Bầu Đức liệu có "đu đỉnh" khi thịt heo giảm giá liên tục?
BÀI LIÊN QUAN
Ông Đoàn Nguyên Đức (bầu Đức): Tôi nói thật làm thật, chúc mừng HAGL thoát nạn!Người thực hiện hóa ý tưởng Heo ăn chuối của Bầu Đức: Trong tương lai sẽ có thêm Gà đi bộ ăn chuốiHAGL của Bầu Đức chính thức bán thương hiệu Heo ăn chuối BapiTheo Nhịp sống thị trường, sau chuỗi tăng nóng, giá thịt heo hơi đã giảm liên tiếp trong suốt tuần qua. Và tính đến ngày 30/9/2022, giá heo hơi đã tiếp tục giảm khoảng 1.000 - 3.000 đồng/kg ở nhiều tỉnh thành trên cả nước. Đến hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh đã giao động trong khoảng 51.000 - 61.000 đồng/kg, so với mức đỉnh gần nhất giảm 15%.
Có thể thấy, giá bán biến động thất thường cùng với rủi ro về nguồn cung khi nhiều hộ đã hạn chế tình trạng tái đàn, tăng đàn cùng chi phí thức ăn tăng đã khiến cho nhà đầu tư cảm thấy khá bất an về ngành cũng như hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp ở trong ngành. Đáng chú ý là với những tay chơi mới gia nhập như Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức hay mới hơn đó là Thaiholdings.
Bầu Đức bán heo cho ai khi mỗi tháng đều đặn thu về trăm tỷ?
Có thể thấy, câu chuyện nuôi heo của Bầu Đức đang gặp rất nhiều nghi ngờ và nó có giống bán phân bò thu 1 tỷ đồng/ngày như thời điểm 7 năm trước hay không?Bầu Đức phải giải bài toán nào khi đặt tham vọng mở 1.000 cửa hàng bán thịt heo ăn chuối?
Để có thể thực hiện tham vọng mở rộng, HAGL sẽ cần khoản vốn lớn. Mặc dù vậy, đây luôn là bài toán khiến cho công ty phải đau đầu trong những năm trở lại đây, đặc biệt là việc giải quyết các khoản nợ.Những doanh nghiệp chăn nuôi theo quy mô công nghiệp vẫn có lãi
Phó phòng Cục chăn nuôi gia súc phía Nam - ông Hồ Mộng Hải chia sẻ tại Tọa đàm trước thềm Triển lãm Vietstock Expo & Forum 2022 rằng, rủi ro của ngành chăn nuôi hiện nay không cao và thị trường nội địa cơ bản đã khống chế được dịch bệnh cũng như nguồn cung cũng không còn lo thiếu hụt. Còn mức giá biến động trong thời gian gần đây thuế nhập khẩu giảm và dự kiến giá ở trong nước sẽ không tăng được nhiều nữa. Chưa kể đến tình hình nguồn cung hiện nay cũng đã ổn định, chính vì thế mà giá bán sẽ không còn nhiều biến động.
Đối với vấn đề lớn nhất đó là giá thức ăn tăng, ông Hải cho rằng, với tình hình hiện tại thì nuôi heo công nghiệp không quá lo ngại và doanh nghiệp vẫn sẽ có lãi. Ở chiều hướng ngược lại, chăn nuôi heo hộ dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh giá giá thành cũng cao hơn nên giá thành nuôi công nghiệp nên đã dẫn đến tình trạng thua lỗ.
Theo tìm hiểu, Cục chăn nuôi hiện nay đang quản lý ngành nên theo dõi thị trường hàng tuần và liên tiếp trong nhiều năm liền để từ đó có đánh giá thị trường cũng như điều phối cung cầu cho phù hợp. Và trong bức tranh dài hơi, đại diện của Cục cho hay, thịt heo chiếm 70% tổng nhu cầu tiêu thụ thịt hàng năm của người Việt Nam. Mặc dù vậy thì trong 2 năm trở lại đây, người tiêu dùng đã chuyển sang ăn thịt gia cầm nhiều hơn đã dẫn đến tỷ trọng tiêu thụ thịt heo giảm chỉ còn 62% tổng nhu cầu nhưng vẫn còn chiếm thị phần khá lớn. Ngoài ra, các nước khu vực Châu Á ví dụ như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia,… ghi nhận cũng tiêu thụ thịt heo nhiều.
