Nên lựa chọn quản trị kinh doanh hay marketing? Sự giống và khác nhau của hai lĩnh vực này
1. Quản trị kinh doanh là gì?
Quản trị kinh doanh là quá trình thực hiện các hành vi quản trị kinh doanh của người làm chủ để duy trì sự phát triển của doanh nghiệp đưa doanh nghiệp ngày càng tăng trưởng. Quản trị kinh doanh là khi người quản lý sẽ dựa vào tư duy để đưa ra những quyết định có lợi cho công ty bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa hiệu suất, quản lý hoạt động của kinh doanh. Quản trị kinh doanh được chia thành nhiều ngành chuyên khác nhau như quản trị nhân lực, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị kinh doanh tổng hợp, quản trị marketing,..
Ngành học quản trị kinh doanh tại các trường đại học sẽ đào tạo những nhà quản trị cho tương lai. Khi học quản trị kinh doanh bạn sẽ được học những kiến thức cơ bản và phải nắm vững nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty để hiểu được cách hoạt động cơ bản để đưa ra các phương án đúng đắn.
Đối với lĩnh vực này sẽ có hệ thống kiến thức rất rộng vì thế bạn không thể nghiên cứu chuyên sâu bất cứ phòng ban nào mà bắt buộc phải nắm bắt được tất cả các phòng ban đó. Do vậy, sinh viên của ngành quản trị kinh doanh sẽ không chuyên về một lĩnh vực nào đó mà chủ yếu tập trung vào quản trị.
2. Chuyên ngành học của quản trị kinh doanh
Khi học quản trị kinh doanh sẽ có những ngành học riêng để bạn lựa chọn phù hợp với khả năng của bản thân. Nhưng dù học bất cứ ngành nào thì bạn cũng vẫn phải nắm được những kiến thức cơ bản của các ngành khác nằm trong lĩnh vực này.
- Quản trị doanh nghiệp
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp sẽ đào tạo chuyên sâu về khả năng quản lý trong lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức, kỹ năng về quản trị chiến lược và quản trị điều hành các loại hình doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường. Một số môn học nổi bật và là môn học đinh của ngành này như: Quản trị chiến lược, Quản trị dự án, Quản trị văn phòng, Quản trị sản xuất, Tài chính doanh nghiệp, Luật kinh doanh; Quản trị Logistics, Quản trị sản xuất...
- Quản trị kinh doanh khởi nghiệp
Quản trị kinh doanh khởi nghiệp rất phù hợp với những bạn có ý định startup kể cả khi còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Đây được xem là môn học mang đến nguồn thông tin giá trị đối với những cá nhân có đam mê kinh doanh và có tố chất muốn làm chủ và mong muốn thử thách bản thân với những khả năng sẵn có. Một số môn học gắn liền với ngành học này phải kể đến như: Quản trị hộ kinh doanh gia đình, Marketing khởi nghiệp, Khởi tạo khởi nghiệp, Nghệ thuật lãnh đạo, Quản trị nguồn nhân lực, Quản trị chiến lược,...
- Quản trị Logistics
Quản trị Logistics sẽ cũng cấp những kiến thức và kĩ năng thuộc lĩnh vực cung ứng vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ hàng hóa bằng các phương thức vận chuyển khác nhau như đường thủy, đường bộ, đường sắt... Ngành học này sẽ gắn liền với những môn học phổ biến như Tổ chức giao nhận vận tải trong Logistics, Quản trị chuỗi cung ứng, Vận tải hàng không trong Logistics, Quản trị kho hàng và nguyên vật liệu, Quản trị chất lượng...
- Quản trị Marketing
Quản trị Marketing chính là một ngành không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Hiện nay, nhiều sinh viên đang theo học ngành Marketing trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh để có thể hiểu hơn về những hoạt động tiếp thị của một doanh nghiệp. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng quan trọng như việc đánh giá, phân tích, tìm kiếm thị trường mục tiêu đến việc lập kế hoạch cụ thể để thực hiện những yêu cầu của khách hàng với sản phẩm của họ. Qua đó, người học sẽ hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Marketing tới sự phát triển kinh doanh cũng như trong các chiến dịch quảng cáo bá thương hiệu doanh nghiệp.
