meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu báo lỗ bất chấp thị trường cà phê phục hồi mạnh

Thứ năm, 09/02/2023-11:02
Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại sau 2 năm giảm mạnh vì Covid-19 và lạm phát sẽ chậm lại trước nỗ lực điều hành lãi suất tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Theo Doanhnhan.vn, giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 đã ghi nhận mức cao nhất nhiều năm qua, bình quân đạt 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021. Đồng thời, thị trường cà phê trong nước cũng biến động mạnh. Giá cà phê nhân xô tại các tỉnh Tây Nguyên cũng được duy trì ở quanh mức 40.000 – 44.000 đồng/kg trong 7 tháng đầu năm. Đến tháng 8, giá cà phê đã tiến đến sát mốc kỷ lục, đạt gần 51.000 đồng/kg, đến các tháng tiếp theo tiếp tục giảm xuống.

Tính đến ngày 31/12, giá cà phê nhân xô ở tỉnh Lâm Đồng chỉ còn 38.600 đồng/kg; ở các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Gia Lai dao động trong khoảng 39.200 – 39.300 đồng/kg, giảm hơn 22% so với mức đỉnh hồi cuối tháng 8, đồng thời giảm 5,3% so với cùng kỳ năm 2021. Nguồn cung cà phê đã được bổ sung từ vụ thu hoạch 2022-2023 cộng thêm triển vọng kém khả quan của nền kinh tế toàn cầu đã gây áp lực giảm giá lên thị trường này trong những tháng cuối năm.


Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 đã ghi nhận mức cao nhất nhiều năm qua, bình quân đạt 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021
Giá xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong năm 2022 đã ghi nhận mức cao nhất nhiều năm qua, bình quân đạt 2.282 USD/tấn, tăng 16% so với năm 2021

Nếu tính theo niên vụ, giá cà phê niên vụ 2021 - 2022 (tính từ tháng 10/2021 đến tháng 9/2022) đã tăng đáng kể so với trung bình 5 năm gần đây. Giá cà phê nội địa trung bình trong niên vụ 2021 - 2022 là khoảng 43.500 đồng/kg, so với vụ trước đã tăng 25% và tăng 17% so với trung bình 5 năm.

Trong năm 2022, xuất khẩu cà phê đạt ngưỡng kỷ lục. Cục Xuất nhập khẩu cho thấy, xuất khẩu cà phê Việt Nam năm 2022 là 1,72 triệu tấn, trị giá 3,94 tỷ USD, tăng 10,1% về lượng và 28,3% về trị giá so với năm liền trước.

Loạt doanh nghiệp báo lỗ

Điều đáng nói, dù giá cà phê phục hồi nhưng nhiều doanh nghiệp lại ghi nhận kết quả kinh doanh đi lùi và thậm chí là thua lỗ.

Cụ thể, doanh thu năm 2022 của Tổng Công ty Cà phê Việt Nam (Vinacafé) là khoảng 1.806 tỷ đồng, so với năm trước đã giảm 10% và tương đương với 97,7% kế hoạch đề ra. Ngoài ra, công ty cũng báo lỗ 19 tỷ đồng. Trong năm 2023, Vinacafé dự kiến sẽ ghi nhận 1.960 tỷ đồng tổng doanh thu cùng 13,5 tỷ đồng lợi nhuận.

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Quốc An - Trưởng ban Kinh doanh Xuất nhập khẩu của Vinacafé chia sẻ với Doanhnhan.vn và cho biết, Tổng công ty trong năm nay sẽ ưu tiên việc phòng thủ hơn: “Trong năm 2023 chúng tôi sẽ không đặt nặng mục tiêu doanh thu, bởi hiện tại thị trường đang có nhiều biến động và rủi ro liên quan đến lạm phát cũng như suy thoái kinh tế. Thay vào đó, chúng tôi sẽ ưu tiên đối với việc quản trị rủi ro”.

Ông An cũng cho biết, giá cà phê nguyên liệu thị trường nội địa cuối năm 2022 chưa tốt dù đang trong mùa thu hoạch. Giá nội địa cùng với các loại chi phí như chế biến, kho bãi và tàu vẫn cao hơn giá xuất khẩu khoảng 3%, do đó công ty chủ yếu thực hiện hợp đồng cũ mà không ký kết thêm hợp đồng mới. Tỷ giá USD vẫn trong tình trạng biến động, gây rủi ro và ảnh hưởng tiêu cực đến giá chào xuất khẩu trong cùng thời điểm.  


