meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người mua trả góp điêu đứng trong cơn bão lãi suất (Bài 10): Tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa

Thứ năm, 30/03/2023-08:03
Lãi suất ngân hàng tăng cao đã khiến nhiều người mua trả góp đứng ngồi không yên. Những người vay mua nhà, mua xe đang mong ngóng những tín hiệu giảm lãi suất từ phía ngân hàng.

LTS:

Tích cóp nhiều năm để mua được một căn nhà trả góp, nhưng gánh nặng trả nợ kéo dài sau đó mới thực sự là nỗi ám ảnh. Những tưởng, cuộc sống sẽ ổn định, mỗi tháng bóp mồm, bóp miệng một chút là có được căn nhà Hà Nội. Nhưng không... Khi khó khăn kinh tế leo thang, lãi suất tăng vọt thì giấc mơ đã trở thành một gánh lo đè nặng.

Bán hàng online, chạy thêm grab, làm thêm đủ thứ việc để có tiền trả lãi ngân hàng hàng tháng. Nhiều người đã chọn cách này để “nuôi” tiếp giấc mơ an cư. Nhưng không phải ai cũng nghị lực như vậy. Nhất là khi kinh tế suy thoái, khủng hoảng kinh tế, thu nhập giảm sút, lãi suất ngân hàng tăng cao. Một số người đã phải bán nhà, bán tài sản để trả nợ vì không thể gồng nổi lãi suất đang thả nổi như hiện nay.

Bán nhà, bán tài sản để trút gánh nợ ngân hàng, chấm dứt những nỗi ám ảnh về tiền trả góp hàng tháng cũng đồng nghĩa với việc họ chấp nhận quay trở về điểm xuất phát. Đó thật sự không phải là một lựa chọn dễ dàng, nhưng có lẽ trong điều kiện hiện tại, nhiều trong số họ không có sự lựa chọn nào khác.

Những câu chuyện, những mảnh đời mà chúng tôi ghi lại trong tuyến bài: “Người mua trả góp quay cuồng trong cơn bão lãi suất”, như tiếng lòng của rất nhiều gia đình trong bối cảnh hiện nay. Đồng thời, mong muốn tìm ra giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ thiết thực hơn từ cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng cho những gia đình quá khó khăn với câu chuyện mua nhà trả góp.

Méo mặt vì lãi suất thả nổi

Chỉ vài năm trước, khi tình hình kinh tế tăng trưởng tốt, người dân dễ dàng tiếp cận với các gói vay tiêu dùng, vay mua nhà, mua xe ô tô tới 70-80% giá trị tài sản và thời gian vay lên tới 35 năm. Thêm vào đó, các ngân hàng cũng ra nhiều gói ưu đãi trong thời gian 1-2 năm đầu với mức lãi suất chỉ từ 6-8%/năm. Công việc thuận lợi, thu nhập khá cao khiến nhiều người không ngần ngại vay “kịch khung” để có thể sở hữu ngôi nhà hay chiếc xe mà mình mơ ước. Tuy nhiên, nhiều người đã không lường trước được giai đoạn hết ưu đãi, lãi suất sẽ được thả nổi sẽ như thế nào.

PGS.TS.Phạm Thế Anh: Sẽ chỉ có một gói tín dụng BĐS được thực hiện

Chia sẻ về 2 gói tín dụng được thị trường nhắc đến trong khoảng thời gian gần đây, PGS.TS.Phạm Thế Anh phỏng đoán, trong số 2 gói này nếu được thực hiện sẽ chỉ có một. Đây là gói tín dụng hướng vào phân khúc nhà ở bình dân, giá rẻ, một nửa dành cho doanh nghiệp phát triển nhà ở còn một nửa để hỗ trợ người mua nhà.

Nghịch lý thiếu nguồn cung nhưng vẫn tồn hàng: Liệu có sự đổi khác trong chu kỳ mới của BĐS?

Đặt trong bối cảnh thị trường đang trải qua giai đoạn chững lại sau một năm 2022 “lên xuống trầm bổng”, những khó khăn và thách thức tiếp tục được nhận diện trong chu kỳ mới của bất động sản (BĐS) năm 2023. Một trong số đó là nghịch lý thiếu nguồn cung sản phẩm dù lượng hàng tồn vẫn tiếp tục tăng lên.

Nghịch lý BĐS Hàn Quốc: Giá nhà giảm sâu nhưng người thuê nhà vẫn lo mất tiền

Tại Hàn Quốc, có một hình thức thuê nhà tên “jeonse” được rất nhiều người tin tưởng và lựa chọn; đồng thời là hình thức thuê mướn nhà đặc thù chỉ có ở quốc gia này. Tuy nhiên, giá nhà giảm sâu trong thời gian qua đã khiến nhiều người thuê nhà kiểu “jeonse” rơi vào tình trạng mất tiền cọc vì chủ nhà không thể hoàn trả. 

