meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Những điều cần biết về cổ phiếu chứng quyền 

Thứ bảy, 17/06/2023-12:06
Cổ phiếu chứng quyền là gì? Cổ phiếu chứng quyền có đem lại lợi suất cao hay không và kèm những rủi ro gì? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây. 

1. Cổ phiếu chứng quyền là gì?

Cổ phiếu chứng quyền còn được gọi là bảo chứng phiếu là một sản phẩm chứng khoán phái sinh mà các công ty sẽ phát hành song song với các sản phẩm khác là cổ phiếu, trái phiếu. Khi nhà đầu tư nắm giữ chứng khoán thì sẽ được quyền mua hoặc bán với số lượng cổ phiếu phổ thông theo các mức quy định đã có trên thị trường. Bắt đầu từ năm 2016, Chính phủ Việt Nam đã cho phép đưa cổ phiếu chứng quyền vào trong danh mục đầu tư chứng khoán một cách công khai, minh bạch. Việc đầu tư vào cổ phiếu chứng quyền được nhiều người lựa chọn vì đem lại lợi nhuận cao nhưng không phải ai cũng biết cách giao dịch loại cổ phiếu này. Một số đặc điểm của cổ phiếu chứng quyền có thể kể đến như sau:

- Chứng quyền được phát hành bởi các công ty chứng khoán uy tín và được phép trên thị trường. 

- Chứng quyền sẽ có thời hạn hiệu lực trong khoản 5 – 10 năm và một số loại chứng quyền có thời hạn vĩnh viễn. 

- Giá mua cổ phiếu được ghi trên chứng quyền so với giá cổ phiếu tại thời điểm phát hành sẽ cao hơn. Giá này thường cố định nhưng cũng có thể tăng vọt theo chu kỳ. 

- Giá của cổ phiếu chứng quyền ảnh hưởng và được quyết định bởi giá trị nội tại của chứng quyền cũng như thời gian còn hiệu lực. Nghĩa là thời gian hiệu lực còn lại của chứng quyền càng cao thì giá sẽ càng cao. 

- Người nắm giữ chứng quyền sẽ được quyền mua các loại cổ phiếu phổ thông trên thị trường hoặc thực hiện những giao dịch trên thị trường chứng khoán nhưng không phải tư cách của một cổ đông.  


Cổ phiếu chứng quyền còn được gọi là bảo chứng phiếu là một sản phẩm chứng khoán phái sinh mà các công ty sẽ phát hành
Cổ phiếu chứng quyền còn được gọi là bảo chứng phiếu là một sản phẩm chứng khoán phái sinh mà các công ty sẽ phát hành

2. Các loại chứng quyền hiện nay

Hiện nay, trên thị trường có hai loại chứng quyền bổ biến là chứng quyền mua và chứng quyền bán. Trong đó, chứng quyền mua là loại chứng quyền mà người sở hữu sẽ có quyền mua một lượng chứng khoán cơ sở (cổ phiếu phổ thông) đúng với giá hiện hành hoặc họ cũng có thể nhận được một khoản lợi nhuận nếu như giá của chứng khoán cơ sở cao hơn giá cổ phiếu tại thời điểm giao dịch. 

Chứng quyền bán là người sở hữu sẽ có quyền bán đi một lượng chứng khoán cơ sở tùy vào nhu cầu của họ. Giá của các chứng khoán này sẽ được xác định theo một mức giá nhất định trong những khoảng thời gian đã được nhận định chứ không thể là giá tự phát. 

 3. Các trạng thái của cổ phiếu chứng quyền

Cũng giống như những loại cổ phiếu khác thì cổ phiếu chứng quyền sẽ tồn tại dưới 3 trạng thái cơ bản là lãi, lỗ và hòa vốn, cụ thể như sau: 

- Trạng thái ITM - Có lãi: Đây là trường hợp chứng quyền mua so với giá của chứng khoán cơ sở thấp hơn. 

- Trạng thái OTM - Lỗ: Đây là trường hợp chứng quyền mua so với giá của chứng khoán cơ sở lại cao hơn. 

- Trạng thái ATM - Hòa vốn: Đây là trường hợp chứng quyền mua so với giá của chứng khoán cơ sở là bằng nhau.

4. Các thuật ngữ về chứng quyền phổ biến trên thị trường

Giá chứng quyền: Còn được gọi là giá giao dịch cổ phiếu chứng quyền, đây chính là giá đóng cửa của ngày hôm đó của cổ phiếu chứng quyền. 

Giá thực hiện (Strike Price): Đây là mức giá mà bên sở hữu chứng quyền có thể thực hiện giao dịch mua hoặc bán những chứng khoán cơ sở đối với ngày đáo hạn. Mức giá này được xác định sẵn chứ không thể thay đổi theo ý thích của người mua hoặc người bán. 

