Phía sau câu chuyện xây dựng 1 triệu nhà ở xã hội của các “đại gia” bất động sản
Dưới góc nhìn của các chuyên gia
Theo Nhịp sống kinh tế, về vấn đề xây nhà cho người nghèo, lao động có thu nhập thấp không còn đơn thuần chỉ là hoạt động phát triển dự án của doanh nghiệp, mà còn là trách nhiệm đối với xã hội, cụ thể là tạo ra chốn an cư cho một bộ phận lớn người dân.
Những năm qua, nguồn cung bất động sản trung cấp, cao cấp ngày càng nhiều và lấn át thị phần, còn nhà bình dân lại khan hiếm và gần như “tuyệt chủng” tại các đô thị lớn và vùng ven. Các chuyên gia cho rằng, điều này thể hiện sự bất ổn về mặt xã hội, khi nhà ở cho người thu nhập thấp chiếm tỷ lệ ít nhưng nhu cầu luôn rất lớn.
Chủ trương xây dựng nhà ở xã hội phục vụ số đông người dân đã được phát đi trong nhiều năm nay. Tuy nhiên, quyết tâm thực hiện kế hoạch này lại gián đoạn vì các doanh nghiệp còn bị vướng mắc nhiều vấn đề.
Cho mãi tới gần đây, khi loạt “đại gia” trong ngành như Vingroup, Sungroup, Novaland, Himlam, trước đó đã có Nam Long Group, Becamex đã chính thức công bố thực hiện nhà ở xã hội để đóng góp công sức phát triển xã hội.
4 huyện ngoại thành Hà Nội sẽ có thêm 5 khu nhà ở xã hội tập trung
Tổng quy mô của 5 dự án nhà ở xã hội lên tới 280 ha tại các huyện ngoại thành gồm Đông Anh, Thanh Trì, Thường Tín, Gia Lâm. Trong đó, tập trung nhiều nhất tại huyện Đông Anh khoảng 184 ha.Loạt giải pháp được HoREA đưa ra nhằm phát triển nhà ở xã hội
Hiện nay các doanh nghiệp tư nhân khi muốn đầu tư vào các dự án nhà ở xã hội thường tốn nhiều thời gian trong khâu làm thủ tục, đồng thời nguồn vốn hạn chế khiến các doanh nghiệp nản lòng.Sau VinGroup, Novaland cũng muốn xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội tại khu vực phía Nam
Trước những nhu cầu về nhà ở giá rẻ, nhà ở công nhân, hội nghị "Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp" vừa được tổ chức sáng ngày 1/8 tại trụ sở Chính phủ, Tập đoàn Novaland đã cam kết sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ nhà ở xã hội tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam.Cụ thể, ngày 1/8/2022 đã diễn ra "Hội nghị thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp". Tại đây, nhiều doanh nghiệp BĐS lớn đã cam kết với Chính phủ xây dựng 1,2 triệu căn NOXH, nhà ở công nhân trong những năm tới. Điều này mang lên niềm vui lớn cũng như hy vọng cho những người thu nhập thấp, hơn nữa đây cũng là niềm tin cho thị trường bất động sản nói chung khi những “ông lớn” hợp sức phát triển NOXH, như vậy tính bền vững cho phân khúc này dần cao hơn.
Tập đoàn Vingroup cách đây không lâu đã công bố thực hiện xây dựng 500.000 căn nhà ở xã hội trong vòng 5 năm. Trong khi đó, Novaland mới đây cũng sẵn sàng nhận nhiệm vụ đầu tư 200.000 căn hộ NOXH tại các tỉnh thành phía Nam, trọng tâm là tại TP. HCM. Tập đoàn Him Lam tại hội nghị đã đăng ký tham gia 75.000 căn hộ NOXH từ nay tới năm 2030. Tập đoàn Sun Group và Tập đoàn Bitexco cho biết sẽ góp phần vào việc tham gia mục tiêu hoàn thành 1 triệu căn NOXH vào năm 2030.
Nhìn nhận từ những giai đoạn trước, việc loạt doanh nghiệp lớn tham gia làm phân khúc NOXH hiện đang củng cố niềm tin cho người dân việc họ sẽ có nhiều lựa chọn cho chốn an cư của mình.
