meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nước Nga đang đối mặt với tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng

Thứ hai, 28/02/2022-11:02
Từ sự kiện Nga đưa quân đội sang "khơi mào" cuộc chiến với Ukraine, giá đồng rúp đã tụt dốc không phanh so với đồng USD và đồng Euro. Điều này đang ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế vốn đã rất khó khăn của Nga trong vài năm nay.

Moscow Times đưa tin, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố sẽ bảo vệ tốt nền kinh tế của Nga trước bất kỳ lệnh trừng phạt nào của Mỹ. Thực tế, quốc gia này đang phải đối diện với một cuộc khủng hoảng kinh tế mới ngay sau khi đưa quân đội sang Ukraine.

Chính phủ Nga cho biết, họ đang nắm giữ nguồn dự trữ chính phủ với hơn 630 tỷ USD. Số tiền này được đảm bảo cho nền kinh tế Nga tránh được các tình trạng tồi tệ của bất kỳ cuộc khủng hoảng kinh tế nào. Ngoài ra, Nga vẫn có thặng dư hàng năm, tức là không cần vay tiền mặt trên thị trường trong nước và quốc tế. Nợ Chính phủ đang ở mức dưới 20% GDP.





Sau khi Nga triển khai quân đội sang Ukrain đã khiến giá đồng rúp giảm kỷ lục so với đồng USD và euro
Sau khi Nga triển khai quân đội sang Ukrain đã khiến giá đồng rúp giảm kỷ lục so với đồng USD và euro

Nước này cũng thông báo rằng, sau khi sáp nhập Crimea vào năm 2024, họ đã thành công trong việc thay thế hàng nhập khẩu đối với các loại hàng hóa nông nghiệp của phương Tây. Chủ yếu nhờ phát triển ngành nông nghiệp trong nước. 

Ngân hàng quốc doanh Sberbank hiện đang là tổ chức tài chính lớn và quan trọng nhất của Nga cũng tỏ ra khá lạc quan. Ngân hàng này đã chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và xây dựng sẵn kịch bản nhằm đảm bảo nguồn tài nguyên, tài sản và quyền lợi cho khách hàng và các đối tác.

Tuy nhiên, theo phân tích của các chuyên gia, những sự chuẩn bị này là chưa đủ khi Nga đang phải đối mặt với phản ứng rất gay gắt từ phương Tây, kéo theo nhiều hậu quả ngắn và dài hạn. Như vậy, Nga có thể bị trục xuất khỏi hệ thống thanh toán tài chính toàn cầu SWIFT vì "đòn" trừng phạt của Mỹ. Dự án đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 với Đức có thể bị hoãn vô thời hạn.

Trước đây, Washington và Brussels đã từng nhấn mạnh về khả năng ngăn chặn xuất khẩu công nghệ sang Nga. Đây là động thái được nhiều chuyên gia đánh giá là sẽ gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của Nga. Lý do là, những doanh nghiệp này đang phụ thuộc nhiều vào phần cứng và phần mềm của các nước phương Tây trong hầu hết các hoạt động.

Từ số liệu thống kê của Viện Nghiên cứu các nền kinh tế trong quá trình chuyển đổi (BOFIT) của Ngân hàng Phần Lan, tuy trong những năm gần đây Moscow đã có nhiều nỗ lực để chống "đô la hóa". Nhưng thực tế, hơn 50% hàng hóa xuất khẩu của quốc gia này vẫn được định giá bằng đồng USD, 30% được tính bằng đồng Euro. Nguyên nhân đến từ các đối tác của Nga đa phần là khách hàng mua dầu và khí không chấp nhận thanh toán bằng đồng rúp. Như vậy, nền kinh tế Nga vẫn phải chịu ảnh hưởng lớn từ những biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Trong thời gian này, khi đồng rúp ngày càng tụt giá sẽ gây áp lực lớn cho nền kinh tế nước nhà. Hiện tại, lạm phát đang đạt mức 8,7%, cao nhất trong 6 năm qua. Cùng với đó, tài chính hộ gia đình cũng trong tình trạng tồi tệ hơn so với thập kỷ trước. Dựa trên cuộc thăm dò gần đây, gần 2/3 hộ gia đình ở Nga không có nguồn tiền dự trữ.

