Nhiều doanh nghiệp báo cáo doanh thu tháng 7 phục hồi
BÀI LIÊN QUAN
Loạt doanh nghiệp có tiếng “lãi lớn” nhờ doanh thu tài chính và lợi nhuận bất thường6 tháng đầu năm 2023, lĩnh vực bất động sản nghỉ dưỡng mang về cho CEO Group bao nhiêu doanh thu?Tay ngang lấn sân vào lĩnh vực bất động sản, các “ông lớn” ngoài ngành ghi nhận doanh thu tăng vọtNhịp Sống Thị Trường thông tin, trong thời gian qua việc kinh tế toàn cầu phải đối mặt với suy thoái, hệ lụy từ cuộc chiến tranh giữa Nga và Ukraine và dịch bệnh Covid-19… đã đẩy các doanh nghiệp vào tình thế khó khăn chưa từng có. Đặc biệt là nhóm bán lẻ trong nửa đầu năm nay đối mặt với nhiều áp lực vì sức mua giảm, trong khi đó nhóm thủy sản và dệt may cũng không khá khẩm hơn là bao khi phải chịu tác động mạnh do nhu cầu quốc tế đi xuống và đơn hàng xuất khẩu bị đứt đoạn.
Tuy nhiên, một vài tia sáng đầu tiên đã xuất hiện trong tháng 7/2023. Điều này được thể hiện rõ nét qua kết quả kinh doanh của một số doanh nghiệp đã ghi nhận sự tăng trưởng ấn tượng so với tháng 6.
Tín hiệu tích cực từ nhóm xuất khẩu
Mới đây, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) đã công bố tình hình sản xuất kinh doanh của tháng 7 năm nay. Theo đó, doanh thu của công ty là 782 tỷ đồng, so với tháng 6 đã tăng 11,5% và nhích nhẹ 2% so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, Đầu tư và Thương mại TNG đã lấy lại được đà tăng trưởng doanh thu khi thị trường này vượt qua được “mức đáy” của khó khăn.
Sau khi lũy kế 7 tháng đầu năm, doanh thu của TNG là 4.116 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 3%, tương ứng với mức tăng 109 tỷ đồng. Được biết, chiếm đến 98% cơ cấu doanh thu của Đầu tư và Thương mại TNG là xuất khẩu, còn lại 2% là tiêu thụ nội địa. Đáng chú ý, trong số những thị trường xuất khẩu thì top 3 khách hàng lớn nhất của TNG là Mỹ (chiếm 47% tỷ trọng doanh thu), Pháp (chiếm 15% tỷ trọng doanh thu) và Canada (chiếm 8% tỷ trọng doanh thu). Được biết, Đầu tư và Thương mại TNG thời điểm hiện tại đang vận hành 15 nhà máy may, 2 nhà máy phụ trợ cùng 18.000 lao động tại Thái Nguyên.
CTCP Thực phẩm Sao Ta (FMC) - một doanh nghiệp khác trong nhóm xuất khẩu - cũng mới công bố kết quả kinh doanh của quý 7/2023. Theo đó, doanh số chung của Sao Ta trong tháng này là 21,3 triệu USD. So với cùng kỳ năm trước, con số này đã sụt giảm khá mạnh nhưng lại tăng 18% so với tháng 6 năm nay.
Trong đó, sản xuất tôm thành phẩm của Sao Ta đạt 2.338 tấn, so với cùng kỳ năm trước đã tăng 33%. Ngoài ra, sản xuất nông sản thành phẩm giảm 46% so với cùng kỳ và đạt 2.531 tấn. So với cùng kỳ, sản lượng tiêu thụ nông sản thành phẩm đã giảm 38% và đạt 187 tấn. Đối với tình hình nuôi tôm, Sao Ta chia sẻ, doanh nghiệp đến giữa tháng 7 đã thả giống xong khu mới, trong khi khu cũ cũng đang thả giống vụ hai. Dự kiến việc thả giống sẽ hoàn tất vào ngày 5/8 tới.
Trước đó, các doanh nghiệp thủy sản và dệt may vào thời điểm công bố báo cáo tài chính quý 2/2023 đã cho thấy một bức tranh chỉ toàn gam màu tối.
Nhóm bán lẻ đang dần phục hồi
Đối với nhóm bán lẻ ICT, sức mua trong nước suy yếu cũng khiến các doanh nghiệp trong ngành khốn đốn. Chưa kể, cuộc chiến hạ giá đã khiến cho nhiều công ty thua lỗ trầm trọng.
Thông thường, biên lợi nhuận ở mảng bán buôn sẽ thấp hơn nhiều khi so với mảng bán lẻ. Với CTCP Thế giới Số (Digiworld, DGW), việc kinh doanh đang từng bước hồi phục dù so với cùng kỳ năm trước vẫn còn sụt giảm mạnh. Quý 2/2023, Digiworld ghi nhận lãi ròng 83 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 39% (giai đoạn cao điểm vì người dân tăng mua hậu Covid-19. Tuy nhiên, lợi nhuận của Digiworld so với quý đầu năm đã tăng trưởng 5%.
Dễ dàng thấy được, dù khó khăn vẫn còn nhưng tín hiệu hồi phục đã xuất hiện với Digiworld. Chiều ngày 27/7 vừa qua, tại hội thảo “Connecting to Customers - Ngành hàng tiêu dùng: Đi tìm điểm đổi chiều xu hướng”, ông Đoàn Hồng Việt - Chủ tịch HĐQT Digiworld chia sẻ: “Trong tháng 6, Digiworld cũng như các công ty trong ngành đều đã đạt doanh thu theo tháng ở mức cao nhất kể từ hồi đầu năm. Ước tính, doanh thu tháng 7 còn cao hơn cả tháng 6”.
Theo ông Việt, nếu như xét theo quý thì quý 2 năm nay Digiworld đã ghi nhận mức tăng trưởng khá tốt so với quý đầu năm. Dự kiến quý 2/2023 sẽ có mức tăng trưởng tốt hơn cả quý 2. Đồng thời, ông Việt còn kỳ vọng công ty đến quý 4 năm nay sẽ trở lại chu kỳ tăng trưởng dương.
Chủ tịch DGW cho biết, tình hình chi tiêu của khách hàng trong quý 2 đã có sự phục hồi so với quý đầu năm. Vì thế, kết quả kinh doanh của kỳ này cũng khả quan hơn rất nhiều. Hầu hết các ngành của Digiworld trong quý 2 đều tăng trưởng dương, đặc biệt là ngành hàng điện thoại di động đã tăng 15% còn ngành máy tính xách tay tăng 23%.
Khi dự báo về tình hình kinh doanh nửa cuối năm, ông Việt tự tin cho biết, doanh thu của Digiworld có thể phục hồi so với nửa đầu năm nhờ việc Apple ra mắt iPhone 15 vào tháng 10 cùng với doanh thu máy tính xách tay sẽ cao hơn vào mùa tựu trường. Tuy nhiên, thời điểm “bùng nổ” của DGW sẽ rơi vào nửa cuối năm 2024 nhờ vào cộng hưởng chu kỳ thay mới sản phẩm cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng trưởng khi nền kinh tế tốt hơn.