Giá nội địa cùng với các loại chi phí như chế biến, kho bãi và tàu vẫn cao hơn giá xuất khẩu khoảng 3%, do đó công ty chủ yếu thực hiện hợp đồng cũ mà không ký kết thêm hợp đồng mới
Giá nội địa cùng với các loại chi phí như chế biến, kho bãi và tàu vẫn cao hơn giá xuất khẩu khoảng 3%, do đó công ty chủ yếu thực hiện hợp đồng cũ mà không ký kết thêm hợp đồng mới

Liên quan đến tình hình sản xuất kinh doanh trong năm qua, ông Đặng Hồng Tuấn - Tổng giám đốc Vinacafe cho biết, năm 2022 đã có nhiều yếu tố bất lợi tác động đến hoạt động kinh doanh và sản xuất của công ty, bao gồm: Sự bất ổn của nền kinh tế thế giới, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, xung đột chính trị giữa Nga - Ukraine ảnh hưởng đến thị trường hàng hóa nông sản, bao gồm cả cà phê. Chưa kể, thời tiết biến động thất thường, hàng loạt các chi phí vật tư phân bón và xăng dầu tăng cao… đã khiến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp giảm sút. 

Một doanh nghiệp khác là Vinacafé Biên Hoà cũng ghi nhận kết quả kinh doanh giảm mạnh trong quý 4 nói riêng, cả năm 2022 nói chung. Trong quý 4/2022, doanh thu của Vinacafé Biên Hoà là 707 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng giảm 47% xuống còn 134 tỷ đồng do hoạt động kinh doanh hàng ngũ cốc cùng với cà phê hòa tan đã giảm. Tính đến ngày 31/12/2022, lượng hàng tồn của công ty là 379 tỷ đồng, tăng 64% so với hồi đầu năm.

Ngoài ra, nhiều công ty khác trong ngành cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2022, bao gồm: Phước An âm 14,2 tỷ đồng; Petec lỗ 2 tỷ đồng và Cà phê Gia Lai âm 25 tỷ đồng)… Nhiều doanh nghiệp chịu cảnh mua giá cao rồi bán giá thấp trong niên vụ cà phê 2021-2022 đã ảnh hưởng đến lợi nhuận dù các con số về xuất khẩu cà phê chung của cả nước đều đạt mức kỷ lục. 

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Intimex - doanh nghiệp xuất khẩu cà phê cao nhất cả nước, cho biết trong 6 tháng đầu vụ, xuất khẩu đã tăng liên tục. Tổng khối lượng là gần 1 triệu tấn và chiếm đến 55% tổng lượng xuất khẩu của cả vụ. Đến 6 tháng cuối năm, lượng xuất khẩu đã giảm xuống đáng kể bởi người dân chỉ bán với mức giá cao. Trong một số tháng cuối vụ, Việt Nam còn phải chịu sự cạnh tranh đến từ hàng robusta Indonesia được chào bán với mức trừ lùi thấp hơn.

Sau giai đoạn tháng 3, giá trừ lùi lại co giảm mạnh, từ hơn 450 USD/tấn xuống 50 USD/tấn. Những nhà xuất khẩu có hợp đồng giao hàng đã phải mua nội địa giá cao, đến cuối vụ không mua được hàng còn phải xin giao hàng trễ. Đồng thời, nhiều nhà xuất khẩu cũng phải nhận khiếu nại về độ ẩm, bị trả hàng hoặc phải đền bù chi phí. 


Nhiều công ty khác trong ngành cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2022, bao gồm: Phước An âm 14,2 tỷ đồng; Petec lỗ 2 tỷ đồng và Cà phê Gia Lai âm 25 tỷ đồng)…
Nhiều công ty khác trong ngành cũng ghi nhận kết quả kinh doanh thua lỗ trong năm 2022, bao gồm: Phước An âm 14,2 tỷ đồng; Petec lỗ 2 tỷ đồng và Cà phê Gia Lai âm 25 tỷ đồng)…

Một trong những doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi tình trạng mua cao rồi bán thấp trong năm 2022 phải kể đến CTCP Thắng Lợi. Trong quý 4/2022, doanh thu công ty tăng gần 3 lần cùng kỳ nhưng lợi nhuận sau thuế lẹt đẹt, chỉ hơn 500 triệu đồng. Sau khi lũy kế cả năm, doanh thu của công ty là 450 tỷ đồng, so với năm trước đã tăng 28% nhưng lợi nhuận sau thuế là 1,2 tỷ đồng, giảm mạnh 80%.  

Cả năm 2022, giá vốn bán cả CTCP Thắng Lợi là 451 tỷ đồng, tăng 32,5% so với năm trước; biên lợi nhuận gộp giảm 3,3 điểm % và đạt gần 4%. Trong khi đó, dù giá vốn giảm gần một nửa so với năm 2021 nhưng doanh thu của CTCP Gia Lai lại thấp hơn giá vốn. Vì thế, công ty lỗ gộp 6,5 tỷ đồng, biên lợi nhuận gộp ở mức  54% trong khi năm 2021 là 6%.

Những tín hiệu tích cực đầu năm mới

Trong tháng 1/2023, giá cà phê Robusta nội địa đã tăng mạnh khoảng 10% theo giá thế giới, lên 42.200 – 42.800 đồng/kg và tiếp tục duy trì trong những ngày đầu tháng 2. Giá cà phê thế giới cũng tăng khoảng 12%, ở mức 2.053 USD/tấn - 2.016 USD/tấn. Cục Xuất nhập khẩu cho biết, so với cuối năm 2022, giá cà phê Robusta thế giới đã tăng mạnh và đạt mức cao nhất trong 3 tháng. 

