Sóc Sơn là huyện có quỹ đất lớn với nhiều tiềm năng để phát triển đô thị đồng bộ. Tuy nhiên, quy hoạch phát triển nhà ở tại nhiều khu vực ở địa phương này vẫn còn manh mún, thiếu thống nhất.

Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2011 đã xác định, huyện Sóc Sơn là một trong năm đô thị vệ tinh của Hà Nội, với tính chất là đô thị phát triển về công nghiệp, dịch vụ hàng không, du lịch nghỉ dưỡng sinh thái.

Quy hoạch Phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn được Hà Nội phê duyệt có quy mô 5.459,39 ha; dự báo dân số đến 2030 là 247.000 người. Khu đô thị sẽ là hạt nhân và là động lực phát triển cho toàn huyện Sóc Sơn.

Đô thị vệ tinh Sóc Sơn nằm trong ranh giới hành chính huyện Sóc Sơn, nằm phía Đông Bắc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. Phạm vi nghiên cứu bao gồm toàn bộ diện tích đất thuộc thị trấn Sóc Sơn, xã Tiên Dược và một phần diện tích đất của các xã Phù Linh, Tân Minh, Đức Hòa, Đông Xuân, Mai Đình, Quang Tiến.

a1-1646383580.jpg
 

Trong tổng thể quy hoạch chung xây dựng huyện Sóc Sơn, đô thị vệ tinh thuộc vùng 1, phía Nam giáp vùng 4 (Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và khu vực phụ cận) và vùng 5 (khu vực nông thôn phía Nam Quốc lộ 18), phía Đông giáp vùng 7, phía Bắc giáp vùng 8, phía Tây giáp vùng 3 (khu vực núi Sóc – núi Dăm – núi Cửa Rừng), phía Tây giáo vùng 6 là vùng nông nghiệp sinh thái và phát triển công nghiệp sạch.

Phân khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn có phía Bắc giáp khu vực đền Sóc; phía Nam giáp Quốc lộ 18 và Cảng hàng không quốc tế Nội Bài; phía Đông giáp khu vực đầm Lai Cách và sông Công; phía Tây giáp hồ Đồng Quan và vùng cảnh quan núi Sóc.

a2-1646383838.jpg

Quy hoạch khu trung tâm đô thị vệ tinh Sóc Sơn 

 

Đây là một trong 5 đô thị vệ tinh của Thủ đô Hà Nội, có tính chất vừa là đô thị dịch vụ, gắn với trung tâm dịch vụ cấp vùng, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và các khu công nghiệp thành khu vực phát triển gồm thương mại, logistic và trung chuyền hàng hóa quốc tế; vừa là đô thị sinh thái bao gồm phát triển các không gian xanh cảnh quan trên cơ sở bảo tồn vùng núi Sóc và hệ thống các sông trên địa bàn…

Phân khúc bất động sản đất nền đang là tâm điểm của giới đầu tư bất động sản, với quy hoạch là một đô thị vệ tinh của thủ đô Hà Nội, huyện Sóc Sơn đang trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nhà đất, vậy liệu khu vực này có phải là vùng đất hứa hay không?

sub-1-1646383174.jpg
 

Sóc Sơn là huyện nằm ở phía Bắc của thành phố Hà Nội, được xem là cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô khi sở hữu vị trí đắc địa, tiếp giáp thành phố Phổ Yên (tỉnh Thái Nguyên) về phía Bắc, huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh) và huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) về phía Đông Bắc, giáp thành phố Phúc Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) về phía Tây Bắc.

Với vị trí trung tâm kết nối từ Hà Nội đến các tỉnh có tăng trưởng kinh tế tốt, Sóc Sơn trở thành khu vực có lưu lượng di chuyển lớn. Đặc biệt, với sân bay quốc tế Nội Bài, Sóc Sơn được đánh giá là sở hữu quá nhiều những nhân tố để tạo sức bật cho sự phát triển kinh tế – cơ sở hạ tầng.