- Quản trị kinh doanh tổng hợp
Với chuyên ngành Quản trị kinh doanh tổng hợp sinh viên sẽ được học những kiến thức quản trị doanh nghiệp, quản trị học, quản trị dự án, quản trị bán hàng, quản trị tài chính, quản trị sản xuất... Một số môn học gắn liền với ngành quản trị kinh doanh tổng hợp như: Phân tích hoạt động kinh doanh, Quản trị chuỗi cung ứng, Quản trị dự án, Quản trị chất lượng,...
3. Những yếu tố cần thiết nếu muốn học ngành quản trị kinh doanh
Đam mê kinh doanh
Đây là yêu cầu đầu tiên đối với những ai theo học ngành quản trị kinh doanh vì phải có niềm đam mê thì mới theo đuổi được và mong muốn trở thành quản lý cũng như khát vọng làm giàu chân chính. Chỉ khi có đam mê với kinh doanh thì bạn mới có động lực để lĩnh hội những tri thức và bám trụ, tâm huyết với nghề này.
Tính toán thật kỹ những bước đi của mình
Ngày nay thị trường kinh doanh chính là một “chiến trường” mà khi lựa chọn dấn thân theo học ngành này bạn cần phải tính toán thật kỹ những điều mà bạn muốn làm và phải sẵn sàng chấp nhận cả những rủi ro thách thức của thương trường. Đồng thời, bạn luôn phải có những phương án dự phòng để có thể giải quyết những vấn đề phát sinh bất ngờ.
Có kỹ năng quản lý, giao tiếp
Ngành quản trị kinh doanh yêu cầu bạn cần phải có sự tự tin trước đám đông và không ngại phát biểu đưa ra những phương án của bản thân. Đây chính là một cách để rèn cho bạn kỹ năng để trở thành một nhà lãnh đạo trong tương lai. Ngày nay, nếu có năng lực quản trị sẽ giúp bạn dẫn dắt, kiểm soát quản lý những công việc một cách trơn tru cũng như điều chỉnh mối quan hệ giữa các thành viên trong doanh nghiệp thúc đẩy họ phát triển tối đa năng lực của bản thân. Bên cạnh đó kỹ năng giao tiếp cũng hết sức cần thiết khi bạn muốn tham gia vào lĩnh vực quản trị kinh doanh để đàm phán, xử lý tình huống khi tiếp xúc với đối tác và đồng nghiệp.
Luôn sẵn sàng cống hiến và chịu được áp lực công việc
Bất cứ lĩnh vực nào cũng cần phải có áp lực thì mới thúc đẩy con người đạt được thành công, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn phải chấp nhận một khối lượng công việc lớn trong ngành và có thể phải hi sinh cả thời gian riêng của bản thân. Muốn phát triển và gắn bó với ngành này thì bắt buộc bạn phải có niềm đam mê và chịu đựng được áp lực làm việc 24/24 không quản ngày đêm.
4. Marketing là gì?
Marketing là một hệ thống tổng thể các hoạt động của tổ chức để tiếp thị sản phẩm đến với người tiêu dùng thông qua các khâu hoạch định, đặt giá, xúc tiến,phân phối các sản phẩm, dịch vụ, ý tưởng hướng đến việc đáp ứng và quảng bá sản phẩm đến thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu tổ chức đã đặt ra
Marketing là một hình thức không thể thiếu trong kinh doanh để tiếp thị, phát triển thương hiệu theo yêu cầu của khách hàng nhằm quảng bá rộng rãi sản phẩm tới khách hàng. Có thể nói một cách dễ hiểu thì marketing cũng giống như chiếc cầu nối bền chặt giữa doanh nghiệp với khách hàng mục tiêu.
5. Chuyên ngành học của Marketing
- Chuyên ngành quản trị Marketing
Quản trị Marketing chính là một ngành không thể thiếu đối với bất cứ doanh nghiệp nào. Hiện nay, nhiều sinh viên đang theo học ngành Marketing trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh để có thể hiểu hơn về những hoạt động tiếp thị của một doanh nghiệp. Ngành học này sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức và kỹ năng quan trọng như việc đánh giá, phân tích, tìm kiếm thị trường mục tiêu đến việc lập kế hoạch cụ thể để thực hiện những yêu cầu của khách hàng với sản phẩm của họ. Qua đó, người học sẽ hiểu được tầm quan trọng và sự ảnh hưởng của Marketing tới sự phát triển kinh doanh cũng như trong các chiến dịch quảng cáo bá thương hiệu doanh nghiệp.
