meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nỗi đau môi giới: Hứng chịu những "trái đắng" của nghề

Thứ ba, 04/04/2023-07:04
Cuốn mình theo cơn sốt địa ốc, không chỉ nhà đầu tư mà rất nhiều môi giới cũng đang nếm “trái đắng” của nghề.

Từ chuyện “xù” hoa hồng…

Anh Trường, một môi giới bất động sản kì cựu ở thị trường Hà Nội năm 2019 đã quyết bán nhà của mình ở Thủ đô để chuyển vào TP HCM công tác cũng như mở rộng phân khúc mới. Vào Sài Thành, anh đầu quân cho một sàn giao dịch bất động sản có tiếng tại đây và chuyên bán sản phẩm bất động sản nhà phố và bất động sản nghỉ dưỡng. Bởi đơn giản, giá trị sản phẩm cao thì số hoa hồng anh nhận được cũng lớn, đồng thời từ TP HCM, anh có thể mở rộng các dự án tại Khánh Hòa, Phan Thiết, Bà Rịa Vũng Tàu, Phú Quốc,….


Nhiều môi giới bán sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để mong được hưởng mức hoa hồng xứng đáng
Nhiều môi giới bán sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng để mong được hưởng mức hoa hồng xứng đáng

Bắt tay vào công việc anh nhanh chóng chốt được 2 căn nhà phố trị giá 6,5 tỷ đồng tại một dự án ở Phan Thiết. Với hai giao dịch này, anh thu về 150 triệu đồng tiền hoa hồng. Theo thỏa thuận của sàn môi giới, số tiền hoa hồng của môi giới sẽ được thanh toán thành 3 đợt, tương ứng với tiến độ thanh toán của khách hàng. Hai lần trả hoa hồng đầu tiên diễn ra khá thuận lợi, anh Trường nhận được 70% khoản phí.

Thế nhưng, đến đợt thanh toán thứ ba vào tháng 5/2022, khách hàng đã thanh toán đủ số tiền mua dự án vào đợt đóng phí cuối cùng nhưng công ty lấy đủ lý do để trì hoãn thanh toán. Anh Trường kể, khốn khổ hơn, giao dịch không có, sàn gặp khó khăn phải cắt giảm nhân sự và anh cũng trong nhóm bị cắt giảm. Ngậm ngùi nghỉ việc, anh tới lấy nốt số hoa hồng còn lại nhưng bị phía công ty từ chối với lý do nhân viên kinh doanh đã bị cho thôi việc.

“Nghĩ cực quá, đã khó khăn vì dịch bệnh, mới quay trở lại không được bao lâu mà công ty xử lý như vậy thì không còn gì để sống với nghề. Làm việc với công ty để đòi quyền lợi, anh Trường được thông báo cấp quản lý của anh đã nghỉ việc và bản thân anh cũng đã được cho thôi việc nên số tiền hoa hồng còn lại sẽ chuyển vào quỹ phúc lợi của công ty. Tôi biết công ty nào cũng khó khăn, nhưng cư xử như vậy thì không khác gì tuyệt đường sống của môi giới chúng tôi cả”, anh Trường ngán ngẩm.

Anh Trường cũng cho biết, nếu ai từng làm sale bất động sản nhất là bất động sản nghỉ dưỡng sẽ hiểu việc chốt một giao dịch bất động sản không hề dễ dàng. Và hoa hồng từ giao dịch đó có thể sẽ là chi phí sinh hoạt của sale từ 6 tháng tới 1 năm. Không nhiều nhưng cũng đủ giúp họ kiên trì theo đuổi nghề. “Giữa lúc khó khăn, giao dịch không có, thanh khoản thị trường đi xuống, việc sàn môi giới tìm đủ mọi cách để từ chối thanh toán hoa hồng là cực chẳng đã nhưng bản thân mỗi sale đều phải lo toan cơm áo gạo tiền, không có tiền họ sẽ sống bằng gì?”, anh Trường nói.


Khó khăn, nhiều sàn giao dịch "ngâm" tiền hoa hồng của các môi giới bất động sản.
Khó khăn, nhiều sàn giao dịch "ngâm" tiền hoa hồng của các môi giới bất động sản.

Cũng rơi vào hoàn cảnh bi đát như anh Trường, chị Thảo (cựu nhân viên của sàn bất động sản chuyên phân phối sản phẩm cho Tập đoàn N.) cho biết, chị cũng đang đi đấu tranh để đòi lại khoản phí hoa hồng của mình. Đầu năm 2022, chị Thảo cũng chốt được một căn hộ tại dự án nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, số tiền hoa hồng nhận được là 100 triệu đồng. 3 tháng sau khi chốt hợp đồng, chị Thảo nhận được hai đợt thanh toán với số tiền 40 triệu đồng . Tuy nhiên từ giữa năm 2022, mọi giao dịch đều không mấy suôn sẻ, không chốt được deal, thu nhập không đảm bảo nên chị Thảo đã nghỉ việc và về tìm kiếm công việc khác lo trang trải cuộc sống. Thế nhưng không ngờ, đợt thanh toán tiếp theo chị Thảo liên hệ với công ty thì nhận được tin công ty đã… giải thể.