Giá thanh toán (Settlement Price): Là mức bình quân của giá đóng cửa trong 5 ngày giao dịch liên tiếp gần nhất không tính ngày đáo hạn. 

Tỷ lệ chuyển đổi (Exercise Ratio): Tỷ lệ này được tính bằng số lượng chứng quyền mà nhà đầu tư cần phải sở hữu để đổi được thành một cổ phiếu. Giá cổ phiếu chứng quyền và tỷ lệ chuyển đổi tỷ lệ nghịch với nhau. 

Thời gian chứng quyền (Maturity) hay còn gọi là thời hạn chứng quyền: Đây là thời gian mà cổ phiếu chứng quyền được lưu hành với thời gian tối thiểu là 3 tháng và tối đa là 2 năm. 

Ngày giao dịch cuối cùng (Last trading day): Đây là ngày giao dịch trước 2 ngày làm việc so với thời gian đáo hạn quy định. Trường hợp chứng quyền bị hủy niêm yết do chứng khoán cơ sở bị hủy niêm yết thì ngày trade cuối cùng sẽ trùng với ngày giao dịch cuối cùng của chứng khoán cơ sở. 

Ngày đáo hạn (Expiry day): Đây là ngày sẽ được ấn định từ ngày phát hành và chứng quyền sẽ không có khả năng giao dịch vào ngày đáo hạn. 

Ngày thanh toán (Settlement date): Là ngày nhà đầu tư được chia lợi nhuận nếu tổ chức phát hành chứng quyền hoạt động có lãi trong thời gian qua. 


Cổ phiếu chứng quyền là một phương thức đầu tư tiềm năng nhưng cũng cần đến rất nhiều kinh nghiệm
Cổ phiếu chứng quyền là một phương thức đầu tư tiềm năng nhưng cũng cần đến rất nhiều kinh nghiệm

5. Có nên mua cổ phiếu chứng quyền không?

Câu hỏi có nên mua cổ phiếu chứng quyền không được rất nhiều người đặt ra, để tìm được câu trả lời thì nhà đầu tư có thể xem xét các khía cạnh sau:

Tiềm năng khi đầu tư chứng quyển

Các chuyên gia đã đánh giá việc đầu tư vào chứng quyền luôn có lợi nhuận cao. Đây là một kênh đầu tư tiềm năng nhưng không dành cho mọi nhà đầu tư, chủ yếu các nhà đầu tư có kinh nghiệm mới tham gia vào đầu tư cổ phiếu chứng quyền. Một số lợi ích khi mua cổ phiếu chứng quyền có thể kể đến như sau: 

- Vốn đầu tư và chi phí giao dịch ở mức thấp có thể chấp nhận được

- Nhà đầu tư có thể kiếm được lợi nhuận lớn mà không bị hạn chế theo cung cầu của thị trường, đồng thời, nhà đầu tư có thể tính toán được những khoản lỗ bằng những phân tích của thị trường. 

- Một thay đổi nhỏ về giá của tài sản cũng khiến cho giá chứng quyền thay đổi theo. 

- Quá trình giao dịch và thanh toán chứng quyền khá đơn giản cũng giống như giao dịch cổ phiếu trên sàn chứng khoán. 

- Đầu tư chứng quyền là công cụ phòng ngừa rủi ro, khi thị trường bị ảnh hưởng bởi những tác động thì việc mua chứng quyền là công cụ phòng ngừa vì bị ảnh hưởng rất ít nếu xảy ra biến động. 

- Nhà đầu tư nước ngoài có quyền mua chứng quyền và kiếm nguồn lợi lớn từ những công ty có hoạt động tốt và không bị giới hạn về những cổ phiếu chứng quyền muốn mua. 

Rủi ro đầu tư chứng quyền

Bên cạnh những lợi ích thì đầu tư chứng quyền vẫn có những rủi ro mà nhà đầu tư cần phải lường trước như sau:

- Chứng quyền có thể bị hủy hoặc bán lại bởi chính tổ chức phát hành và điều này sẽ làm ảnh hưởng đến giá chứng quyền và quyền lợi của nhà đầu tư. 

-Trong một số trường hợp thì công ty phát hành không có khả năng thanh toán cho nhà đầu tư nên họ cũng có thể phải đối mặt với những rắc rối. 

- Trường hợp tổ chức phát hành cổ phiếu chứng quyền ngừng hoạt động, gặp khó khăn tài chính, giải thể, phong tỏa... thì chứng quyền mà nhà đầu tư mua cũng sẽ bị hủy theo. 

- Giá chứng quyền phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá chứng khoán cơ sở, thời gian còn lại của chứng quyền, cổ tức của chứng khoán... Nếu như giá chứng khoán cơ sở thay đổi thì giá của chứng quyền cũng biến động theo.  