Mua nhà trả góp ngày càng phổ biến ở Việt Nam
Mua nhà trả góp ngày càng phổ biến ở Việt Nam

Sau khi hết thời gian ân hạn lãi suất, nhiều người đã ngỡ ngàng khi thấy khoản tiền lãi mình phải trả bị đội lên so với lúc đầu vì lãi suất đã được thả nổi. Thông thường, các ngân hàng thương mại đều áp dụng mức lãi suất thả nổi bằng lãi suất huy động cộng với biên độ từ 2,5-4,5%. Tuy nhiên, mức lãi suất thả nổi này lại không được thấp hơn mức lãi suất tối thiểu trong từng thời kỳ.

Năm 2018, anh Bình ở Nam Từ Liêm Hà Nội vay ngân hàng T số tiền 1,2 tỷ đồng trong 35 năm để mua trả góp căn hộ trị giá 2 tỷ đồng với mức lãi suất ưu đãi 2 năm đầu chỉ 8%/năm. Như vậy, mỗi tháng anh phải trả khoảng 8 triệu đồng tiền lãi và khoảng 3 triệu đồng tiền gốc, tổng là 11 triệu đồng. Số tiền này đã chiếm khoảng 1/3 thu nhập của anh.

Do lần đầu mua nhà trả góp, nhân viên môi giới và nhân viên tín dụng lại không giải thích kỹ cho anh về lãi suất thả nổi sau khi hết thời gian ân hạn. Vì vậy, đến năm 2020, khi hết thời gian ân hạn lãi suất mỗi tháng số tiền anh phải trả đã lên tới 13 triệu đồng, trong đó 10 triệu là tiền lãi và 3 triệu là tiền gốc. Lãi suất tăng lại rơi đúng vào thời điểm dịch bệnh Covid-19 bắt đầu bùng phát nên những người làm trong lĩnh vực du lịch của anh gặp rất nhiều khó khăn.

“Mặc dù năm 2021, tôi có làm đơn xin được giảm lãi suất do thu nhập bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch bệnh. Tuy nhiên, đơn của tôi không được ngân hàng chấp nhận mà thậm chí mức lãi suất thả nổi của ngân hàng còn tăng thêm”. Anh Bình chia sẻ.

Nhận thấy giai đoạn đầu thả nổi rất nhiều khách hàng vay mua nhà cảm thấy bị “sốc”, một số ngân hàng đã cho nhân viên liên tục gọi cho người vay mua nhà để tư vấn chuyển khoản vay sang ngân hàng của họ với mức lãi suất hấp dẫn. Nhiều người khi chuẩn bị hết thời gian ân hạn đã chủ động chuyển khoản vay sang ngân hàng khác nhằm tránh khoản phạt trả nợ trước hạn lên tới 1,5%. Tuy nhiên, cũng có nhiều người đắn đo, một thời gian sau mới chuyển và anh Bình là một trong số đó.


Người vay mua nhà méo mặt vì lãi suất thả nổi của ngân hàng
Người vay mua nhà méo mặt vì lãi suất thả nổi của ngân hàng

Anh Bình được một nhân viên ngân hàng A gọi điện tư vấn chuyển khoản vay sang ngân hàng của họ với mức lãi suất ưu đãi chỉ 7,5%. Sau khi tính toán, Anh quyết định chấp nhận tốn thêm một khoản để tất toán khoản vay với ngân hàng T để chuyển sang ngân hàng A. Tuy nhiên, đến cuối năm 2022, sau khi hết thời gian ân hạn, mức lãi suất thả nổi của anh tại ngân hàng A đã lên tới 15%/năm. Trong khi đó, mức lãi suất của ngân hàng T đang là 13,5%/năm.

“Đúng là tránh vỏ dưa lại gặp vỏ dừa, tưởng chuyển khoản vay sang ngân hàng khác sẽ được hưởng mức lãi suất thấp hơn, ai dè lãi suất ở ngân hàng mới còn cao hơn ngân hàng cũ”, anh Bình buồn rầu chia sẻ.

Theo ghi nhận, hiện nay nhiều ngân hàng có mức lãi suất rất thấp, chỉ 5-7%/năm. Tuy nhiên, thời gian ân hạn cho mức lãi suất này từ từ 3 tháng đến 6 tháng. Lãi suất càng thấp thì thời gian ân hạn càng ngắn. Sau khi hết thời gian ân hạn, lãi suất lại được thả nổi và đang phổ biến ở mức từ 12-16%.