Thực tế, để đạt được mục tiêu khu đô thị vệ tinh của Hà Nội, những năm trở lại đây, Sóc Sơn đã được đầu tư nhiều về hệ thống cơ sở hạ tầng.

Nhiều tuyến đường giao thông cũng đã xây dựng để gia tăng sự kết nối hoàn thiện về cơ sở hạ tầng. Điển hình là con đường nối thẳng từ tuyến đường Võ Nguyên Giáp đến khu đô thị vệ tinh Sóc Sơn. 

a2150399327261471633768834-163-4066-3867-1633777917-1646384055.jpg

Hà Nội duyệt chỉ giới từ đường Võ Nguyên Giáp đến đô thị vệ tinh Sóc Sơn.

 

Bên cạnh đó, các tuyến đường cao tốc như Hà Nội – Thái Nguyên hay Lào Cai – Hà Nội – Hạ Long đi qua Sóc Sơn cũng góp phần tạo ra mạng lưới giao thông hoàn hảo.

Trước đó, năm 2021 một số dự án giao thông đang triển khai tại Sóc Sơn như Cầu Ngọc Hà vượt sông Cà Lồ, dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường 35 đoạn giữa tuyến; xây dựng đường vào khu công nghiệp sạch Sóc Sơn…

Giới chuyên gia cho rằng, với sự đầu tư mạnh mẽ vào hạ tầng, bộ mặt của Sóc Sơn sẽ sớm “lột xác”, trở thành điểm đến của những doanh nghiệp địa ốc mang thương hiệu lớn.

sub-2-1646383174.jpg
 

Với vị trí đắc địa, hệ thống cơ sở hạ tầng bứt phá…những yếu tố đó chưa đủ để nhắc về một vùng đất còn rất nhiều dư địa lớn về nguồn lực đất đai. Tại địa phương này chưa có nhiều dự án đô thị được quy hoạch đồng bộ mà thay vào đó là nhiều khu dân cư mọc lên theo hướng tự phát, nhỏ lẻ...

Được biết, tổng diện tích của Sóc Sơn xấp xỉ 31.000ha (chiếm 1/3 thành phố), trong khi mật độ dân cư có 908 người/km2 (bằng 1/35 so với quận Đống Đa). Địa hình Sóc Sơn phong phú, có cả đồng bằng, đồi núi, cả hệ thống sông hồ, đường giao thông rất phù hợp phát triển công nghiệp và đô thị.

Lãnh đạo huyện Sóc Sơn từng cho biết: “Hơn thế, nếu nội thành đang đau đầu về bài toán quy hoạch thì tại Sóc Sơn mới ở giai đoạn đầu, hoàn toàn có thể rút kinh nghiệm và có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, sớm tiếp cận được đô thị văn minh, hiện đại”. Rõ ràng kỳ vọng về một Sóc Sơn phát triển nhanh chóng, mạnh mẽ là hoàn toàn khả thi.

Đến thời điểm hiện nay, Sóc Sơn có nhiều dự án quy mô lớn đáng chú ý như: Dự án đầu tư xây dựng Tổ hợp vui chơi giải trí đa năng trường đua ngựa, Trường quay phim ngoài trời.

a3-1646385285.jpg
 
box-1646385281.jpg
 

Trước đó, vào tháng 4/2021 Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã ký quyết định chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp sạch Sóc Sơn tại xã Minh Trí và xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội).

Theo chuyên gia phân tích, nhờ tiềm năng sẵn có, những năm trở lại đây, Sóc Sơn đã nhanh chóng trở thành điểm đến của các nhà đầu tư. Với những nhà đầu tư sành sỏi, vùng đất nằm ở phía Bắc Hà Nội còn quá nhiều dư địa cho một kênh bỏ vốn sinh lời hấp dẫn. 

