meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Việt Nam xuất khẩu gạo sang EU năm 2022 tăng 48%, vượt hạn ngạch của EVFTA

Thứ ba, 31/01/2023-10:01
Trong năm 2022, Việt Nam đã xuất khẩu 94.510 tấn gạo sang thị trường Liên minh châu u (EU), so với năm 2021 tăng 48% và vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo như cam kết từ Hiệp định EVFTA. Cùng với nhu cầu ở mức cao thì EU cũng sẽ tiếp tục là thị trường nhiều tiềm năng với doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam trong năm 2023.

Xuất khẩu gạo sang thị trường EU vượt hạn ngạch của EVFTA

Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, số liệu của Tổng cục Hải Quan, năm 2022 là một năm khá thành công với ngành gạo của Việt Nam khi xuất khẩu mặt hàng lương thực này mang về gần 3,5 tỷ USD, mức cao nhất trong thời gian 10 năm trở lại đây. 

Ngoài việc duy trì đà tăng trưởng ở các thị trường truyền thống gạo Việt còn tiến hành mở rộng thị phần ở những thị trường khó tính và đòi hỏi cao về chất lượng. 

Điển hình chính là thị trường EU, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường này ở trong năm 2022 đạt mức 94.510 tấn với trị giá gần 65 triệu USD, so với năm 2021 tăng 48% về lượng và tăng 45,5% về trị giá.


Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU năm 2016 - 2022
Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang EU năm 2016 - 2022

Con số này cũng đã vượt hạn ngạch 80.000 tấn/năm mà EU dành cho Việt Nam theo đúng cam kết từ Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). Đồng thời thì đây cũng chính là khối lượng xuất khẩu cao nhất của ngành gạo Việt Nam vào thị trường EU trong nhiều năm qua. 

Thời điểm trước đây, Việt Nam xuất khẩu vào thị trường EU cũng đã phải chịu mức thuế khá là cao và rất khó có thể cạnh tranh với các nước khác được phân bổ hạn ngạch thuế như là Thái Lan, Ấn Độ, Pakistan cùng các nước kém phát triển đã được miễn thuế cũng như không bị áp dụng hạn ngạch như Lào, Campuchia và Myanmar.

Mặc dù vậy thì cơ hội để cho gạo Việt có thể gia tăng được sự hiện diện ở EU cũng đã trở nên mở rộng hơn từ khi khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực tính từ tháng 8/2020.

Cũng theo cam kết của EVFTA thì EU cũng dành cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn gạo mỗi năm bao gồm 30.000 tấn gạo xay xát, 20.000 tấn gạo chưa xay xát cùng 30.000 tấn gạo thơm. EU cũng sẽ tự do hóa hoàn toàn đối với mặt hàng gạo tấm và giúp cho Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 100.000 tấn vào thị trường này mỗi năm. 

Cũng kể từ khi EVFTA có hiệu lực thì gạo chính là một trong những mặt hàng tận dụng tốt nhất các ưu đãi thuế quan với tỷ lệ sử dụng ℅ gần như là 100%. 


Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2022
Cơ cấu chủng loại gạo xuất khẩu của Việt Nam sang EU năm 2022

Song song với ưu đãi thuế quan từ Hiệp định EVFTA thì xuất khẩu gạo sang thị trường EU còn được thúc đẩy bởi nhu cầu tăng cao từ khu vực ở trong bối cảnh hạn hán đã ảnh hưởng một cách tiêu cực đến sản xuất mặt hàng lúa gạo của châu  u khiến cho nhiều nước phải tìm kiếm nguồn cung từ bên ngoài. 

Trái lại thì một số quốc gia trong khu vực EU cũng có xu hướng nhập khẩu gạo nhiều hơn với mục đích là thay thế cho nguồn cung lúa mì bị sụt giảm bởi cuộc xung đột Nga - Ukraine. 

Italy là nước sản xuất lúa gạo lớn nhất châu  u cũng đã nhập khẩu kỷ lục 32.017 tấn gạo từ Việt Nam trong năm 2022, so với năm 2021 tăng 3,9 lần.

Bên cạnh đó thì lượng gạo xuất khẩu sang thị trường Đức cũng tăng 9,6% (đạt mức 15.622 tấn), Hà Lan ghi nhận tăng 31,4% (đạt mức 13.040 tấn), Thụy Điển tăng 61,9% (đạt mức 4.804 tấn), Bỉ ghi nhận tăng 42,4%,... Còn một số thị trường khác cũng ghi nhận tăng rất mạnh như là Tây Ban Nha ghi nhận tăng gấp 3 lần còn Rumani và Slovakia ghi nhận tăng 18 lần. 

