Nhân viên marketing là gì? Kỹ năng cần có để thành công trong ngành marketing
BÀI LIÊN QUAN
Neuromarketing là gì? Những ứng dụng đối với sự phát triển của doanh nghiệpUGC là gì? Tại sao UGC là xu hướng marketing hiện đại?Nhân viên marketing là gì?
Trước hết để hiểu được khái niệm “nhân viên marketing là gì?”, chúng ta cần phải hiểu marketing là gì? đây là một hình thức kết nối doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua việc thấu hiểu giá trị sản phẩm với nhu cầu của khách hàng. Bao gồm các hoạt động thu hút khách hàng đến với thương hiệu và duy trì, phát triển mối quan hệ đó.
Nhân viên marketing là những người làm trong lĩnh vực marketing, thực hiện các kế hoạch mà phòng marketing đưa ra để đảm bảo hoạt động Marketing được diễn ra hiệu quả. Họ cũng là người đưa ra những ý kiến, sáng tạo nhằm quảng bá sản phẩm, dịch vụ, hình ảnh và thương hiệu quả doanh nghiệp đến với mọi người.
Mô tả công việc của người làm marketing
Sau khi hiểu định nghĩa “nhân viên marketing là gì?”, thì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về những công việc của một người làm marketing. Công việc của một nhân viên marketing được chia làm nhiều phân mảng nhỏ với nội dung công việc khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung các công việc chính sẽ là thu thập dữ liệu định hình và định tính của doanh nghiệp, phân tích thị trường và nghiên cứu hoạt động của đối thủ. Đồng thời tìm hiểu về những nhu cầu và sự quan tâm của khách hàng.
Ngoài ra, nhân viên marketing còn tổ chức và quản lý các chiến dịch quảng cáo và truyền thông trên các kênh marketing. Bạn cũng cần thiết lập và duy trì mối quan hệ với các đối tác, cơ quan truyền thông và nhà cung cấp dịch vụ có liên quan đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp.
Kỹ năng cần thiết của một nhân viên marketing chuyên nghiệp
Để trở thành một chuyên gia marketing thì ngoài kiến thức chuyên môn được học trong trường bạn cần bổ sung nhiều kỹ năng quan trọng khác như:
Quan sát và lắng nghe
Khả năng quan sát và lắng nghe giúp các nhân viên marketing nắm bắt được tâm lý khách hàng. Từ đó, có thể nắm rõ được mong muốn, nguyện vọng khách hàng, đồng thời cải tiến sản phẩm/dịch vụ, tạo ra những sản phẩm mới bắt kịp xu thế, thỏa mãn nhu cầu khách hàng.
Nhiệt tình và sáng tạo
Những người làm marketing cần có một tư duy nhạy bén cùng với những ý tưởng sáng tạo. Ngoài ra, việc chấp nhận những rủi ro cũng là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của bạn.
Khả năng linh hoạt
Trong kinh doanh, sẽ có nhiều vấn đề bất ngờ hay sự thay đổi nhỏ của thị trường, nền kinh tế, chiến dịch quảng cáo của đối thủ khiến chúng ta phải thay đổi phương án. Là một nhân viên marketing chuyên nghiệp, bạn cần có một khả năng thích ứng linh hoạt, bình tĩnh trong việc xử lý tình huống nhanh chóng.
Kỹ năng làm việc nhóm
Một chiến dịch marketing không thể thành công nếu như chỉ được thực hiện bởi một cá nhân. Bởi vậy khả năng làm việc nhóm là điều vô cùng cần thiết. Bạn cần có khả năng phối hợp với team của mình và các bộ phận khác để có được cái nhìn bao quát tổng thể từ đó đưa ra hướng đi phù hợp, đảm bảo chiến dịch marketing đạt hiệu quả cao nhất.
Kỹ năng giao tiếp
Tầm quan trọng của kỹ năng giao điếp đối với nhân viên marketing là gì? Bạn không chỉ thường xuyên trao đổi khách hàng mà còn phải làm việc đồng nghiệp và các đối tác của công ty khác. Trong cuộc đối thoại, nhân viên marketing cần tạo được những câu chuyện và dẫn dắt khách hàng, chạm đến cảm xúc người mua và làm cho họ thấy thú vị với sản phẩm cũng như dịch vụ của bạn.
