Nguồn cung phân khúc căn hộ liệu có đang dựa vào các “Đại đô thị”?
Theo TTXVN, Bộ Xây dựng báo cáo, trong năm 2021, toàn quốc ghi nhận 282.105 giao dịch bất động sản thành công. Trong đó, lượng giao dịch nhà ở riêng lẻ và căn hộ chung cư đạt 111.640 giao dịch. Có thể thấy, tuy nền kinh tế đã và đang chịu tác động lớn từ tàn dư của đại dịch Covid - 19 nhưng giá bán bất động sản, nhất là nhà ở, đất nền liên tục tăng trưởng từ đầu năm 2021. Thực tế, thị trường bất động sản cả nước đều nóng lên và là vấn đề thu hút nhiều sự quan tâm.
Sự phát triển vượt bậc của khu đô thị mới phía nam Hà Nội
Khu đô thị mới phía nam Hà Nội đang được khai thác triệt để để thi công xây dựng. Hà nội tận dụng tối đa để có thể biến phía Nam thành khu đô thị bậc nhất Thủ Đô.Thông tin chính xác nhất về khu đô thị mới phía tây Hà Nội
Khu đô thị mới phía tây Hà Nội đang là một tiềm năng phát triển về chung cư nói riêng và bất động sản nói chung. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về vấn đề này nhé!Nhộn nhịp xây dựng trường học trong các dự án khu đô thị
Với mỗi dự án, các chủ đầu tư đều muốn đem nhiều tiện ích phục vụ tối đa nhu cầu của cư dân. Trong đó trường học là một tiện ích giáo dục cần thiết, tuy nhiên không phải khu đô thị nào cũng có. Hiện tại, các doanh nghiệp địa ốc lớn đã chú trọng hơn về việc triển khai trường học trong dự án. Việc này vừa giúp gia tăng giá trị sản phẩm lại tăng thêm sự uy tín và thương hiệu cho chủ đầu tư.Cùng với hạ tầng không ngừng được đầu tư, nâng cấp hoàn thiện, nhu cầu sống rộng rãi, thoáng đãng, trong lành hòa hợp với thiên nhiên đang khiến người dân tại các thành phố lớn có xu hướng dịch chuyển môi trường sống ra ngoài trung tâm. Hơn nữa, trải qua giai đoạn hơn 2 năm dịch bệnh Covid - 19 lại tạo ra những thói quen, quan điểm mới thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu này.
Các ngôi nhà có diện tích rộng rãi, đầy đủ tiện nghi và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe lại nằm không quá xa vùng trung tâm đã trở thành hình mẫu hướng tới của các gia đình. Chẳng hạn, tại TP. Hồ Chí Minh, các dự án đô thị lớn có quy mô trên 100ha chủ yếu tập chung tại các khu vực như TP. Thủ Đức, Nhà Bè hay một số tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An…
Tương tự tại Hà Nội, những dự án đại đô thị cũng được phát triển tại các khu vực vùng ven như huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc Sơn… các tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hòa Bình đều rất phát triển mô hình này.
Không bị trói buộc vào khái niệm vốn đã tồn tại rất lâu về một không gian sống rộng rãi, thoáng đãng. Các đại đô thị mới hiện nay được quy hoạch bằng cách “nén” cư dân vào không gian đô thị phong phú hơn, nhường lại diện tích cho hàng loạt các tiện ích như trường học, bệnh viện, khu vui chơi, công viên xanh, bể bơi, biển nhân tạo,...
Nhiều chuyên gia bất động sản cho rằng, các đại đô thị đang tái định hình lại không gian đô thị tại Việt Nam, những nơi mà các dự án cũ thường là những khu đô thị ngổn ngang, điều kiện hạ tầng cơ bản hạn chế, thiếu sự đồng bộ vì thiếu diện tích xây dựng và áp lực lợi nhuận đè lên chủ đầu tư, dẫn tới sự vận hành thiếu hiệu quả.
Theo phân tích của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), nếu tưởng tượng các luồng giao thông là những bình thông với nhau, thì việc hình thành các đại đô thị chính là cách thức tạo ra những nhánh rẽ mới giúp giảm áp lực cho các đường ống chính. Thời gian qua, hệ thống giao thông phải chịu nhiều áp lực, nhất là từ việc tổ chức, bố trí hệ thống giao thông không thông minh, thiếu khoa học, dẫn tới việc quá tải.
Vấn đề chính của hệ thống đô thị của Việt Nam là giải quyết giao thông bằng việc tăng mật độ dân sinh sống tại những khu đô thị, khu chung cư và dành phần lớn diện tích để mở rộng đường xá, tăng lưu lượng.
Thực tế, không nhiều người có mong muốn sống tại những khu đô thị đông đúc hay sống ở trên những tòa nhà cao tầng. Người Việt Nam thường ước mơ được sống trong các ngôi nhà có khu vườn rộng rãi, mát mẻ ở những vùng ven trung tâm. Tuy nhiên, nếu so sánh về sự tiện lợi cho đời sống hàng ngày thì các khu đô thị sẽ đáp ứng đầy đủ và tốt hơn cho cư dân với hàng loạt các dịch vụ, tiện ích.
Theo VARS, sự đa dạng không gian sinh hoạt và cung cấp các tiện ích dành cho cư dân không chỉ giúp dự án có giá bán cao hơn mà còn giúp chủ đầu tư thu hút được các khách hàng tiềm năng, là những người có yêu cầu ngày một cao hơn về không gian sinh sống, làm việc, vui chơi.
Tuy có vị trí xa trung tâm, nhưng các đại đô thị được đảm bảo về chất lượng cùng hạ tầng đồng bộ. Nhìn chung, các dự án đại đô thị tại TP. Hồ Chí Minh trung bình có mức giá thấp nhất là 35 - 40 triệu đồng/m2. Nhiều dự án phân khúc cao cấp có thể được bán với giá 70 - 80 triệu đồng/m2. Thậm chí, đã có những dự án ghi nhận giá bán lên tới hơn 100 triệu đồng/m2.
Có thể thấy, tất cả các phân khúc trên thị trường bất động sản đều đang tăng giá liên tục trong những năm qua. Việc tăng giá này được cho là do yếu tố cung và cầu, bởi nguồn cung trên thị trường ngày càng ít đi nhưng nhu cầu thì ngày một tăng lên, kéo theo đó giá nhà tăng cao. Nhu cầu nhà ở của người dân tăng trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa tại các địa phương cũng rất nhanh và đây là xu thế chung của sự phát triển toàn cầu. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, việc giá nhà ở tăng đột biến là do đầu cơ, tích trữ của một số nhà đầu tư có ý định trục lợi.
Trở lại với các đại đô thị, một số dự án nổi bật tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận có thể kể đến là Vạn Phúc City, Laimian City, Đông Thăng Long, Khu đô thị An Phú - An Khánh, Vinhomes Grand Park, Zeitgeist Nhà Bè, Aqua City,...
Còn tại Hà Nội và các khu vực lân cận, nguồn cung căn hộ chung cư chủ yếu được nhận từ các dự án đại đô thị nổi bật có giá bán xung quanh 30 - 40 triệu đồng/m2 như Vinhomes Riverside Long Biên, Vinhomes Ocean Park, Vinhomes Ocean Park 2, Ecopark (Hưng Yên, tiếp giáp Hà Nội), Gamuda City, Ciputra,... Mở rộng dự án đô thị kết hợp với việc triển khai nhiều công trình giao thông trọng điểm như đường cao tốc, cầu vượt, nâng cấp các tuyến đường hiện hữu… đã tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư phát triển những dự án đại đô thị..