng tạo điều kiện cho luật quốc tế phát huy vai trò của mình. Ở Việt Nam, trong điều kiện đổi mới và các mối quan hệ kinh doanh quốc tế ngày càng phức tạp, tìm hiểu và theo học ngành Luật quốc tế dần trở thành xu hướng!

Khái quát về Luật quốc tế là gì?

Pháp luật là một trong những công cụ quyền lực giúp duy trì và đảm bảo quyền quản lý của nhà nước, phát huy những tính năng quan trọng của bộ máy nhà nước. Hai phương diện hoạt động chức năng cơ bản của nhà nước bao gồm đối nội và đối ngoại. Luật quốc gia và Luật quốc tế ra đời nhằm thực hiện chức năng quản lý các hoạt động đối nội và đối ngoại. 

Hành lang pháp lý ra đời góp phần bình ổn, đảm bảo tính bền chặt của các mối quan hệ hợp tác, giao lưu giữa các quốc gia. Chính vì thế, Luật quốc tế đóng vai trò không thể thiếu trong thời đại toàn cầu hoá hiện nay.

Như vậy, Luật quốc tế bao gồm hệ thống quy phạm pháp luật và nguyên tắc được chủ thể và quốc gia tạo dựng, trên cơ sở bình đẳng và tự nguyện, nhằm giải quyết các vấn đề phát sinh giữa chủ thể và quốc gia trong hoạt động kinh doanh và đời sống quốc tế.

Mỗi nước lại sở hữu hệ thống luật pháp khác nhau. Luật quốc tế tạo ra những điểm chung giữa hệ thống luật pháp khác nhau giữa các quốc gia nhằm cải thiện mối quan hệ ngoại giao trên mọi lĩnh vực.


Khái quát về Luật quốc tế
Khái quát về Luật quốc tế

Đặc điểm tiêu biểu của Luật quốc tế

Chủ thể phổ biến của Luật quốc tế thường là quốc gia. Theo quan niệm của khoa học Luật quốc tế, quốc gia là thực thể tồn tại dựa trên cơ sở có vị trí địa lý lãnh thổ, dân cư và nắm quyền lực nhà nước, đảm bảo thuộc tính chính trị - phạm lý đại diện là chủ quyền quốc gia.

Quốc gia là chủ thể tự xác lập quan hệ pháp Luật quốc tế hoặc thông qua các tổ chức quốc tế do quốc gia thành lập, gia nhập. Trong quá trình hình thành và phát triển các mối quan hệ quốc tế, bản chất của Luật quốc tế được quyết định bởi sự bình đẳng của quốc gia trên cơ sở chủ quyền quốc gia. 

Lợi ích quốc gia là mục tiêu hàng đầu mà quan hệ pháp Luật quốc tế hướng đến. Có thể nói, về cơ bản, các mối quan hệ pháp Luật quốc tế thiết lập nhằm hướng đến lợi ích cơ bản của quốc gia, dân tộc.

Trong thực tế, pháp nhân kinh tế hoặc cá nhân, xã hội chỉ có thể tham gia vào một số mối quan hệ pháp Luật quốc tế hữu hạn nhưng nếu không đủ điều kiện đánh giá, không thể cho rằng các đối tượng này là chủ thể của Luật quốc tế. 


Lợi ích quốc gia là mục tiêu hàng đầu mà quan hệ pháp Luật quốc tế hướng đến
Lợi ích quốc gia là mục tiêu hàng đầu mà quan hệ pháp Luật quốc tế hướng đến

Đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế hướng tới các mối quan hệ trong nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, khoa học và văn hoá, kỹ thuật... giữa các chủ thể luật quốc tế. Trong thực tế, các mối quan hệ chính trị được xuất hiện chủ yếu. 

Vai trò của Luật quốc tế

Tại các trường đại học đào tạo ngành Luật quốc tế, sinh viên có thể học tập và tiếp cận những kiến thức liên quan tới đời sống quốc tế bao gồm: tư pháp quốc tế, công pháp quốc tế và nền tảng luật pháp về vấn đề thương mại.

  • Sự tồn tại của Luật quốc tế giúp điều chỉnh các quan hệ quốc tế nhằm đảm bảo quyền lợi, lợi ích của mỗi chủ thể Luật quốc tế.
  • Là điều kiện quan trọng đảm bảo an ninh và hòa bình quốc tế.
  • Có vai trò không thể thiếu trong quá trình phát triển văn minh nhân loại, định hướng cộng đồng quốc tế phát triển theo hướng văn minh hơn.
  • Tăng cường các mối quan hệ hợp tác quốc tế trong bối cảnh kinh tế hội nhập toàn cầu.

Ngành Luật quốc tế đào tạo những gì?

Khi theo đuổi ngành Luật quốc tế, sinh viên sẽ được tiếp cận với những kiến thức về luật áp dụng trong bối cảnh toàn cầu. Các môn học gắn với ngành Luật quốc tế thông thường bao gồm: Luật kinh tế quốc tế, luật hàng không quốc tế, luật thương mại quốc tế, Công pháp quốc tế, Luật quốc tế biển, luật thuế, luật đầu tư quốc tế, luật sở hữu trí tuệ quốc tế....


Ngành Luật quốc tế đào tạo những gì
Ngành Luật quốc tế đào tạo những gì

Ngành Luật quốc tế giúp sinh viên nâng cao kiến thức cơ bản về luật pháp và hiểu rõ hơn về chức năng đối ngoại của nhà nước trong mối quan hệ quốc tế.

Từ đây, sinh viên có kỹ năng nghiên cứu và vận dụng pháp luật của quốc gia, thuyết phục và đàm phán hợp đồng quốc tế, giải quyết các vấn đề phát sinh trong tranh chấp dân sự có yếu tố quốc tế.