Kỹ năng sale
Kỹ năng này tưởng chừng như chỉ cần có ở những nhân viên bán hàng nhưng không, một nhân viên marketing giỏi là có thể làm cho khách hàng nhận ra rằng họ cần mua sản phẩm ngay cả khi từ đầu họ không có ý định đó.
Học ngành marketing ra trường làm vị trí nào?
Khi học chuyên ngành marketing, sinh viên sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức về nắm bắt tâm lý khách hàng và tổ chức phướng án marketing cho doanh nghiệp.
Chính vì vậy, sinh viên sẽ có khả năng để ứng tuyển vào các vị trí như chuyên viên marketing thuộc các bộ phận kinh doanh, bộ phận marketing, bộ phận chăm sóc khách hàng. Vậy thì cụ thể, nhiệm vụ của nhân viên marketing là gì? Sinh viên ra trường có thể làm trong những bộ phận nào?
Quảng cáo (Advertising)
Bộ phận này có nhiệm vụ quảng bá và truyền thông một ý tưởng hay một sản phẩm dịch vụ bằng cách đặt quảng cáo trên các phương tiện truyền thông.
Chăm sóc khách hàng
Marketing có vai trò quan trọng trong việc đưa ra sự hỗ trợ và lời khuyên cho khách hàng. Doanh nghiệp không chỉ cung cấp dịch vụ trước, trong mà còn cả sau khi bán sản phẩm. Dịch vụ tốt khiến khách hàng hài lòng và thậm chí mang lại giá trị vượt xa những gì họ mong đợi.
Phân phối
Phân phối là một phần của chuỗi cung ứng có nhiệm vụ vận chuyển hàng hóa từ kho đến các cửa hàng hoặc siêu thị.
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là một trong những quá trình thu thập và phân tích thông tin quan trọng. Dữ liệu có được sau khi thu thập và phân tích sẽ giúp doanh nghiệp nhận thức rõ hơn về phản ứng của người dùng trước những sản phẩm hay dịch vụ của mình.
Các doanh nghiệp trao đổi, tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu đối thủ cũng chính là đang nghiên cứu thị trường. Điều này sẽ giúp tạo ra nhiều dữ liệu về sản phẩm, khách hàng và thị trường của doanh nghiệp cũng như góp phần cho hoạt động phát triển sản phẩm mới.
Kế hoạch truyền thông
Kế hoạch truyền thông có liên quan chặt chẽ đến chiến lược marketing. Bộ phận này sử dụng các kênh truyền thông tốt nhất để tiếp cận thị trường mục tiêu như internet, TV, radio, báo, tạp chí,…
Định giá sản phẩm
Khi đặt giá, bạn nên tính đến chi phí sản xuất và vận chuyển đồng thời xem xét các đối thủ của mình đang bán với giá bao nhiêu, chất lượng như thế nào. Hầu hết các sản phẩm sẽ không giữ nguyên giá trong thời gian dài vì khả năng chi phí sản xuất thay đổi, tiền lương tăng,... Vì thế mà bạn cần nhận thức được mọi yếu tố ảnh hưởng đến giá cả mọi lúc.
Kinh doanh bán hàng (Sales)
Sales bao gồm việc lập kế hoạch và hỗ trợ đội ngũ bán hàng bằng việc hướng dẫn họ cách thúc đẩy chỉ tiêu bán hàng. Ngoài ra còn tổ chức sắp xếp một kế hoạch làm thế nào để tiếp cận khách hàng tiềm năng hiện có.
Lời kết
Công việc marketing không hề đơn giản, đây là cả một quá trình học tập, làm việc và trau dồi kiến thức kỹ năng. Chúng tôi hy vọng bài viết đã phần nào giải đáp được thắc mắc của các bạn về công việc của một nhân viên marketing là gì? Chúc các bạn sẽ có những định hướng phù hợp nhất cho tương lai.