meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nhập khẩu lạm phát có thể xảy ra trong thời gian tới

Thứ hai, 07/03/2022-14:03
Nguyên nhân xảy ra nhập khẩu lạm phát là khi giá nhập khẩu (giá mua hàng từ nước ngoài) và tỷ giá đồng thời tăng hoặc chỉ tăng mạnh về một yếu tố. Dấu hiệu lạm phát đã xuất hiện dần rõ nét khi kim ngạch nhập khẩu trong hai tháng đầu năm 2022 tăng 15,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, một số mặt hàng lại có số lượng nhập khẩu giảm đi như: sắt thép, phế liệu sắt thép, khí đốt hóa lỏng, than, chất dẻo nguyên liệu, hạt điều,...

Giá dầu thô và lương thực tăng mạnh

Năm 2021 đã không xảy ra tình trạng nhập khẩu lạm phát, tuy nhiên sẽ tích tụ nhiều yếu tố tác động tiêu cực tới sự lạm phát có thể xảy ra trong năm 2022 này. Theo những số liệu tham khảo và các phân tích từ chuyên gia về giá nhập khẩu từng mặt hàng cho thấy, nguyên nhân chủ yếu để kim ngạch nhập khẩu tăng cao là do giá nhập khẩu tăng cao chứ không hoàn toàn do số lượng. Hơn nữa, số lượng nhập khẩu một số sản phẩm phục vụ sản xuất toàn quốc đang có dấu hiệu giảm như: phế liệu sắt thép, hạt điều, than, khí đốt hóa lỏng, sắt thép, kim loại thường khác…


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Tổng cục Thống kê cho biết, ngành công nghiệp toàn quốc ghi nhận chỉ số trong 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng chậm hơn so với cùng kỳ năm trước. Có thể nhận thấy, nhu cầu sử dụng nguyên phụ liệu sử dụng cho việc sản xuất không cao. Trong tháng 1 và tháng 2/2021, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp có mức tăng 5,4%, thấp hơn so với hai tháng đầu năm 2021 với mức 6,8%. Riêng trong tháng 2/2022 ghi nhận mức tăng trưởng chỉ số sản xuất công nghiệp đã giảm so với mức tăng của tháng 1/2022 lẫn cùng kỳ năm 2021. 

Trên thị trường quốc tế tiếp tục ghi nhận mức tăng giá của nhiều loại mặt hàng. Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) trong 2 tháng vừa qua, chỉ số giá lương thực (FFPI) đã tăng 3,9% so với tháng trước, tức 140,7 điểm và tăng 24,1% so với cùng kỳ năm ngoái. Con số này đã cao hơn 3,1 điểm so với con số kỷ lục trước đó vào tháng 2/2011. Ngoài ra, giá dầu thô và khí đốt vẫn liên tục leo thang và chưa có dấu hiệu ngừng lại vì ảnh hưởng từ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine. 

Tiến sĩ Vũ Đình Ánh - chuyên gia kinh tế phân tích về căng thẳng giữa Nga và Ukraine sẽ không ảnh hưởng quá lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, sẽ có những yếu tố gián tiếp tác động một cách tiêu cực đến thương mại Việt Nam với một số đối tác quốc tế. Từ đó khiến nguy cơ nhập khẩu lạm phát tăng cao. Nguyên nhân trực tiếp do cục diện chính trị - quân sự phức tạp giữa Nga và Ukraine cũng như các lệnh trừng phạt từ Mỹ, châu Âu dành cho Nga đã tác động không nhỏ tới 2 thị trường quan trọng là: thị trường lương thực và thị trường nhiên liệu, nguyên liệu.