Lúc này, chị Thảo mới tá hóa liên lạc với đồng nghiệp để tìm đầu mối giải quyết thì được biết họ cũng đã nghỉ việc từ lâu và không nắm đầu mối của công ty, có người chia sẻ cũng đang bị “găm” hoa hồng mà chưa lấy lại được. Khi chị Thảo liên lạc với khách hàng của chị thì được biết khách hàng đã thanh toán đầy đủ với chủ đầu tư. Phía chủ đầu tư thì thông báo đã thanh toán đầy đủ với sàn giao dịch. 60 triệu còn lại chị Thảo thẫn thời, coi như hết cơ hội để lấy lại khi không tìm được người để giải quyết quyền lợi.

… đến khách hàng khủng bố

Không chỉ gặp rắc rối về việc lĩnh hoa hồng, nhưng anh Huyền, một môi giới từng 5 năm sống chết với nghề môi giới tại Hà Nội cho biết anh đầu quân cho sàn bất động sản uy tín tại Hà Nội cho biết, nếu muốn bán được hàng, sale phải đầu tư rất nhiều. Từ chạy quảng cáo, marketing online,… mới tìm được khách hàng. Rồi từ cả trăm khách hàng mà chốt được 1-2 khách đã là may mắn. Để tìm kiếm được khách hàng, anh Huyền đã bỏ tiền túi chạy quảng cáo, tìm được lại xoay sở để đưa khách đi xem dự án, nhà mẫu,… Vốn có chút vốn liếng nên anh Huyền “lấy mỡ nó rán nó” còn nhiều đồng nghiệp của anh không có tích lũy phải đi vay mượn, cầm cố tài sản để “chạy đua” quảng cáo.


Nhiều môi giới bị người bán gây sức ép khi không bán được đất trong thời điểm thị trường trầm lắng.
Nhiều môi giới bị người bán gây sức ép khi không bán được đất trong thời điểm thị trường trầm lắng.

Anh Huyền cũng thông tin, công ty anh cũng hứa hẹn hỗ trợ 50-70% chi phí quảng cáo. Tuy nhiên, thời điểm năm 2019-2021 tiến độ thanh toán đúng hạn chứ sang tới năm 2022, đến thời điểm thanh toán công ty lại tìm đủ lý do để trì hoãn hỗ trợ hoặc hứa hẹn cộng vào khoản hoa hồng khi sale chốt được giao dịch.

“Thế nhưng nhiều khi chốt được giao dịch rồi, công ty vẫn không thực hiện nghĩa vụ với môi giới. Thanh toán chậm, có khi chia nhỏ khoản hoa hồng. Sau cả năm chờ đợi tôi m ới được thanh toán 50% tiền quảng cáo và 40% phí môi giới của mình”, anh Huyền bức xúc.

Anh Huyền cũng cho biết, khó khăn mà sale bất động sản gặp phải không dừng lại ở tài chính mà nhiều người còn bị ảnh hưởng tới danh dự.

Anh Huyền chia sẻ, từ đầu năm 2023 đến nay, anh còn bị nhiều người “bắt vạ”. Lý do là bởi, trước đây, khi thị trường sôi động, anh có nhận các sản phẩm kí gửi và rao bán giúp khách hàng và ăn các khoản phí trung gian. Thời điểm sốt đất, nhiều người bán vỗ vai tin tưởng anh. Thế nhưng khi thị trường đi vào trầm lắng, thanh khoản không có, nhiều nhà đầu tư đã mua sản phẩm cũng hết lực thì những người bán này lại thay đổi thái độ.

“Ban đầu họ nhờ vả, giục giã, sau thì van nài. Có người không kiên nhẫn còn trách móc thậm chí xúc phạm, chửi mắng tôi, nói tôi đa cấp, lừa đảo, dọa sẽ “bóc phốt”. Thực sự lúc này tôi không thể làm gì khác được”, anh Huyền nói.

Vì tính chất công việc nên anh Huyền vẫn kiên nhẫn, bình tĩnh giải thích cho khách hàng về lý do không bán được hàng. Anh cũng có gợi ý họ giảm giá để thoát hàng nhưng bản thân họ không chịu “cắt máu”.

“Chắc sớm muộn tôi cũng phải bỏ nghề nếu tình trạng áp lực dồn nén này kéo dài”, anh Huyền ngậm ngùi nói.

TIẾN MINH
Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thị trường bất động sản ghi nhận tín hiệu mới từ lực lượng môi giới

Học môi giới bất động sản cách tiếp cận khách hàng trong năm 2024

Doanh nghiệp môi giới “ồ ạt” tuyển quân khi thị trường bất động sản qua đáy

Môi giới bất động sản không chỉ cần yêu nghề mà phải có sự nỗ lực, kiên trì

Sau Tết Nguyên đán, môi giới đất nền quận 9 “vỡ òa” khi có giao dịch “mở hàng” đầu Xuân

Bất động sản khủng hoảng, môi giới Trung Quốc “tuyệt vọng”: Từng bán nghìn căn/tháng, giờ chật vật tạo dòng tiền để sống sót

Môi giới “tái xuất” thị trường khi bất động sản “khởi sắc”

Người hành nghề môi giới bất động sản phân vân trở lại thị trường

Tin mới cập nhật

Đất DHT là gì? Người dân có nên đầu tư vào đất DHT hay không?

7 giờ trước

Đất TSC là gì? Đất TSC có được cấp sổ đỏ hay không?

10 giờ trước

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

14 giờ trước

Giá là tác nhân chính khiến người mua nhà phía Nam ngại “xuống tiền”

14 giờ trước

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

14 giờ trước