Các báo cáo chỉ số kinh tế Mỹ cùng nhiều dữ liệu tích cực đã hỗ trợ cho hầu hết thị trường hàng hóa khi suy đoán Fed có thể chậm lại việc nâng lãi suất USD tại phiên họp điều hành tiền tệ sắp diễn ra đầu tháng 2. Bên cạnh đó, giá cà phê Robusta tăng còn nhờ thông tin sản lượng tồn kho giảm. Theo dự báo của Cục Xuất nhập khẩu, giá cà phê thế giới tiếp tục xu hướng phục hồi nhờ nhu cầu tiêu thụ cà phê toàn cầu gia tăng trở lại sau 2 năm giảm mạnh vì Covid-19 và lạm phát sẽ chậm lại trước nỗ lực điều hành lãi suất tiền tệ của hầu hết các ngân hàng trung ương trên thế giới.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết, theo dự kiến tiêu thụ cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 sẽ tăng hơn 800 nghìn bao, lên mức 167,9 triệu bao. Mức tăng chủ yếu đến từ EU, Mỹ và Brazil. Điều này đồng nghĩa với việc, nguồn cung cà phê thế giới trong niên vụ 2022-2023 sẽ vượt nhu cầu khoảng 4,8 triệu bao. Cũng theo dự báo của USDA, xuất khẩu cà phê thế giới trong niên vụ 2022-2023 sẽ giảm 3 triệu bao, xuống còn 116,1 triệu bao. 


Trong tháng 1/2023, giá cà phê Robusta nội địa đã tăng mạnh khoảng 10% theo giá thế giới, lên 42.200 – 42.800 đồng/kg và tiếp tục duy trì trong những ngày đầu tháng 2
Trong tháng 1/2023, giá cà phê Robusta nội địa đã tăng mạnh khoảng 10% theo giá thế giới, lên 42.200 – 42.800 đồng/kg và tiếp tục duy trì trong những ngày đầu tháng 2

Tuy nhiên, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) lại giữ nguyên dự báo về sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2022-2023 ở mức 167,2 triệu bao, giảm 2,1% so với con số 170,8 triệu bao của niên vụ trước. Cũng trong niên vụ này, tiêu thụ cà phê thế giới được dự báo tăng 3,3%, lên mức 170,3 triệu bao. Do đó, dự kiến tiêu thụ sẽ vượt sản xuất khoảng 3,1 triệu bao. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp vẫn tỏ ra khá quan ngại trước triển vọng ngành trong năm nay. 

Theo ông Đỗ Hà Nam, lượng cà phê xuất khẩu trong niên vụ 2022-2023 dự báo sẽ giảm mạnh vì lượng hàng tồn kho từ niên vụ 2021-2022 là không đáng kể. Trong khi đó, Hiệp hội Cà phê- Cacao Việt Nam (VICOFA) dự kiến, sản lượng trong niên vụ 2022-2023 sẽ giảm khoảng 10-15% so với niên vụ trước, xuống khoảng 1,47 triệu tấn do diện tích trồng cà phê có xu hướng giảm trong bối cảnh người dân đang dần chuyển sang các cây trồng khác hiệu quả hơn.

Thế nhưng ông Nam vẫn nhận định, Việt Nam vẫn có lợi thế cạnh tranh so với robusta Brazil nhờ tỷ lệ hàng đạt tiêu chuẩn đối với tỷ lệ nhiễm thuốc Glyphosate của cà phê Việt Nam đang được đánh giá ở mức tốt. EU hiện nay cũng đang cảnh báo về việc tiếp tục siết chặt yêu cầu này trong các năm tiếp theo.
 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Diễn biến mới nhất tại dự án Khu đô thị quy mô 154ha, tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng của Ecopark tại Hà Tĩnh

Hà Nội thêm một cầu vượt sông Hồng chuẩn bị khởi công

"Ông lớn" Hà Lan và Ấn Độ chạy đua đầu tư vào dự án cảng biển lớn nhất miền Trung

Tin mới cập nhật

Bất động sản có lợi suất đầu tư cao nhất giai đoạn vừa qua, thời gian tới liệu còn tiềm năng?

1 ngày trước

Châu Âu ấp ủ xây dựng các trung tâm dữ liệu mới trên quỹ đạo

1 ngày trước

Cải tạo chung cư cũ: Ưu tiên phương án người dân tự thoả thuận với doanh nghiệp

1 ngày trước

Cổ đông cá nhân chính thức không được sở hữu quá 3% vốn điều lệ tại ngân hàng

1 ngày trước

Nhức nhối doanh nghiệp nợ thuế quá hạn, có những khoản chây ỳ tới 30 năm

1 ngày trước