meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Người dân TP Hồ Chí Minh khó tiếp cận Quỹ Phát triển nhà ở 

Chủ nhật, 21/08/2022-21:08
Quỹ Phát triển nhà ở ra đời nhằm hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp, tuy nhiên Quỹ phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh đang bộc lộ nhiều bất cập, vướng mắc khiến người dân gặp khó khăn trong quá trình thế chấp tài sản, phải tìm các hướng vay khác. 

Hạn mức cho vay vốn quá thấp 

Theo diendandoanhnghiep.vn, Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh là tổ chức tài chính được thành lập theo Quyết định số 3823/QĐ-UB ngày 04/08/2004 và Quyết định số 3480/QĐ-UBND ngày 12/07/2011 về bổ sung Quyết định số 3823/QĐ-UB ngày 04 /08/2004 về thành lập Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh của Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh. Tổ chức và hoạt động theo Quyết định 128/2005/QĐ-UBND ngày 26/07/2005 của UBND TP Hồ Chí Minh.

Vốn điều lệ ban đầu của Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh là 1.000 tỷ đồng, hoạt động theo nguyên tắc hoàn vốn, bù đắp chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động và không vì mục tiêu lợi nhuận. Quỹ sẽ thực hiện các chính sách hỗ trợ về tài chính cho các đối tượng có thu nhập thấp và các nhà đầu tư trong lĩnh vực nhà ở theo quy định của UBND TP Hồ Chí Minh. 

Trong buổi làm việc nhằm giám sát việc thực hiện Luật nhà ở trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 - 2021 của Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh mới đây, các đại biểu đã chỉ ra những bất cập trong quá trình cho vay của chương trình nhà ở xã hội tại ngân hàng. 


Hạn mức cho vay xây mới, sửa chữa nhà ở của Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều so với giá của một căn hộ hiện nay.
Hạn mức cho vay xây mới, sửa chữa nhà ở của Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh thấp hơn nhiều so với giá của một căn hộ hiện nay.

Ông Bùi Văn Sổn, Phó Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội TP Hồ Chí Minh cho biết, chương trình cho vay nhà ở xã hội hiện nay có tổng doanh số đạt hơn 146 tỷ đồng, với 305 lượt khách hàng vay vốn. Trong đó, hơn 28 tỷ đồng cho vay xây mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở, đáp ứng nhu cầu vay của 55 khách hàng. 117 tỷ đồng cho vay để mua, thuê mua nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu vay của 250 khách hàng. 

Một vấn đề về hạn mức vay cho xây mới, sửa chữa nhà ở của Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh gây nhiều vướng mắc cho người dân trong quá trình thế chấp tài sản vay vốn chính là hạn mức tối đa chỉ 500 triệu đồng. Điều này khiến nhiều người dân phải tìm các hướng vay khác. Ông Sổn cho rằng người dân phải thế chấp giấy tờ đất mà chỉ vay được 500 triệu đồng là quá ít nên nhiều người không muốn vay và lựa chọn vay từ ngân hàng thương mại. 

Đại biểu Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng giá 1 căn nhà ở TP Hồ Chí Minh hiện nay cũng hơn 1 tỷ đồng nên với mức vay chỉ 500 triệu thì rất khó để người dân có thể tìm nguồn bù vào khoản đó. 

Quỹ cạn vốn liên tục 

Tiến đến cuối năm 2021, tổng vốn điều lệ ngân sách cấp là hơn 1.600 tỷ đồng. Tuy nhiên tổng số vốn điều lệ ngân sách đã được Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh sử dụng vào các hoạt động là hơn 1.749 tỷ đồng. Như vậy, tính đến cuối năm 2021, vốn điều lệ ngân sách cấp cho Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh còn thiếu là hơn 143 tỷ đồng. 

Mới đây, vào tháng 2/2022, UBND TP Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định về việc giao kế hoạch đầu tư công năm 2022 nguồn ngân sách địa phương. Theo đó, phê duyệt gần 800 tỷ đồng vốn điều lệ bổ sung cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách, trong đó phân bổ 274 tỷ đồng cho Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh. 