Đây là lý do theo khảo sát tại khu vực này, mức giá đất tại Sóc Sơn đã có biến động mạnh trong giai đoạn từ năm 2018 – 2021. Nhiều dự báo cho rằng, thời gian tới, thị trường bất động sản Sóc Sơn còn có sự chuyển dịch đáng kể theo chiều hướng tích cực

sub-3-1646383174.jpg
 

Với thông tin quy hoạch đường vành đai 4 Hà Nội có điểm đầu là xã Thanh Xuân (Sóc Sơn, TP. Hà Nội) nơi tiếp giáp với tuyến cao tốc Nội Bài – Lào Cai, thị trường bất động sản khu vực Sóc Sơn đang là điểm đến hấp dẫn giới đầu tư. Vì thế, giá đất khu vực này liên tục có xu hướng tăng.

Theo khảo sát của phóng viên, nhiều địa phương ở huyện Sóc Sơn như: xã Minh Phú, Minh Trí, Hiền Ninh, giá đất đang tăng tốc nhanh chóng bởi thông tin quy hoạch “thành phố trong thành phố” vừa được Hà Nội đề xuất quy hoạch.

a4-1646385684.jpg

Nhiều khu vực có vị trí tốt giá bán đã trên mức 10 triệu đồng/m2, giới đầu tư đang đổ xô đến các khu vực quanh vùng núi để mua đất đầu tư sau thông tin quy hoạch “thành phố trong thành phố”. Ảnh minh họa.

 

Cụ thể, giá đất tại thôn Lâm Trường xã Minh Phú trong vài ngày qua đã tăng 20 %, giá giao động ở mức 6 – 7 triệu/m2, đất tại xã Hiền Ninh cũng có giá tương tự.

Nhiều khu vực có vị trí tốt giá bán đã trên mức 10 triệu đồng/m2, giới đầu tư đang đổ xô đến các khu vực quanh vùng núi để mua đất đầu tư sau thông tin quy hoạch “thành phố trong thành phố”.

Ngoài ra, khu vực này cũng đang rao bán rầm rộ đất rừng, đất lâm nghiệp cũng rao bán với giá trên dưới 150 triệu/sào, đây là khu vực nhạy cảm với việc xẻ thịt đất rừng để làm nhà ở như phản ánh của dư luận phản ánh trong những năm qua chưa được giải quyết triệt để.

Tại khu vực xã Hồng Kỳ (Sóc Sơn, Hà Nội) giá đất dao động khoảng từ 17 - 20 triệu đồng/m2, tùy vào khoảng cách từ khu đất đến quốc lộ 3 đi Thái Nguyên, nhìn chung đất Sóc Sơn tại một số xã có vị trí đẹp, gần quốc lộ giá từ 18 - 20 triệu đồng/m2, trong làng giá từ 10 - 12 triệu đồng/m2, mức giá bán này tăng khoảng 35% so với thời điểm này năm 2021.

Nguyên nhân việc tăng giá đất là do các thông tin quy hoạch như đường vành đai 4, quy “hoạch thành phố trong thành phố”, di dời các trường đại học về khu vực này, quy hoạch Sóc Sơn thành đô thị vệ tinh…

a5-1646386711.jpg
 

 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

Mở rộng quỹ đất xây dựng nhà ở thương mại: Chỉ nên thí điểm ở phạm vi hẹp

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

Đất đấu giá “hạ nhiệt” nhưng vẫn bán chênh cả tỷ đồng

Lãi suất “ghìm cương” nhà ở xã hội

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

Tin mới cập nhật

Vì sao khó giảm lãi suất cho vay mua NOXH?

1 ngày trước

Khách hàng “ngậm đắng nuốt cay” vì dự án bất động sản vướng pháp lý

3 ngày trước

Người dân TP.HCM bức xúc về cách tính tiền sử dụng đất

4 ngày trước

Nghịch lý thị trường bất động sản: Giá cao, tỷ lệ hấp thụ tốt nhưng kết quả kinh doanh èo uột

4 ngày trước

Cơ hội tăng giá nhiều lần của đất nền phía Nam sẽ khó xuất hiện

4 ngày trước