Bên cạnh đó, một số môi trường đào tạo theo môi trường quốc tế cho phép sinh viên học chương trình đào tạo song song, đi kèm với việc giảng dạy ngoại ngữ và bổ sung các kỹ năng mềm như: kỹ năng đàm phán, thương lượng, kỹ năng làm việc nhóm... nhằm giúp sinh viên có kiến thức nghề nghiệp vững vàng, tự tin.

Cơ hội việc làm của sinh viên theo đuổi ngành Luật quốc tế

Có thể nói, Luật quốc tế là ngành học có độ nổi tiếng khá lớn, được nhiều sinh viên lựa chọn bởi tiềm năng và cơ hội việc làm triển vọng. Tuy nhiên, trong thực tế đây là ngành học khá phức tạp, yêu cầu năng lực và trình độ tư duy cao mới có thể trở thành chuyên viên trong lĩnh vực này.

Hàng năm số lượng sinh viên theo học ngành Luật quốc tế tốt nghiệp là rất lớn, tuy nhiên chỉ có những ứng viên có trình độ, năng lực và kỹ năng làm việc tốt mới có thể trở thành nhân lực chủ chốt trong các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước. 


Cơ hội việc làm của sinh viên theo đuổi ngành Luật quốc tế
Cơ hội việc làm của sinh viên theo đuổi ngành Luật quốc tế

Dưới đây là những vị trí người theo học ngành Luật quốc tế có thể đảm nhiệm sau khi hoàn thành chương trình học và nắm giữ chứng chỉ hành nghề:

  • Chuyên viên tư vấn quốc tế: Trong thời đại giao lưu hội nhập giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, nhu cầu nâng cao quan hệ hợp tác với đối tác nước ngoài ngày càng cao. Để đảm bảo hợp tác bền vững và phát triển, các doanh nghiệp cần nắm rõ nguyên tắc làm việc của đối tác, nguyên tắc vận chuyển hàng hóa, hàng rào tư pháp quốc tế... Đó là lý do nhà tư vấn luật pháp quốc tế ra đời. Để trở thành Chuyên viên tư vấn quốc tế chuyên nghiệp, ngoài năng lực nghề nghiệp, bạn cần sở hữu khả năng ngoại ngữ tốt. Ở vị trí này, bạn có thể làm việc tại những môi trường lý tưởng như doanh nghiệp, đại sứ quán hay Bộ ngoại giao... 
  • Giảng viên Luật quốc tế: Đây là vị trí dành cho những học viên xuất sắc sau khi hoàn thành văn bằng Thạc sĩ hoặc Tiến sĩ Luật. Đây là quá trình rèn luyện nhiều khó khăn, thách thức nhưng sẽ là cơ hội cho những học viên thật sự đam mê với ngành Luật quốc tế cũng như mong muốn sở hữu công việc ổn định.
  • Chuyên viên định vị pháp lý: Ngoài luật sư, chuyên viên định vị pháp lý cũng là công việc thú vị, mang đến nhiều cơ hội thăng tiến. Chuyên viên định vị pháp lý sẽ làm việc tại các văn phòng hoặc công ty luật. Để làm tốt công việc này, bạn cần nắm rõ kiến thức thị trường kinh doanh để đưa ra những tư vấn phù hợp, chính xác cho cá nhân, doanh nghiệp... 

Môi trường làm việc của sinh viên ngành Luật quốc tế

Sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Luật quốc tế có thể làm việc tại các đơn vị, tổ chức như:

  • Doanh nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài, liên doanh và doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp có quan hệ thương mại, dịch vụ quốc tế.
  • Đơn vị, cơ quan Nhà nước đảm nhiệm công việc liên quan đến Luật pháp quốc tế hoặc hợp tác quốc tế.
  • Công ty luật trong và ngoài nước.
  • Tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế liên chính phủ.
  • Cơ quan thông tin đại chúng như toà soạn, tạp chí, đài truyền hình, đài phát thanh phụ trách thông tin liên quan tới pháp luật.

Những cơ sở đào tạo ngành Luật quốc tế

Bên cạnh những thắc mắc về khái niệm và đặc điểm Luật quốc tế, câu hỏi về môi trường đào tạo và tuyển sinh chuyên ngành này cũng được nhiều người quan tâm. Dưới đây là một số môi trường đào tạo chuyên nghiệp giúp sinh viên hoàn thành mục tiêu chinh phục ngành Luật quốc tế:

  • Đại học kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
  • Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
  • Viện Đại học mở Hà Nội
  • Đại học Luật Hà Nội
  • Học viện ngoại giao Việt Nam

Toàn cảnh Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh
Toàn cảnh Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh

Chắc chắn những kiến thức tổng quát về ngành Luật quốc tế trên đây đã giúp quý bạn đọc có thêm thông tin chính xác, đầy đủ về ngành học cũng như lựa chọn phù hợp, nắm bắt cơ hội nghề nghiệp tương lai.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Top những tòa nhà cao nhất Việt Nam – công trình biểu tượng mang dấu ấn của các thành phố lớn

Hà Nội: Lộ diện nhà đầu tư đăng ký thực hiện Khu đô thị mới Mê Linh

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Tin mới cập nhật

"Gió đảo chiều" trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp

4 giờ trước

Công khai người đấu giá cao rồi bỏ cọc: Chưa đủ sức răn đe

4 giờ trước

Thêm nhiều dự án NOXH, liệu có chặn đà tăng giá chóng mặt của chung cư?

4 giờ trước

Giá vàng nhẫn “nóng bỏng”: Liệu có can thiệp bình ổn như vàng miếng?

4 giờ trước

Tranh cãi chuyện đánh thuế bất động sản để chặn đầu cơ

4 giờ trước