meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhộn nhịp cuộc đua thịt heo sạch trong nước: Hết “heo ăn chuối” giờ có thêm “heo ăn chay”

Thứ năm, 27/10/2022-14:10
Đối với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, họ có 2 rào cản lớn cần phải vượt qua, bao gồm sự cạnh tranh từ những công ty đã có sẵn thị phần, đồng thời đảm bảo được hệ thống nhà máy, trang trại khép kín kể từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đến phân phối và cung cấp thịt thành phẩm ra thị trường. 

Cuộc đua nhộn nhịp khi thêm một “ông lớn” gia nhập

Ngày 26/10 tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) đã chính thức công bố thương hiệu thịt “heo ăn chay” BaF Meat và ngay lập tức thu hút được nhiều sự chú ý. Điều này đồng nghĩa với việc, thị trường lại có thêm một doanh nghiệp tiềm lực lớn tham gia vào cuộc đua thịt sạch theo mô hình 3F (Feed - Farm - Food), khép kín từ việc sản xuất thức ăn chăn nuôi, trang trại theo quy mô công nghiệp cho đến chế biến cũng như đưa thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng. 

Ông Trương Sỹ Bá - Chủ tịch HĐQT của BAF cũng khẳng định với các nhà đầu tư rằng: “Ăn thịt heo ngày xưa ngon hơn, ngày nay điều kiện kinh tế tốt hơn nên mình ăn không còn thấy ngon nữa? Thế nhưng, bản chất không phải vậy. Với việc đầu tư bài bản, tôi có thể khẳng định heo BaF là ngon nhất Việt Nam và đang tiệm cận về mức độ ngon ngày xưa”. 


Ngày 26/10 tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) đã chính thức công bố thương hiệu thịt “heo ăn chay” BaF Meat và ngay lập tức thu hút được nhiều sự chú ý
Ngày 26/10 tại TP.HCM, Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán: BAF) đã chính thức công bố thương hiệu thịt “heo ăn chay” BaF Meat và ngay lập tức thu hút được nhiều sự chú ý

Năm 2021, giá trị thị trường ngành thịt Việt Nam ước tính khoảng 8,9 tỷ USD, theo như bộ phận phân tích của Công ty Chứng khoán VNDirect. Điều này cho thấy, thịt heo chính là một loại thực phẩm thiết yếu đối người tiêu dùng Việt Nam, chiếm đến 66% tổng lượng tiêu thụ và xếp cả trên gia cầm cùng với thịt bò. Trong năm nay, lượng tiêu thụ thịt heo ở Việt Nam được dự báo sẽ đạt khoảng 3,4 triệu tấn, trong giai đoạn 2022-2030 sẽ tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng kép lên đến hơn 3%/năm. 

Tuy nhiên, ông Bá cũng cho rằng, đối với thị trường màu mỡ này trước khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện, các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đang chiếm khoảng 70% lượng thịt heo cung ứng ra thị trường. Trong khi đó, 30% còn lại thuộc về những doanh nghiệp chăn nuôi quy mô công nghiệp. Theo ông, dịch bệnh là thách thức nhưng cũng chính là cơ hội hiếm có với những doanh nghiệp chăn nuôi bài bản và khép kín, đảm bảo an toàn khi những hộ gia đình không có được khả năng tái đàn sau dịch. Việc chăn nuôi công nghiệp cũng ngày càng chiếm tỷ trọng lớn hơn và trở thành một xu thế tất yếu. 

Dù thế, nhiều doanh nghiệp lớn vẫn dừng lại ở việc bán thịt heo hơi ra thị trường và chưa trực tiếp đầu tư nhà máy giết mổ hay xây dựng thương hiệu thịt heo riêng để phân phối đến người tiêu dùng. Chủ tịch BAF cho biết, đến 90% thịt heo trên thị trường thời điểm hiện tại vẫn đang được giết mổ thủ công, sau đó thông qua các chợ đầu mối và chợ dân sinh để đến tay người tiêu dùng.
Trong bối cảnh thịt heo có thương hiệu tại Việt Nam mới chỉ chiếm được 10% tổng lượng thịt heo tiêu thụ, theo như dự báo của đơn vị nghiên cứu thị trường Ipsos, phân khúc này có thể tăng trưởng bình quân từ 10 cho đến 15%/năm. Do đó, dù sân chơi thịt heo 3F đã xuất hiện nhiều “ông lớn” nhưng theo VNDirect, thị trường này vẫn rất tiềm năng. Cụ thể, VNDirect nhìn nhận: “Khi thu nhập, kiến thức dinh dưỡng và nhận thức về sức khỏe của người tiêu dùng Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là sau ảnh hưởng của dịch tả châu Phi và dịch Covid-19, nhu cầu sử dụng thịt sạch cũng sẽ tăng lên. Xu hướng đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực thành thị, nhờ sự phổ biến của kênh thương mại hiện đại giúp người tiêu dùng dễ dàng chuyển từ mua thịt ở chợ sang tiếp cận với thịt sạch có thương hiệu và rõ nguồn gốc”.

