Nhà đầu tư cần làm quen với những con sóng “lăn tăn” trong bối cảnh vĩ mô chưa rõ ràng
BÀI LIÊN QUAN
Chuyên gia chứng khoán: Nhà đầu tư nên cảnh giác với giai đoạn tâm lý hưng phấn đi kèm thanh khoản quá cao so với mức trung bìnhNhững cách để nhận diện vùng đỉnh trong đầu tư chứng khoánChuyên gia chứng khoán: Nhịp kéo vừa qua “hơi vội”, nhà đầu tư còn khó giao dịch hơn giai đoạn đi ngang trước đâyTheo Nhịp sống thị trường, trong tháng 5, tỷ lệ cổ phiếu vượt cản MA đạt 67,5%, đây là mức cao nhất trong 13 tháng trở lại, trong khi tỷ lệ cổ phiếu vượt cản MA50 đã đạt mức 81,7%.
Trong báo cáo chiến lược tháng 6 của Chứng khoán DSC đánh giá độ lan tỏa rộng trên thị trường là tích cực. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần chú ý đến những rủi ro trong giai đoạn này. Minh chứng là từ năm 2021 đến nay, mỗi khi tỷ lệ cổ phiếu vượt MA50 đạt khoảng 80%, chỉ số VN-Index đều có nhịp điều chỉnh hoặc phân hóa.
Khi thị trường đang ở mức định giá rẻ và có nhiều chính sách hỗ trợ được ban hành, Chứng khoán DSC kỳ vọng nếu xuất hiện nhịp điều chỉnh, thì thị trường sẽ chỉnh nhẹ về từ 1.080 - 1.090 điểm trước khi có những nhịp tăng tiếp theo.
Trong thời gian vừa qua, một trong những diễn biến được nhà đầu tư đánh giá cao đó là việc chỉ số VN-Index đã vượt ngưỡng kháng cự quan trọng quanh 1.080 điểm, đồng thời bật lên khỏi đường MA20 với thanh khoản cải thiện. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư tin rằng thị trường đã xác nhận khởi động một con sóng tăng mới. Tuy nhiên, DSC nhận định, trong một số trường hợp đi ngang, đường MA20 cũng thường xuyên cho ra những tín hiệu nhiễu.
Một ví dụ điển hình có thể kể đến là giai đoạn 2019. Sau cú sập năm 2018, thị trường hồi phục và tăng vượt lên trên khỏi MA20 vào đầu năm 2019. Tuy nhiên, trong suốt cả năm sau, nhà đầu tư không thể chứng kiến một con sóng tăng dài hạn mà thay vào đó chỉ số đi ngang và không ít lần cắt xuống dưới vùng MA20.
Có thể thấy, yếu tố tích cực nhất trong ngắn hạn có lẽ là yếu tố tâm lý khi nhà đầu tư trong nước có xu hướng dần tự tin hơn. Tuy nhiên, công ty chứng khoán này chỉ ra rằng những dấu hiệu hồi phục của nền kinh tế là chưa có, thậm chí còn có nhiều dấu hiệu suy yếu hơn. Điều này được thể hiện rõ qua số liệu PMI tháng 5. Hoặc những chính sách tiền tệ, tài khóa đã có động thái hỗ trợ nền kinh tế nhưng chưa thể hiệu quả ngay mà cần thời gian để thẩm thấu (ít nhất từ 4-6 tháng).
Nhóm phân tích đưa ra quan điểm, không thể phủ nhận rằng đã lâu lắm rồi thị trường mới chứng kiến một tâm lý hưng phấn như hiện tại. Ít nhất là từ đỉnh tháng 4/2022, thị trường chưa bao giờ dễ thở như bây giờ. Tuy nhiên, nếu nhìn vào bảng so sánh trên, có thể thấy vẫn hơi vội để nhà đầu tư kỳ vọng vào một sóng tăng dài hạn.
Với những tồn đọng của thị trường trái phiếu cũng như những khó khăn của thị trường bất động sản và sự suy yếu của nền kinh tế thế giới, đà phục hồi của nền kinh tế trong nước có khả năng xuất hiện vào năm 2024, chứ chưa thể kỳ vọng ngay trong quý 3, quý 4.