Theo ghi nhận, xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường EU trong thời gian quan cũng đã phần nào cho thấy được chất lượng gạo của Việt Nam đang ngày càng được cải thiện cũng như đáp ứng được các yêu cầu khắt khe từ thị trường. 

Còn về chủng loại thì gạo thơm (Jasmine, DT8, ST24, ST25...) cũng đã tiếp tục là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất của Việt Nam vào EU trong năm 2022 với khối lượng ghi nhận lên đến 38.818 tấn và chiếm hơn 41% tỷ trọng. 

Xếp thứ hai đó chính là gạo Nhật đạt 24.140 tấn, chiếm 25,5%; kế đến là gạo trắng ghi nhận 21.358 tấn, chiếm 22,6% và còn lại là gạo nếp cùng nhóm gạo dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe như là gạo lứt, gạo hữu cơ, gạo huyết rồng. 

Và với đa phần là những loại gạo có giá trị tăng cao thì xuất khẩu gạo của Việt Nam sang thị trường EU ở trong năm 2022 cũng đạt bình quân là 688 USD/tấn, cao hơn 41,4% và so với mức giá xuất khẩu chung ghi nhận là 486 USD/tấn của cả nước.

Năm 2023, EU sẽ tiếp tục tăng nhập khẩu gạo

Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) mới đây cho thấy, sản lượng gạo của EU trong niên vụ năm 2022 - 2023 dự báo cũng sẽ giảm đến hơn 25% so với niên vụ trước và cũng là mức thấp nhất trong thời gian 38 năm tính từ 1984 - 1985. 

Những nhà sản xuất gạo chính ở trong khu vực đó là Italy và Tây Ban Nha ghi nhận chiếm 80% tổng sản lượng và cũng đều trải qua đợt hạn hán nghiêm trọng.


Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối EU năm 2022
Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong khối EU năm 2022

Cũng trong bối cảnh đó thì nhập khẩu gạo của EU cũng dự kiến sẽ tăng lên mức kỷ lục 2,7 triệu tấn trong năm 2023. Và hầu hết gạo nhập khẩu  vào EU đó là loại gạo hạt dài nhưng trong những năm gần đây nhu cầu gạo hạt dài trung bình cũng đang tăng lên. 

Còn theo như số liệu từ Cơ quan Thống kê châu  u (Eurostat) thì EU cũng đã tiến hành nhập khẩu 2,3 triệu tấn gạo từ thị trường ngoại khối trong thời gian 10 tháng năm 2022, so với cùng kỳ năm 2021 tăng 47,2%. Trong đó, Việt Nam xếp thứ 9 về xuất khẩu gạo vào EU, So với năm 2021 tăng 1 bậc. Lượng gạo Việt Nam xuất khẩu vào EU đạt mức 94.714 tấn và chiếm 4,1% thị phần nhập khẩu của khu vực. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường vàng cận Tết: Chính thống đìu hiu, “chợ đen” tấp nập

Hà Nội "ra tối hậu thư" cho dự án NOXH của Liên danh Handico - Viglacera

Vành đai 4 thi công "xôi đỗ": Người dân có tâm lý chờ áp dụng quy định mới

Dự án "treo" 16 năm tại huyện Đan Phượng bị Hà Nội chính thức "khai tử"

Hà Nội duyệt quy hoạch đô thị có trường đua ngựa 420 triệu USD

Bình Định: Lộ diện chân dung nhà đầu tư khu đô thị gần 3.000 tỷ sau nhiều lần thông báo đấu giá

Livestream bán hàng bùng nổ và các cơ hội việc làm dành cho người trẻ

Bất động sản Hòa Bình kỳ vọng "cất cánh" với khu đô thị sinh thái gần 1.500 tỷ

Tin mới cập nhật

Thị trường bất động sản năm 2025: Chủ đầu tư cần tính toán kỹ hơn về giá bán thay vì chạy theo lợi nhuận

1 ngày trước

Nhiều địa phương có thêm các KCN tầm cỡ, tăng cơ hội việc làm cho hàng nghìn lao động

1 ngày trước

TP.HCM: Phân khúc trung cấp chỉ chiếm 10% nguồn cung căn hộ mới năm 2025

1 ngày trước

Hà Nội đẩy nhanh kế hoạch cải tạo tập thể, chung cư cũ: Thị trường sẽ đón nhận nguồn cung lớn ở khu vực trung tâm

1 ngày trước

Mặt bằng, căn hộ nhộn nhịp theo Metro số 1

2 ngày trước