Những thương vụ IPO lớn nhất thế giới
BÀI LIÊN QUAN
Bách Hóa Xanh vẫn “chạy đà” IPO với kết quả không khả quanIPO là gì? Điều kiện để doanh nghiệp Việt Nam IPO trên sàn chứng khoánIPO là gì?
IPO là viết tắt của từ Initial Public Offering dịch ra là phát hành lần đầu ra công chúng. Thuật ngữ này được sử dụng để chỉ hoạt động lần đầu phát hành cổ phiếu và đưa cổ phiếu lên sàn chứng khoán của một công ty với mục đích huy động vốn từ các nhà tư, sau khi IPO công ty sẽ được gọi là công ty đại chúng. Ngoài chức năng chính là để huy động vốn thì IPO còn cung cấp cho những nhà sáng lập, cổ đông lớn tính thanh khoản cao đối với phần vốn họ đã góp. Đồng thời, tạo điều kiện cho các hoạt động sáp nhập và mua lại diễn ra dễ dàng, minh bạch.
Bên cạnh đó, hoạt động IPO còn một lần nữa khẳng định về nguồn lực và vị thế của doanh nghiệp đó trên thị trường, hỗ trợ việc xây dựng hình ảnh, thương hiệu cũng như niềm tin đối với các nhà đầu tư trên thị trường. Ngoài ra, đây là phương án phải được Đại hội đồng cổ đông thông qua, nên khi IPO tuy huy động thêm nguồn vốn nhưng cũng phân tán quyền sở hữu của những người đứng đầu. Một công ty muốn thực hiện IPO thì phải chuẩn bị một cách kĩ lưỡng và đầy đủ về tài chính, hồ sơ, các thủ tục giấy tờ cần thiết. Đối với các công ty lớn thì chi phí phát hành lại càng cao hơn rất nhiều so với các công ty vừa và nhỏ. Sau khi thực hiện IPO cơ cấu và quyền sở hữu sẽ có những sự thay đổi làm ảnh hưởng đến giao dịch của cổ phiếu hàng ngày.
Những thương vụ IPO lớn nhất trên thế giới
Mỗi khi một công ty nào đó thực hiện IPO sẽ ngay lập tức thu hút sự chú ý đặc biệt là những thương vụ lên đến hàng chục tỷ USD. Trong số các công ty, doanh nghiệp thực hiện IPO thì những công ty, tập đoàn công nghệ chiếm số lượng IPO áp đảo so với các lĩnh vực khác. Thậm chí, những thương vụ này còn được nhiều người đặt niềm tin sẽ tạo ra “cú hích” lớn trên sàn chứng khoán.
Hiện nay, trên thế giới các công ty, tập đoàn lớn đã lựa chọn IPO là phương thức để tăng thêm nguồn lực, tiềm năng về kinh tế, tài chính, con người. Họ không ngần ngại việc sẽ bị mất quyền sở hữu mà luôn tin đây là một trong những cách tối ưu để nâng thị phần, vị trí của công ty trong mắt của các nhà đầu tư.
Hãy cùng điểm qua danh sách những đợt IPO lớn nhất trên thế giới từ trước đến nay, đây đều là những con số đáng ngưỡng mộ và không dễ để vượt qua. Về cơ bản đây đều là những tập đoàn lớn có kết quả kinh doanh cao nên đợt IPO của họ được chào đón một cách nhiệt tình:+
- Trong lần chào bán cổ phiếu đầu tiên ra thị trường, tập đoàn Saudi Aramco đã thu về 25,6 tỷ USD khi bán 1,5% cổ phần, đây chính là đợt IPO lớn nhất thế giới mà chưa công ty nào có thể vượt qua. Ngay khi bắt đầu chào bán cổ phiếu ra thị trường với mức giá 8-8,5 USD/cổ phiếu. Saudi Arabia đã được định giá tới 1.710 tỷ USD. Sau đó, khi Saudi Aramco tiến hành IPO tại sàn chứng khoán New York Mỹ tập đoàn này tiếp tục gây ấn tượng mạnh với thương vụ kỉ lục đạt 29,4 tỷ USD vào năm 2019, bỏ xa vị trí thứ hai của Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba.
- Đứng ở vị trí thứ hai là Tập đoàn thương mại điện tử Alibaba của Trung Quốc với kỷ lục 25 tỷ USD khi tiến hành IPO vào năm 2014 trên sàn chứng khoán New York (Mỹ). Sau đó, tập đoàn này cũng đã đặt mục tiêu huy động thêm nguồn vốn từ việc “chào bán” trên sàn chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc). Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại Alibaba không còn là cái tên thu hút các nhà đầu tư, khi tỷ phú Jack Ma người đồng sáng lập và đứng đầu đã vướng vào một số lùm xùm kinh tế, chính trị và không còn xuất hiện công khai trước công chúng.
Các vị trí tiếp theo trong danh sách này lần lượt thuộc về những cái tên sau:
- Trong đợt IPO phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng vào năm 2018, tập đoàn đa quốc gia SoftBank đã huy động 23,5 tỷ USD và trở thành đợt chào bán cổ phiếu lớn nhất của đất nước mặt trời mọc Nhật Bản.
- Đứng ở vị trí thứ tư là đợt IPO của Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc thực hiện vào năm 2010 tại Hong Kong và Thượng Hải sau đó đã thu về 22,1 tỷ USD.
- Năm 2006, Ngân hàng Công Thương Trung Quốc (ICBC) IPO lần đầu trên sàn giao dịch Hong Kong và Thượng Hải với đợt phát hành đầu tiên này đã thu về 21,9 tỷ USD.
- Năm 2010, AIA Group một đơn vị thuộc Tập đoàn bảo hiểm AIG của Mỹ đã IPO trên sàn chứng khoán Hong Kong và thu về tổng giá trị lên đến 20,5 tỷ USD.
- Visa Inc. là tập đoàn thanh toán thẻ được thành lập tại Mỹ và IPO lần đầu vào năm 2008. Trong đợt IPO tại New York tập đoàn này đã thu về 19,6 tỷ USD.
- NTT DoCoMo tiến hành IPO khá sớm từ năm 2008, nhà khai thác viễn thông di động Nhật Bản đã thu về tổng giá trị vào khoảng 18,4 tỷ USD.
- General Motors đã không còn xa lạ với người Mỹ với cái tên quen thuộc “gã khổng lồ” ô tô của Mỹ. Năm 2010, hãng trở lại thị trường chứng khoán New York và Toronto ngay lập tức huy động được 18,1 tỷ USD sau khi được chính phủ “giải cứu” một năm rưỡi đóng băng.
- Enel là tập đoàn năng lượng của Italy thực hiện IPO tại Milan và New York vào năm 1999 với số tiền thu về khoảng 17,4 tỷ USD.
- Năm 2012, Facebook thực hiện IPO và trở thành thương vụ lớn nhất trong lĩnh vực công nghệ khi huy động được 16 tỷ USD.
- NTT (Nippon Telegraph & Telephone Corp) là tập đoàn viễn thông lớn nhất của Nhật Bản. Năm 1986, khi thực hiện IPO phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu đã thu về 13,6 tỷ USD.
Để có được những đợt IPO thành công thì công ty sẽ phải hội tụ nhiều yếu tố từ tài chính, tiềm lực, khả năng phát triển… Đây chắc chắn sẽ là những con số cực kì lớn mà rất lâu nữa mới có thể phá kỉ lục.