Nguồn lực cạn kiệt, doanh nghiệp bất động sản buộc phải đóng cửa tạm thời
BÀI LIÊN QUAN
Thị trường văn phòng TP Hồ Chí Minh "ế" khách thuêCuốn theo chiêu trò mua đất tách thửa, nhiều nhà đầu tư ôm nợ vì thị trường đóng băngMột số điểm nhấn đáng chú ý nhất trên thị trường BĐS quý I/2023Theo VnExpress, lãnh đạo doanh nghiệp này chia sẻ rằng công ty chỉ giao dịch được 3 sản phẩm vì thị trường ảm đạm, doanh thu không đủ trả lương và chi phí trong suốt 1 năm nỗ lực. Nhiều quý liên tiếp phải gánh lỗ nên công ty cạn kiệt ngân sách, trong khi lại đến hạn thu tiền khoản hoa hồng của năm trước.
Năm 2022 có gần 100 nhân viên thì đến đầu năm 2023 chỉ còn 25 người, và tiếp tục chỉ còn 10 người sau khi công ty cắt giảm lương trong tháng 3. Đến giữa tháng 4, ban lãnh đạo đã họp để chia tay mọi người tạm thời vì công ty dường như mất thanh khoản.
Theo vị lãnh đạo, công ty đã dùng đủ mọi biện pháp để giảm 75% nhân sự và giảm 50% lương, thậm chí thanh lý các mặt bằng đang thuê làm chi nhánh văn phòng, tuy nhiên vẫn không thể gồng gánh thêm cho tới tháng 4. Trụ sở công ty dời về một địa điểm nhỏ sau khi đóng cửa các chi nhánh.
Trường hợp như công ty này khá phổ biến trong 4 tháng đầu năm tại thị trường bất động sản TP HCM. Theo ông H, chủ một sàn địa ốc quy mô dưới 30 nhân sự tại TP Thủ Đức đã đóng cửa hồi đầu năm nay, công ty không có nguồn thu suốt 4 quý liền, khi không bán được hàng mới còn hàng cũ đã bán xong từ đầu năm ngoái nhưng bị chậm thanh toán hoặc chuyển công nợ thành sản phẩm để trừ, nhưng bế tắc.
Thậm chí công ty phát triển dự án cũng bị nợ bủa vây. Theo ông N, Giám đốc marketing một công ty bất động sản có trụ sở tại quận Bình Thạnh đang phát triển dự án nhà ở tại Bình Dương, Đồng Nai và TP HCM, trụ sở chính công ty hiện đang hoạt động cầm chừng, và các chi nhánh đều đóng cửa tạm thời để lánh nợ.
Theo ông N, doanh nghiệp 11 tháng qua không có nguồn thu. Do giảm lương và nợ lương nên người lao động đã nghỉ việc tới 80%. Công ty còn nhiều quỹ đất nhưng đều khó bán bởi giá trị lớn còn thanh khoản yếu. Doanh nghiệp thiếu tiền nên mất khả năng thanh toán và không còn nguồn lực để thanh toán nợ.
Cơ quan quản lý cũng đã thừa nhận về cái khó của doanh nghiệp địa ốc. Thống kê của Cục quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) cho thấy doanh nghiệp bất động sản đến hết tháng 4 vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Trong quý I, số doanh nghiệp thành lập mới giảm 63% so với cùng kỳ. Trong khi, số doanh nghiệp giải thể, ngừng kinh doanh có thời hạn là 30% và 61% tương ứng.
Các sàn giao dịch cũng ở cùng hoàn cảnh khi có 30-50% sàn phải tạm dừng hoạt động so với quý trước. So với đầu năm 2022, cũng chỉ còn 30-40% môi giới hoạt động.
Ông Nguyễn Mạc Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty tư vấn Nam Phát cho biết số doanh nghiệp địa ốc hiện nay gồm cả đơn vị phân phối và chủ đầu tư đều gặp vấn đề về thanh khoản nên phải đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng.
Theo ông, thị trường năm nay chưa có dấu hiệu hồi phục rõ nét và nhiều doanh nghiệp buộc phải cắt lỗ, khiến tâm lý nghỉ đông khá phổ biến. Ông cho rằng đó là diễn biến bình thường khi nguồn lực của doanh nghiệp hiện đã cạn kiệt và eo hẹp.
CEO Nam Phát đã chỉ ra 4 thách thức của thị trường hiện nay là lãi suất cao, tín dụng thắt chặt, thanh khoản giảm mạnh và các kênh huy động vốn bị siết chặt. Nguồn lực của công ty bất động sản phần lớn ở quỹ đất hoặc dự án đang triển khai, nên khó chuyển đổi thành tiền mặt khi thị trường tụt dốc.
Theo ông dự báo, hiện nay thực trạng của ngành vẫn còn nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng bất động sản cách đây 15 năm, do cuộc sàng lọc và đào thải còn tiếp tục diễn ra.