"Giá dầu thô và lượng thực trong năm 2021 đã tăng mạnh và tiếp tục đà tăng này ngay từ những tháng đầu năm 2022. Riêng Nga đang chiếm 70% nguồn cung phân bón của cả thị trường thế giới, còn Việt Nam đã nhập khẩu 100% phân NPK. Như vậy, Việt Nam nhập khẩu phân bón từ thị trường nào thì cũng khó tránh khỏi hiệu ứng tăng giá nhập khẩu. Những động thái của Mỹ đã tác động lên thị trường khí đốt cũng khiến nguồn cung bị ảnh hưởng một phần. Thực tế, nếu không nhập khẩu dầu từ Nga thì vẫn có nguồn cung từ thị trường quốc gia khác, tuy nhiên giá sẽ bị đẩy lên cao hơn”. - Tiến sĩ Vũ Đình Ánh chia sẻ

Xây dựng giải pháp kiểm soát đồng bộ

Cũng theo ý kiến từ TS. Ánh, nhờ những chính sách kiểm soát hợp lý, cân đối vĩ mô có hiệu quả của Chính phủ nên đã không xảy ra tình trạng nhập khẩu lạm phát trong năm 2021. Tuy nhiên, điều này sẽ tích tụ để gây ra yếu tố tác động tới nhập khẩu lạm phát vào năm 2022. “Áp lực của Việt Nam trong giai đoạn này là việc kiểm soát nhập khẩu lạm phát để tránh gây ảnh hưởng xấu tới lạm phát”. Ông nói


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại - Bộ Công Thương TS. Lê Quốc Phương cho rằng, nhờ nguồn cung các loại mặt hàng vẫn đang dồi dào và nền tảng vĩ mô ổn định giúp tạo ra dư địa để kiểm soát lạm phát. Nhưng bởi sự nới lỏng về những chính sách tiền tệ và tài khóa để hỗ trợ phục hồi kinh tế và địa cầu có thể đã ảnh hưởng xấu tới lạm phát.

TS. Lê Quốc Phương phân tích: “Trong năm 2021, nhờ việc giá nhập khẩu các mặt hàng hầu như đều tăng cao nhưng tỷ giá VNĐ/ USD lại giảm nên đã hạn chế được phần nào nguy cơ lạm phát. Năm 2022 này, tỷ giá khó có cơ hội giảm, thậm chí có thể tăng từ 1 - 2% kéo theo giá nhập khẩu tăng kép bởi 2 yếu tố: tăng giá thị trường và tỷ giá đồng VNĐ giảm đi. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới việc lạm phát, đặc biệt tác động tới tâm lý kỳ vọng lạm phát”. 

Các chuyên gia cũng cảnh báo về nguy cơ lạm phát tăng nhanh và đưa ra những giải pháp tổng hợp đồng bộ để ứng phó sớm với tình trạng này. Cụ thể: Về hoạt động xuất khẩu cần khắc phục sự yếu kém của công nghiệp hỗ trợ, tình trạng gia công, lắp ráp với giá trị tăng trưởng ít; Ngược lại với những mặt hàng có giá trị cao như dầu thô, sắt thép, xơ sợi dệt, hạt điều, hạt tiêu, than,... Còn về nhập khẩu: Phải kiểm soát chặt chẽ nguồn gốc hàng hóa nhập khẩu để ngăn chặn tình trạng “xuất khẩu hộ”; Đưa ra các phương án thay thế thị trường hoặc sử dụng sản phẩm nội địa với một số mặt hàng nhập khẩu tăng giá mạnh như phân bón, đậu tương, các sản phẩm từ cao su,...

Đối với tỷ giá tiền tệ, các chuyên gia đưa ra ý kiến rằng Ngân hàng Nhà nước cần giữ vững các giải pháp điều chỉnh tăng tỷ giá VNĐ/ USD, dù cũng phải tính toán để góp phần khuyến khích xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu, tuy nhiên chỉ nên giao động ở mức trên dưới 1%. Cùng với đó, tiếp tục điều hành tỷ giá thông qua tỷ giá trung tâm nhằm tránh giật cục và bán sát tín hiệu từ thị trường.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

Người Hà Nội ưu tiên chung cư, TP.HCM chọn nhà riêng

Bất động sản bất ngờ dẫn đầu lợi nhuận của quý IV/2024

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

Thị trường chung cư cuối năm: Môi giới liên tục mời bán giá cao nhưng chủ yếu "hỏi để đấy"

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn "nằm im" trong cuộc đua phục hồi

Cho vay mua nhà dự kiến sẽ tăng trưởng 15% trong năm 2025

Hà Nội: Năm 2025 nguồn cung căn hộ bất ngờ giảm nhẹ

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

2 ngày trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

2 ngày trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

2 ngày trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

2 ngày trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

2 ngày trước