Tình trạng đồng rúp mất giá sẽ khiến các cuộc khủng hoảng về mức sống ở nước này nhen nhóm bùng phát. Giá cả thị trường, hàng hóa sẽ bị đẩy lên cao. Theo số liệu mới đây, hàng hóa nhập khẩu đang chiếm khoảng 75% hàng hóa và nguyên liệu trên thị trường Nga. 



Đồng rúp tụt giá đã gây thêm áp lực lớn cho nền kinh tế vốn đã khó khăn của Nga
Đồng rúp tụt giá đã gây thêm áp lực lớn cho nền kinh tế vốn đã khó khăn của Nga

Kéo theo đó, Ngân hàng Trung ương Nga sẽ rơi vào tình thế khó khăn, không thể chọn hướng đi phù hợp khi phải giảm lạm phát mà không tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Theo những dự đoán của các nhà phân tích, quốc gia này sẽ ưu tiên những biện pháp đã được thực hiện như trước đây. Cụ thể, năm 2014, sau khi sáp nhập Crimea, nền kinh tế của Nga cũng đối mặt với cuộc khủng hoảng lớn và giá dầu toàn cầu giảm.

Theo ghi nhận vào sáng ngày 24/2, ngay khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, đồng rúp đã giảm 10% xuống mức thấp nhất so với đồng USD và Euro. Để bảo vệ giá trị đồng tiền và tính thanh khoản, Chính phủ đã ngừng toàn bộ hoạt động giao dịch trên thị trường nước này cho đến khi có thông báo mới. 

Nhà phân tích Levon Kameryan của Scope Ratings nhận định, khi cuộc xung đột đạt đỉnh điểm sẽ khiến dòng vốn "tháo chạy". Vì tâm lý người dân là tìm mọi cách để đảm bảo tài sản của mình và các khoản tiết kiệm trước cuộc khủng hoảng đang rình rập.

Ông Kameryan cũng cho biết, thứ có thể cứu nền kinh tế Nga là dòng năng lượng có sẵn. Đây là ẩn số quan trọng, bởi Châu Âu đang nhập khẩu gần 2/3 lượng khí đốt tự nhiên của Nga. Một nửa doanh số bán dầu trên toàn cầu đã giúp Nga xây dựng được "pháo đài" vững chắc trong nhiều năm trở lại đây.

Hiện nay, có một số thông tin cho rằng các nước phương Tây sẽ ngừng nhập khẩu năng lượng của Nga. Trong đó, Đức thông báo nước này có đủ nguồn dự trữ để vượt qua mùa đông năm nay trong trường hợp dòng chảy năng lượng từ Nga bị gián đoạn. Trên thực tế, nhiều quốc gia lớn trên thế giới vẫn rất lo ngại vì Nga có thể sẽ khóa "dòng chảy" năng lượng để đáp trả các lệnh trừng phạt từ phương Tây.

Theo số liệu từ Scope Ratings, giá trị xuất khẩu năng lượng của Nga sang Châu Âu mỗi năm đều giao động khoảng 90 tỷ Euro. Như vậy, cho dù Nga có thật sự làm gián đoạn nguồn cung năng lượng và chấp nhận mất nguồn thu này. Thì các hành động của Nga cũng chỉ khiến các nước Châu Âu xây dựng nhiều biện pháp dài hạn để giảm thiểu phụ thuộc vào dầu khí của Nga.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

TS. Võ Trí Thành: Giá trần chung cư có thể khiến chủ đầu tư không còn động lực phát triển dự án mới

Đất nền ven Vành đai 4: Rục tịch tăng giá nhưng giao dịch nhỏ giọt

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vợ chồng 9X chi 30 tỷ xây biệt thự hiện đại kết hợp phong cách nội thất Japandi

23 giờ trước

Từng chỉ sống với 72 nghìn mỗi ngày, làm việc 100 giờ/tuần với 3 công việc: Nhiều năm sau "lội ngược dòng" thành doanh nhân thành đạt, nắm giữ khối tài sản tỷ đô

23 giờ trước

Thêm giải pháp duy trì nguồn cung nhà bình dân

23 giờ trước

Người dân sẽ được giao đất mà không phải qua đấu giá

23 giờ trước

Cô Mười Garden Villa: Sự giao thoa của hơi thở hiện đại và dáng dấp kiến trúc nông thôn vùng Tây Nam Bộ

1 ngày trước