Nhiều người vay đã tỏ ra bức xúc vì khi lãi suất huy động cao, các ngân hàng thương mại áp dụng theo phương án lãi suất thả nổi bằng lãi suất huy động cộng với biên độ nhằm đảm bảo lợi nhuận cho mình. Nhưng khi lãi suất huy động thấp, họ lại nâng mức lãi suất cho vay tối thiểu và áp dụng theo phương án mức lãi suất tối thiểu này.

Cắt lỗ và quay lại ở nhà thuê

Lãi suất tăng cao đã khiến nhiều người không thể cầm cự được đã buộc phải bán đi căn nhà mình đang ở nhằm thoát khỏi khoản nợ ngân hàng trước khi bị đưa vào "sổ đen” và bị phát mãi tài sản thế chấp.

Anh Thịnh ở một khu đô thị hiện đại của huyện Gia Lâm đang phải giao bán căn hộ của mình với mức cắt lỗ khá sâu tới vài trăm triệu đồng so với thời điểm khi mua từ chủ đầu tư. Chưa kể, chi phí làm nội thất cho căn nhà gần 100 triệu đồng.


Nhiều người mua trả góp buộc phải cắt lỗ để bán nhà vì lãi suất quá cao
Nhiều người mua trả góp buộc phải cắt lỗ để bán nhà vì lãi suất quá cao

Trong giai đoạn thị trường bất động sản khởi sắc, công việc môi giới bất động sản của anh Thịnh khá thuận lợi đã giúp anh kiếm được một khoản dù mới vào nghề. Nhờ khoản thu nhập từ môi giới bất động sản, năm 2020 anh đã quyết định mua trả góp căn hộ 2PN1W với giá 1,7 tỷ đồng và vay ngân hàng 1,1 tỷ đồng trong 15 năm. Do được ân hạn lãi và gốc nên khoản tiền lãi khoảng hơn 7 triệu đồng hàng tháng không thành vấn đề đối với anh.

Đến năm 2022, khi hết thời gian ân hạn, lãi suất được thả nổi ở mức 11%/năm và bắt đầu phải trả nợ gốc . Nhờ trả được thêm 200 triệu đồng trước khi hết thời gian ân hạn nên tổng số tiền hàng tháng anh Thịnh phải trả là khoảng hơn 14 triệu đồng trong đó tiền lãi là hơn 8 triệu cộng với tiền gốc khoảng 6 triệu đồng. Số tiền này đã khiến anh Thịnh khá “sốc” dù đã có tính toán trước nhưng do công việc bắt đầu khó khăn nên thu nhập vì thế cũng bị giảm theo.

“Giai đoạn cận tết tôi phải chạy vạy khắp nơi để có đủ tiền trả lãi ngân hàng. Hiện nay thị trường bất động sản đang rất khó khăn, môi giới chúng tôi gần như không có thu nhập nên việc phải trả tới 14 triệu đồng/tháng là quá nặng”.

Cảm thấy không còn khả năng “gồng” tiếp nên anh Thịnh đã buộc phải giao bán căn hộ của mình với mức cắt lỗ khá sâu tới khoảng gần 200 triệu đồng và tặng kèm toàn bộ nội thất trước khi bị phát sinh những khoản nợ quá hạn và bị đưa vào danh sách đen của ngân hàng.

Theo anh Thịnh, không phải mình anh gặp phải tình trạng buộc phải bán nhà để sớm thanh lý hợp đồng với ngân hàng. Nếu không chấp nhận cắt lỗ sẽ rất khó bán được nhà lúc này vì thanh khoản của thị trường hiện nay đang rất thấp, càng để lâu sẽ càng khó khăn. Bán được nhà mình lại quay lại cảnh thuê nhà nhưng dù sao cũng còn mấy trăm triệu đồng làm vốn và không phải lo trả lãi hàng tháng như hiện nay.

(Còn tiếp)

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Người dân khu 'biệt thự triệu đô' vội vã dọn dẹp, khắc phục mưa lũ

Xử lý vi phạm PCCC tại chung cư: Các công trình không thể khắc phục phải chuyển đổi công năng

Tài khoản bỗng dưng "bốc hơi" và hành trình gian nan đi đòi lại tiền của chính mình

Ngăn tình trạng người đi xe đạp vi phạm giao thông bằng cách tăng xử phạt

Đề xuất nhiều biện pháp ngăn chặn tình trạng đấu giá biển số đẹp xong bỏ cọc

Cơ hội giảm 50% phí trước bạ vẫn đang "treo", hãng xe gặp áp lực kép với tháng cô hồn

Động đất ở Kon Tum: Dự báo sẽ còn tiếp diễn, cường độ khó vượt qua 5,5 độ Richter

Hà Nội: Người dân chật vật "vượt lũ" ở hầm chui bằng xe kéo

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

19 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

19 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

19 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

19 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

19 giờ trước