- Không phải lúc nào chứng quyền cũng mang lại lợi nhuận cao và không phải lúc nào chứng quyền cũng được bán một cách thuận lợi. Vì thế, nhà đầu tư cần phải theo dõi sát sao thị trường để có những điều chỉnh phù hợp. 

- Nếu tổ chức phát hành thay đổi cấu trúc doanh nghiệp, bị phá sản hay mua lại… liên quan tới quyền lợi khi mua chứng quyền thì tổ chức phát hành sẽ lựa chọn những chứng quyền khác phù hợp với điều kiện hơn, trong khi người sở hữu sẽ không có quyền yêu cầu tổ chức phải thực hiện những quyền liên quan tới chứng quyền.

- Nếu tổ chức phát hành tham gia vào nhiều hoạt động có khả năng gây ra mâu thuẫn quyền lợi với người sở hữu chứng quyền thì họ không bắt buộc phải công bố thông tin liên quan tới các hoạt động này cho người nắm giữ. Việc phát hành và niêm yết các chứng quyền khác có khả năng ảnh hưởng đến giá chứng quyền. 

- Tổ chức phát hành không thể cam kết việc bảo mật tuyệt đối với thông tin của nhà đầu tư, nên trong một số trường hợp các thông tin của nhà đầu tư sẽ bị lộ. 

- Cổ phiếu chứng quyền có tính chất phức tạp nên không hợp với những nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Chỉ những nhà đầu tư có kiến thức vững chắc và kinh nghiệm thì mới nên tham gia vào việc mua bán cổ phiếu chứng quyền. 

6. Kinh nghiệm để mua chứng quyền hiệu quả

Theo nhận xét của nhiều chuyên gia tài chính thì chứng quyền là sản phẩm nghiêng về tính đầu cơ nên tránh mua khi chứng quyền sắp đến ngày đáo hạn. Một số chứng quyền sắp đáo hạn hoặc đang ở trạng thái lỗ rất có thể sẽ về mức 0 nên rất khó lường. Do đó, chỉ chọn những loại chứng quyền dài hạn, đồng thời, xác định xu hướng của thị trường khi có giá cao và mức độ an toàn. Một số kinh nghiệm quý giá để mua chứng quyền hiệu quả:

Xác định tình trạng chứng quyền

- Chứng quyền có lãi: Nên chọn những loại chứng quyền có giá đáo hạn cao hơn giá thực hiện cùng với phí mua chứng quyền thì mới có lãi. 

- Chứng quyền lỗ: Chứng quyền lỗ khi giá đáo hạn nhỏ hơn giá thực hiện cùng với chi phí mua ban đầu. 

- Chứng quyền hòa vốn: Đây là trường hợp hai mức giá trên bằng nhau.

Trau dồi kiến thức về chứng quyền

Trước khi thực hiện mua bán chứng quyền nhà đầu tư cần tìm hiểu kĩ về công ty phát hành, giá của loại chứng quyền đó. Đồng thời, phải bỏ thời gian để tìm hiểu về các khái niệm liên quan đến chứng quyền trên thị trường chứng khoán.


 
 

Cổ phiếu chứng quyền là một “miếng bánh” được nhiều nhà đầu tư ưa mạo hiểm yêu thích. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần phải tìm hiểu kĩ càng những thông tin liên quan đến cổ phiếu chứng quyền trước khi quyết định đầu tư và thực hiện giao dịch. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

TP.HCM: Hơn 12.000ha đất dân cư xây dựng mới vẫn chờ hướng dẫn

Bình Phước sắp có Khu đô thị Suối Cam rộng hơn 2.000ha

Hà Nội: Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lĩnh Nam dài 3,4km sẽ khởi công tháng 6/2025

Dòng tiền đang đổ mạnh vào phân khúc biệt thự, nhà liền kề

Hà Nam: Dự án khu đô thị gần 4.800 tỷ chính thức về tay liên danh Taseco Land

Hải Phòng sẽ có sân bay quốc tế Tiên Lãng 10.000 tỷ, "chia lửa" cho sân bay Nội Bài và Cát Bi

Quảng Nam thanh tra 6 dự án bất động sản tại Phú Ninh, Duy Xuyên, Quế Sơn

Tin mới cập nhật

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Địa phương có thể điều chỉnh giá khởi điểm đấu giá đất nếu thấy không phù hợp

2 ngày trước

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

2 ngày trước

Nới rộng đối tượng mua NOXH miễn đáp ứng đủ điều kiện

2 ngày trước

Dự án 275 Nguyễn Trãi: Hoàng Huy khẳng định đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính

2 ngày trước

Bảng giá đất điều chỉnh ở TP. HCM dự kiến cao nhất 687 triệu đồng

2 ngày trước