Sau VinGroup, Novaland cũng muốn xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội tại khu vực phía Nam
Theo Tuổi trẻ, ngày 1/8, hội nghị "Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp" được tổ chức tại Trụ sở Chính phủ, do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì. Tại đây, Tập đoàn Novaland cho biết đơn vị này sắp tới sẽ triển khai đầu tư xây dựng các dự án nhà ở xã hội tại khu vực phía Nam, trọng tâm là TP. Hồ Chí Minh với số lượng khoảng 200.000 căn hộ.
Ông Bùi Xuân Huy - Chủ tịch Tập đoàn Novaland cho biết, doanh nghiệp này đã nhận được Văn bản số 2841/BXD-QLN ngày 26/7/2022 của Bộ Xây dựng về việc đề xuất giải pháp để mỗi doanh nhân đầu tư và xây dựng ngay 5.000 - 10.000 căn hộ nhà ở xã hội. Tập đoàn Novaland luôn xem chương trình "Thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội cho công nhân, người thu nhập thấp" theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính Phủ là rất cấp thiết và mang tính nhân văn cao.
Hiện nay cả nước chỉ có 7,8 triệu m2 nhà ở xã hội được xây dựng những đã giúp hàng trăm ngàn công nhân và người thu nhập thấp tạo dựng được chỗ ở ổn định. Con số này còn cách xa mục tiêu đặt ra, mới đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu về nhà ở giá rẻ của người dân. Vì vậy việc xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là rất cấp bách.
Người lao động khấp khởi trước thông tin Vinhomes làm 500.000 căn NƠXH giá dưới 1 tỷ
Nhiều người lao động vui mừng khi biết thông tin Vinhomes làm 500.000 căn nhà ở xã hội dưới 1 tỷ đồng. Tuy nhiên, họ còn canh cánh một nỗi lo “tỉ lệ chọi” sẽ rất cao khi những căn hộ này được xây dựng trên toàn quốc và rất nhiều người sẽ muốn mua.Ngỡ ngàng giá bán NOXH, có nơi trên 30 triệu/m2
Ngoài TP.HCM còn có Đồng Nai, Bình Dương và Long An đều “khát” nguồn cung nhà ở xã hội (NƠXH). Đây là các tỉnh và thành phố công nghiệp trọng điểm cả nước với hàng triệu người lao động đang có cầu tạo lập nhà ở. Hiện, giá bán NƠXH tại TP.Thủ Đức trên dưới 30 triệu/m2, trong khi Đồng Nai chỉ khoảng 10 triệu/m2.Doanh nghiệp làm NƠXH lại “than” khó: Cần chính sách đặc thù?
Mặc dù hiện nay nhà ở xã hội tại Hà Nội, TP.HCM cũng như các thành phố lớn khác đang rất thiếu tuy nhiên không ít doanh nghiệp làm loại hình bất động sản này đang kêu khó vì “vướng” về thủ tục pháp lý."Novaland tin rằng, nhiệm vụ đầu tư xây dựng 200.000 căn hộ là một mục tiêu mà tập đoàn sẽ hoàn thành để góp phần vào nỗ lực của Chính phủ trong chương trình giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân lao động" - Ông Huy phát biểu.
Chủ tịch Tập đoàn Novaland còn nhìn nhận, các chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở cho người lao động có thu nhập thấp, công nhân đã tạo ra hành lang pháp lý tương đối đồng bộ và đầy đủ, đảm bảo việc khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp bất động sản tham gia vào phát triển dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Không chỉ đưa ra các cam kết, nhiều đơn vị cũng nêu lên những khó khăn trong quá trình thực hiện dự án và mong muốn được tạo điều kiện để có thể tham gia hết sức vào quá trình xây dựng nhà ở xã hội nói riêng.
Vì vậy, từ những kinh nghiệm, nguồn lực có sẵn, tài chính vững mạnh và đang đầu tư vào rất nhiều dự án bất động sản trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố khác trên cả nước, nhất là phân khúc nhà ở tại TP. Hồ Chí Minh và Đồng Nai. Novaland tin tưởng và khẳng định sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ xây dựng 200.000 căn nhà ở xã hội, đây cũng là mục tiêu mà tập đoàn sẽ hoàn thành nhằm đóng góp vào nỗ lực của Chính phủ trong chương trình giải quyết nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động.
Theo ông Bùi Xuân Huy, những chính sách trước đó nhằm hỗ trợ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lao động đang tạo thành một hành lang pháp lý khá đầy đủ, đảm bảo cho việc hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp trong nước tham gia vào cuộc đua phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chính sách về nhà ở xã hội cần được khắc phục. Từ đó có thể thúc đẩy mạnh hơn công cuộc xây dựng nhà ở xã hội nói chung và tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp bất động sản tham gia vào hoạt động xây dựng, phát triển loại hình này.
Thực tế, những thủ tục đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội đến nay vẫn còn rất phức tạp. Không chỉ phải thực hiện từng bước các thủ tục như chấp thuận chủ trương đầu tư, công nhận chủ đầu tư, phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500, chấp thuận đầu tư, giao đất, tính tiền sử dụng đất, ký quỹ như nhà ở thương mại, các dự án nhà ở xã hội… Mà còn cần thực hiện thêm những thủ tục Thẩm định giá bán nhà ở xã hội, xác nhận đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội, kiểm toán chi phí để xác định lợi nhuận định mức; Chưa quy định cụ thể về việc hướng dẫn hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư; Phải dành tối thiểu 20% số căn hộ của dự án nhà ở xã hội để cho thuê, sau 5 năm mới được bán nên làm chậm thu hồi vốn của doanh nghiệp,...
Bên cạnh đó cũng các chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại cũng chưa được phép lựa chọn việc dành 20% quỹ đất trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội hay chuyển 20% quỹ đất đó sang một khu vực khác cũng thuộc sở hữu hợp pháp của chủ đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội, thực hiện đúng nghĩa vụ của họ. Nếu được lựa chọn việc sử dụng quỹ đất sẽ giúp các dự án đồng bộ được cảnh quan, không gian, khắc phục những bất cập cho các nhà đầu tư cũng như người dân mua nhà ở xã hội.
Dưới góc nhìn của doanh nghiệp, Chủ tịch Tập đoàn Novaland cho biết các doanh nghiệp bất động sản nói chung hay Novaland đều mong muốn Chính phủ và các bộ ngành nhanh chóng hoàn thiện chính sách, thể chế để doanh nghiệp có cơ sở triển khai dự án một cách nhanh nhất.
"Riêng về phía Tập đoàn Novaland, hiện nay đã có một số quỹ đất tại TP. HCM và các tỉnh, thành phố như Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Thuận, Khánh Hòa, Đà Nẵng… phù hợp đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, để đảm bảo mục tiêu xây dựng được 200.000 căn, chúng tôi cũng mong cơ quan quản lý địa phương sớm xác định quỹ đất do Nhà nước quản lý để giao hoặc mời gọi đầu tư thực hiện dự án" - Ông Bùi Xuân Huy cho biết.