Có thể thấy, giá heo một năm sẽ có 3 chu kỳ chính, đó là giá heo sẽ tăng vào cao điểm lễ tết, giá heo giảm trong tháng Ngâu (Tháng 7 âm lịch) bởi người dân hạn chế ăn thịt và các ngày lễ của Campuchia cũng đã tác động làm tăng giá heo ở trong khu vực (ghi nhận lớn nhất chính là lễ hội Chol Chnam Thmay mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer được diễn ra trung tuần tháng 4).
Giám đốc Khu vực Asean, Tập đoàn Infoma Market - bà Rose Chitanuwat nói rằng, người chăn nuôi không thể tự tăng giá nên phải có sự phối hợp giữa các bên để có thể điều tiết giá thành sao cho có thể hài hòa lợi ích của cả hai bên. Ở Việt Nam, Tập đoàn đã nhận thấy người nông dân nuôi heo chỉ cho nó sống chứ không chú trọng về chất lượng thịt, chính vì thế mà khó đáp ứng được yêu cầu của quốc tế. Theo cá nhân bà Rose Chitanuwat, ngành cần áp dụng kỹ thuật số vào quy trình để tăng giá trị của ngành, đáng chú ý là phải giảm thiểu được lượng thuốc sử dụng trong ngành chăn nuôi như hiện nay.
Giá heo bị những yếu tố nào tác động?
Xét về đầu vào, Cục chăn nuôi phía Nam nhấn mạnh rằng, việc giá thức ăn chăn nuôi tăng cao và chi phí chi phí logistics tăng,... đã diễn ra trên cả thế giới không riêng ở Việt Nam. Và cách để ứng phó chính là phải tái cơ cấu ngành và tăng năng suất.
Phó Cục Trưởng Cục Chăn nuôi - ông Tống Xuân Chinh cho biết, đợt tăng giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trên thế giới vừa qua là do 3 nguyên nhân chính:
Đầu tiên là xung đột giữa Nga - Ukraine leo thang, trong khi đây chính là hai quốc gia sản xuất lúa mì và ngô, hướng dương lớn nhất trên thế giới.
Thứ hai chính là các nước sản xuất ngô lớn ở Nam Mỹ, Châu Âu cũng chịu tác động bởi biến đổi khí hậu cũng như khủng hoảng năng lượng đã khiến cho chi phí tăng cao.
Cuối cùng chính là dịch bệnh COVID-19 đã gây ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng và nguồn cung nguyên liệu thức ăn chăn nuôi.
Đáng chú ý, tính đến tháng 8/2022, giá đậu tương nhập khẩu trung bình ở mức giá là 751 USD/tấn, so với cùng kỳ năm 2020 tăng gần gấp đôi còn giá ngoo cũng tăng khoảng 90% lên mức 363 USD/tấn - điều này cũng đã đẩy giá thức ăn thành phẩm tăng giá khoảng 30%.
Còn về sản phẩm thay thế, cũng vì giá heo tăng nên việc tiêu thụ gia cầm cũng tăng. Ước tính cho quy mô công nghiệp và giá thành sản xuất là 28.000 đồng/kg gà hơi và bình quân con gà nặng 1,6kg thì thịt gà vẫn đang rẻ hơn thịt heo rất là nhiều. Chính vì thế mà nhu cầu cán cân bằng tự nhiên là heo đắt mà gà rẻ thì người dân tăng qua dùng gà.
Ở chiều hướng khác, trước giờ Việt Nam, Trung Quốc rất ưa chuộng thịt heo, trong khi đó các nước phát triển lại dùng gà cũng như bò nhiều hơn. Đến thời điểm hiện tại, theo xu hướng chung thì người Châu Á có bao gồm Việt Nam cũng đang giảm dùng heo và ngược lại bò trước khi chỉ dọn đám tiệc thì nay phổ biến trong những bữa ăn hàng ngày, thủy sản cũng tăng tiêu thụ.