Năm 2022, Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh được phân bổ 274 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
Năm 2022, Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh được phân bổ 274 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.

Trong nhiều năm qua, Quỹ cũng đang thực hiện 2 dự án nhà ở xã hội nhưng vẫn ách tắc bởi khó khăn về nguồn vốn. 

Đó là dự án thứ nhất nhà ở xã hội có địa chỉ tại số 35 Hồ Học Lãm quận Bình Tân với tổng mức đầu tư 608 tỷ đồng, gồm 6 block chung cư cao 15 tầng, 718 căn hộ. Dự án đã khởi công từ năm 2011, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 11/2012. Tuy nhiên do khó khăn về vốn đã khiến dự án chậm tiến độ, đến cuối năm 2019 mới hoàn thành. Tuy nhiên đến nay những người mua nhà tại dự án vẫn chưa được cấp sổ đỏ, nên người dân mua nhà ở xã hội tại dự án này liên tục khiếu nại, khiếu kiện, cầu cứu khắp nơi. 

Dự án thứ hai là khu nhà ở có vị trí tại phường Hiệp Thành, quận 12. Tổng diện tích xây dựng của dự án là hơn 11 ha, với 22 khối nhà cao 12 tầng, cung cấp 2.240 căn hộ và 45 căn nhà liền kề. Tổng mức đầu tư dự án là khoảng 2.200 tỷ đồng. Tại dự án mới chỉ thi công xong phần hạ tầng, cây xanh, chiếu sáng, công trình công cộng, cấp thoát nước, trạm điện. Đến tháng 12/2021, UBND TP Hồ Chí Minh đã quyết định thực hiện dự án này theo phương thức đấu thầu chọn nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện dự án nhà ở xã hội phục vụ công nhân trên địa bàn thành phố. 

Đầu năm 2021, Quỹ Phát triển nhà ở TP Hồ Chí Minh đã có công văn đề nghị UBND Thành phố thực hiện tháo gỡ khó khăn trong hoạt động cấp vốn cho người thu nhập thấp vay mua nhà. 


Người lao động, người có thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh khó mua được nhà ở xã hội vì giá nhà quá cao so với thu nhập.
Người lao động, người có thu nhập thấp tại TP Hồ Chí Minh khó mua được nhà ở xã hội vì giá nhà quá cao so với thu nhập.

Người lao động khó mua nhà ở xã hội 

Theo khảo sát trực tuyến mới đây của Liên đoàn lao động TP Hồ Chí Minh nhu cầu về nhà ở của công nhân lao động rất lớn. Trong khi đó, có khoảng 1,3 triệu công nhân lao động đang làm việc ở thành phố có nhu cầu nhà ở rất lớn. Nhưng giá nhà ở xã hội hiện nay đang cao hơn nhiều so với khả năng chi trả của người lao động. 
 
Ông Huỳnh Thanh Khiết, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hồ Chí Minh cho biết: "Trước năm 2019 giá bán nhà ở xã hội là 16 triệu/m2 nhưng hiện nay đã tăng ở mức trên dưới 20 triệu/m2, tương đương giá bán một căn nhà ở xã hội dao động ở mức 1 - 1,6 tỷ. Đây là giá bán đã được thẩm định bởi cơ quan quản lý, là giá trị thật của nhà ở, không phải giá thương mại".

Trong khi đó, người lao động chỉ có thể dành khoảng 20 - 25% thu nhập (tương đương 1,5 - 1,8 triệu đồng/tháng) nên để mua một căn hộ giá 1 - 1,6 tỷ đồng thời gian trả kéo dài. 
Nhưng theo quy định hiện hành chỉ hỗ trợ cho vay tối đa 15 năm, số tiền vay vốn tối đa 900 triệu đồng. Như vậy, để mua được một căn nhà ở xã hội, người lao động gặp khó khăn chồng chất. 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

17 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

18 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

18 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

18 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

18 giờ trước