Đằng sau niềm tin là gì?
Một chuyên gia trong ngành cho hay, khi các “ông lớn” NOXH cùng nhau xây dựng NOXH nghĩa là người dân ngày càng có thêm niềm tin vào chốn an cư chất lượng hơn. Đồng thời, thị trường BĐS cũng tin rằng, phân khúc NOXH sẽ nhộn nhịp và thông thoáng hơn.
Với những kinh nghiệm phát triển các dự án BĐS thương mại nhiều năm qua sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng hơn khi xây dựng NOXH. Với một số doanh nghiệp đang sở hữu dự án NOXH còn “sáng đèn” thì chắc chắn không khó để họ phát triển thêm dự án lúc này. Nhưng thực tế, thị trường có nhiều vướng mắc và rủi ro gây khó khăn cho các doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm phát triển NOXH.
Thị trường hiện tại rất kỳ vọng vào động thái của các “ông lớn”, chờ đợi cơ chế mở, thông thoáng hơn cho phân khúc, để NOXH được thực hiện hóa như mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra.
Nhưng để làm được NOXH, phát triển phân khúc này một cách bền vững không hề đơn giản. Đây cũng là nguyên nhân mà nhiều năm qua, dù nhu cầu luôn cao, nguồn cung cạn kiệt nhưng các doanh nghiệp lại không mấy “mặn mà” với NOXH. Đại diện một công ty BĐS cho biết, người dân không biết rằng đằng sau những sản phẩm giá rẻ, chủ đầu tư đã phải đối mặt với đầy những thách thức và phải có sự nỗ lực rất lớn.
Bởi, việc thực hiện những dự án nhà ở giá rẻ còn phụ thuộc nhiều vào giá đất, hạ tầng, số tầng xây dựng, chất lượng vật liệu, tiền sử dụng đất,... Doanh nghiệp phải nghiên cứu kỹ những yếu tố như xây bao nhiêu tầng để tiết kiệm, thiết kế như thế nào để tối ưu diện tích căn hộ, tốc độ bán sản phẩm cần nhanh để thu hồi vốn nhằm tăng tính khả thi cho dự án.
Đại diện Nam Long Group từng chia sẻ: "Doanh nghiệp phải bỏ rất nhiều thời gian nghiên cứu và tham khảo các chương trình nhà giá rẻ khắp thế giới để tìm được hướng đi phù hợp nhất với thị trường Việt Nam. Việc xây nhà giá rẻ không khó nhưng nếu chất lượng không đảm bảo thì đôi khi người dân có thu nhập trung bình thà ở thuê cũng không muốn mua".
Lấy ví dụ từ chương trình low-cost housing của Thái Lan. Đây là chương trình rất thu hút ngay từ khi mới đưa ra đề án nhưng sau đó hàng trăm sản phẩm giá rẻ lại không thể bán ra. Bởi, để đảm bảo đầu ra thì những căn nhà ở giá rẻ phải đáp ứng các yếu tố như giá bán, hạ tầng, tiện ích xung quanh, chất lượng, giao thông,... Bên cạnh đó, nếu không có gói hỗ trợ tài chính thì người cần mua rất khó tiếp cận được với dự án.
Thời gian qua, việc tiếp cận gói tín dụng 30.000 tỷ đồng lãi suất ưu đãi từ Chính phủ, vay 0% lãi suất, không trả nợ gốc khi nhận nhà, hỗ trợ chiết khấu thêm cho đối tượng vay từ gói vay và cho vay lãi suất 8% ổn định trong 2 năm đầu là cách mà nhiều doanh nghiệp BĐS đang áp dụng.
Ngoài ra, các doanh nghiệp BĐS còn cho hay, dù làm phân khúc nào cũng cần có sự đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Riêng phân khúc nhà ở giá rẻ làm đã khó, làm chuyên nghiệp và bài bản lại càng khó hơn. Vì vậy đòi hỏi các chủ đầu tư phải có sự nỗ lực rất lớn để làm phân khúc này.