- Quản trị thương hiệu
Đây là ngành học sẽ hướng dẫn các bạn cách quản trị thương hiệu để thiết lập giá trị và định vị cho thương hiệu trong lòng khách hàng. Đồng thời, phải lập ra kế hoạch Marketing cho thương hiệu đưa thương hiệu phổ biến rộng rãi đến với khách hàng. Một số môn học phổ biến của ngành này như: Quản trị thương hiệu, thiết kế hệ thống nhận diện thương hiệu, xác định cấu trúc thương hiệu.
- Chuyên ngành quảng cáo
Đây là ngành học sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức về truyền thông từ khâu lên ý tưởng đưa ra thông điệp quảng cáo sao cho độc và lạ. Thông qua các thông điệp đó phải đưa chúng đến với khách hàng mà vẫn đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Một số môn học phổ biến của ngành học này như: Quản trị thương hiệu, Quan hệ công chúng, Marketing online, Chiến lược quảng cáo, Quản trị quảng cáo,...
6. Những yếu tố cần thiết để theo học ngành Marketing
- Sự sáng tạo
Những ai làm việc trong ngành Marketing phải luôn có sự sáng tạo chứ không thể làm việc theo kịch bản. Nhưng nếu đưa ra các ý tưởng độc đáo thì bạn cũng phải lường những rủi ro có thể xảy ra nhưng đừng vì thế mà nhụt chí không làm. Việc thử làm để có kinh nghiệm sẽ tốt hơn là không làm gì cả.
- Có tinh thần làm việc nhóm
Đối với ngành Marketing bạn sẽ không thể làm việc độc lập mà luôn phải làm việc theo nhóm vì vậy cần phải có tinh thần cầu tiến và sự đoàn kết khi làm việc nhóm thì mới có thể thúc đẩy kế hoạch của bạn phát triển một cách nhanh chóng và hoàn thiện trong thời gian sớm nhất.
- Kỹ năng giao tiếp và lắng nghe người khác
Việc giao tiếp luôn đặt lên hàng đầu đối với một nhà quản trị vì như thế đối tác và nhân viên hoặc đồng nghiệp sẽ luôn hiểu ý và biết bạn đang muốn truyền tải những gì. Đồng thời cũng học cách lắng nghe vì ý kiến của những người xung quanh cũng rất quan trọng để cùng phát triển sản phẩm và bộ máy.
- Kỹ năng bán hàng
Đây là một yêu cầu bắt buộc với những ai theo ngành marketing vì muốn khách hàng sử dụng sản phẩm thì bắt buộc bạn phải có kĩ năng bán hàng và thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm của mình. Marketing quyết định rất lớn đến việc có bán được hàng hay không vì thế cần phải đặt mình vào vị trí của người mua hàng người bán hàng để có thể hiểu được tâm lý của họ.
7. Sự giống và khác nhau giữa Quản trị kinh doanh và Marketing
- Giống nhau:
Ngành học Quản trị kinh doanh và Marketing có mối liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau trong quá trình đưa sản phẩm đến với công chúng. Khi học quản trị sẽ phải học Marketing và Marketing cũng là một phần trong quản trị Kinh doanh. Do đó người học Quản trị kinh doanh có thể làm được marketing và ngược lại.
- Khác nhau:
Quản trị kinh doanh sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức, kỹ năng và lý thuyết quản trị hiện đại và bắt buộc người học phải nắm vững mọi khâu quản trị một cách toàn diện. Khi học ngành này thì lúc ra trường mọi người sẽ có khả năng định hướng phát triển doanh nghiệp ở mọi bộ phận trong từng thời điểm thích hợp.
Marketing: Ngành học này cung cấp các kiến thức nền tảng về Marketing đặc biệt là việc vận dụng vào để tiếp thị sản phẩm đến với khách hàng. Đồng thời, khi học marketing bạn cũng sẽ có thêm các kĩ năng về chạy quảng cáo, tối ưu seo...
Qua bài viết trên đã cung cấp những thông tin cần thiết về quản trị kinh doanh và marketing, bạn có thể theo học một trong hai ngành này đều được vì cả hai đều tương trợ cho nhau trong quá trình làm việc chứ không thể tách rời.