Muốn thành công phải có được nét riêng

Ông Trương Sỹ Bá thừa nhận, thị trường chăn nuôi Việt Nam đang cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Theo đó, những doanh nghiệp nước ngoài như CP, CJ hiện đang chiếm đến 70% thị phần chăn nuôi heo chuyên nghiệp, 30% còn lại là các doanh nghiệp nội chia nhau. Do đó, nếu muốn tham gia vào lĩnh vực này, các doanh nghiệp Việt phải có được con đường riêng. 


Trước đó, HAGL của bầu Đức cũng đã công bố ra mắt thương hiệu “heo ăn chuối” BaPi
Trước đó, HAGL của bầu Đức cũng đã công bố ra mắt thương hiệu “heo ăn chuối” BaPi

Trước đó, HAGL của bầu Đức cũng đã công bố ra mắt thương hiệu “heo ăn chuối” BaPi. Từ lâu, doanh nghiệp phố núi này đã trồng chuối xuất khẩu, đến nay đã sử dụng chuối thải để làm thức ăn cho heo. Bầu Đức cho rằng, với lợi thế “cây nhà lá vườn” này, HAGL có thể chủ động được nguồn thức ăn chăn nuôi, giúp tiết kiệm được chi phí và giá thành cũng thấp hơn nhiều so với những doanh nghiệp chăn nuôi khác. 

Đối với BAF, dù mới được thành lập vào năm 2017 nhưng doanh nghiệp này lại là một mảnh ghép trong hệ sinh thái thuộc Tập đoàn Tân Long - doanh nghiệp chuyên nhập khẩu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi thuộc sở hữu của doanh nhân Trương Sỹ Bá. Nhờ sự hỗ trợ của Tân Long, BAF dễ dàng tiếp cận nguồn nguyên liệu đầu vào sản xuất thức ăn chăn nuôi với giá cả ổn định và hợp lý. Nhờ vậy, chi phí thức ăn chăn nuôi của BAF cũng thấp hơn từ 10 cho đến 15% so với các đối thủ cạnh tranh.

Cuộc chiến không cân sức giữa các ông lớn

Các chuyên gia phân tích của VNDirect cũng lưu ý, thương hiệu mới có thể thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhờ sự đặc biệt, nhưng để cạnh tranh với các thương hiệu lớn đã có mặt trên thị trường thịt sạch từ trước, bài toán này không hề đơn giản.

Thời điểm hiện tại, CP Việt Nam - công ty con của Tập đoàn CP Thái Lan đang đứng đầu thị trường thịt heo với thị phần ước tính trong khoảng từ 17 đến 18%. Những sản phẩm của “ông lớn” này có độ phủ sóng rộng rãi, xuất hiện ở hầu hết các siêu thị lớn và các cửa hàng bán lẻ trên toàn quốc. 


Hiện tại, BAF của ông Trương Sỹ Bá đang chọn cách phân phối sản phẩm “thịt heo chay” độc quyền thông qua hệ thống hơn 300 điểm bán thuộc một thành viên trong hệ sinh thái Tân Long
Hiện tại, BAF của ông Trương Sỹ Bá đang chọn cách phân phối sản phẩm “thịt heo chay” độc quyền thông qua hệ thống hơn 300 điểm bán thuộc một thành viên trong hệ sinh thái Tân Long

Một cái tên cũng đáng chú ý không kém là Meat Deli. Thương hiệu này thuộc về Masan Meatlife - công ty thành viên thuộc tập đoàn Masan, là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất thịt mát. Thương hiệu thịt mát của Masan ra mắt vào cuối năm 2019, sở hữu lợi thế phủ khắp hệ thống siêu thị của Masan và ước tính thương hiệu đang giành được 2-3% thị phần.

Ngoài ra còn có Dabaco - một trong các doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi công nghiệp đầu tiên tại Việt Nam, sở hữu vị thế vô cùng vững chắc ở khu vực miền Bắc. Kể từ năm 2010, ông lớn này đã phát triển đầy đủ mô hình kinh doanh 3F. Thời điểm hiện tại, Dabaco đang nằm trong top 10 nhà sản xuất hàng đầu trong chuỗi giá trị thịt heo cùng với gia cầm trên thị trường.

Đối với những doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, họ có 2 rào cản lớn cần phải vượt qua, bao gồm sự cạnh tranh từ những công ty đã có sẵn thị phần, đồng thời đảm bảo được hệ thống nhà máy, trang trại khép kín kể từ khâu sản xuất thức ăn chăn nuôi cho đến phân phối và cung cấp thịt thành phẩm ra thị trường. Hiện tại, BAF của ông Trương Sỹ Bá đang chọn cách phân phối sản phẩm “thịt heo chay” độc quyền thông qua hệ thống hơn 300 điểm bán thuộc một thành viên trong hệ sinh thái Tân Long. Trong khi đó, bầu Đức cũng chọn cách liên doanh phát triển chuỗi siêu thị, phục vụ cho việc bán thịt heo của tập đoàn.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

2 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

4 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

5 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

5 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

5 ngày trước