Luật kinh doanh là gì? Triển vọng của ngành luật kinh doanh trong tương lai
Khái niệm luật kinh doanh là gì?
Luật kinh doanh là gì? Đây có lẽ là khái niệm còn xa lạ với nhiều người. Không chỉ riêng kinh doanh mà tổng bất kỳ môi trường nào thì những nguyên tắc, kỷ luật cũng luôn đóng vai trò vô cùng quan trọng nhằm đảm bảo sự thống nhất về mặt tổ chức, quản lý nhân lực. Để từ đó để thúc đẩy sự đồng bộ hóa quy trình sản xuất.
Kinh doanh là hoạt động tạo ra lợi nhuận của nhà nước hay của doanh nghiệp. Đây là hoạt động bức thiết của con người, nhằm tạo ra cơ sở vật chất cho bản thân, cho đời sống xã hội. Vậy nên nó lại không thể nằm ngoài nguyên tắc đó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh các doanh nghiệp đang phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì việc thúc đẩy, nâng cao tính luật trong sản xuất và những người quản lý là chưa đủ. Mà còn phải yêu cầu những quy luật về thị trường và những hàng rào thuế quan được thiết lập bởi nhà nước để môi trường kinh doanh trở nên hiệu quả, lành mạnh hơn.
Luật kinh doanh ra đời trong bối cảnh đó và trở thành phương tiện quan trọng để doanh nghiệp vừa có thể cạnh tranh phát triển vừa bảo đảm được những quyền lợi về mặt kinh doanh. Vậy quan niệm về luật kinh doanh là gì?
Luật kinh doanh là một phần của luật kinh tế, là những tiêu chuẩn điều chỉnh các quan hệ gần với hoạt động phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Tại Việt Nam, thuật ngữ luật kinh doanh được ra đời vào những năm đầu của thập niên 90 của thế kỷ XX.
Dưới sự kiểm soát của luật kinh tế, sức chi phối của luật kinh doanh vẫn khá rộng. Song tất cả đều nằm trong khuôn khổ 4 nội dung cơ bản sau đây: pháp luật về hành vi kinh doanh, các nhóm luật về loại hình doanh nghiệp,, sự phá sản của doanh nghiệp, những quy định về cơ quan tài phán trong kinh doanh.
Tuy nhiên, nếu xét trên góc độ luật kinh doanh là một ngành học thì nó vẫn nằm trên 2 phạm trù cơ bản là tổ chức và pháp luật về hoạt động kinh doanh của các chủ thể, những quy định của nhà nước về quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì là một bộ phận của luật kinh tế, nên những nội dung của nó có nội dung cơ bản của luật kinh tế, nếu có khác thì chỉ là khác về mức độ can thiệp của nhà nước.
Ở nước ta, luật kinh doanh là sự thống nhất các quy định về pháp luật, cơ sở pháp lý. Nhằm điều chỉnh các quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình tổ chức kinh tế nhà nước và trong hoạt động kinh doanh của các chủ thể bao gồm các doanh nghiệp, các cá nhân và khách hàng với nhau.
Đối tượng điều chỉnh của luật kinh doanh là gì
Luật kinh doanh là một phần nằm trong luật kinh tế nên những đối tượng mà luật kinh doanh điều chỉnh sẽ bao gồm các quan hệ về kinh tế nói chung và kinh doanh nói riêng. Gồm 4 đối tượng cơ bản là:
- Nhóm quan hệ kinh tế.
- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình kinh doanh giữa các chủ thể kinh doanh với nhau.
- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong nội bộ của một số doanh nghiệp.
- Nhóm quan hệ kinh tế phát sinh trong hoạt động tài phát, sự phá sản và gây nợ của doanh nghiệp.
Vai trò của luật kinh doanh là gì?
Luật kinh doanh đóng vi trò vô cùng quan trọng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà nước và các doanh nghiệp. Một số vai trò có thể kể đến như:
Luật kinh doanh tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp trong mọi hoạt động kinh doanh để thúc đẩy nền kinh tế.
Việc phá bỏ hàng rào thuế quan và tham gia các loại hiệp định, cho phép các công ty tư nhân phát triển chính là động lực để mở rộng các mối quan hệ phát triển với những đối tác khác.
Đây là tiền lệ chưa từng có trong nền kinh tế cũ. Nên điều này không tránh khỏi việc vấp phải những khó khăn khi các doanh nghiệp liên kết hợp. Để đảm bảo được sự hợp tác thuận lợi giữa hai bên, tránh sự chồng chéo về những quy định chung của luật kinh tế giữa các quốc gia.
Vai trò lớn nhất của luật kinh doanh là gì? Đó là giải quyết các vấn đề liên quan đến đến tài phán trong kinh doanh như các thủ tục, các văn bản để cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giải quyết các vấn đề liên quan. Từ đó đảm bảo được quyền định đoạt của chủ thể theo nguyên tắc pháp chế của nhà nước.
Luật kinh doanh quy định các điều kiện và trình tự để giải quyết các thủ tục của doanh nghiệp. Nhằm bảo đảm quyền lợi và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp khi muốn vay vốn, khi mắc nợ, trả nợ mà vừa đảm bảo được quyền lợi của các bên bị vay. Đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và đảm bảo trật tự xã hội.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, luật kinh doanh đóng vai trò quan trọng. Đây là tài liệu để nhà nước đảm bảo, kiểm soát được các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Đồng thời trao quyền kiểm soát doanh nghiệp cho chính những chủ thể, hoặc cá nhân có đủ năng lực quản lý. Từ đó, góp phần bảo đảm được nền kinh tế quốc dân phát triển, doanh nghiệp cũng đi lên bền vững nhờ sự tự chủ sáng tạo.
Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành luật kinh doanh như thế nào?
Sự ra đời của một số quy luật kinh tế, sự bành trướng của nền kinh tế thị trường, vai trò quan trọng nó nó trong kinh doanh và đời sống quốc dân biến luật kinh doanh trở thành một trong những ngành được nhiều sinh viên yêu thích và theo đuổi.
Sau khi được đào tạo tại các trường đại học uy tín, bên cạnh một nền tảng kiến thức vững chắc về luật kinh doanh như: những vấn đề liên quan đến tài chính, thương mại, ngân hàng thì cơ hội phát triển của những cử nhân ngành luật kinh doanh là cực kỳ lớn.
Sinh viên tốt nghiệp ngành luật kinh doanh có thể làm việc tại văn phòng của các công ty luật. VớI nhiệm vụ chính là giải quyết các vấn đề tranh chấp trong những giao dịch thương mại giữa các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp. Lĩnh vực bảo hiểm cũng là một việc làm mà cử nhân luật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bởi đây là lĩnh vực đang hoạt động sôi nổi và phát triển mạnh mẽ tại nước ta.
Lời kết
Luật kinh doanh đóng vai trò quan trọng và hỗ trợ rất nhiều cho các hoạt động sản xuất, phát triển của các doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung. Như vậy, những thông tin mà chúng tôi chia sẻ ở trên đã giải đáp thắc mắc cho bạn đọc về khái niệm luật kinh doanh là gì và một số khái niệm xoanh quanh cụm từ này. cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.