meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nghiên cứu phát triển 5 huyện của TP Hồ Chí Minh thành đô thị vệ tinh 

Thứ sáu, 10/03/2023-14:03
5 huyện ngoại thành là Hóc Môn, Củ Chi, Nhà Bè, Cần Giờ và Bình Chánh được UBND TP Hồ Chí Minh xác định đầu tư xây dựng lên thành quận hoặc thành phố thuộc thành phố. 

Nghiên cứu 5 đề án nhánh 

Theo Tuổi trẻ, mới đây, UBND TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị báo cáo sơ bộ các đề án nhánh thuộc Đề án đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030. Ông Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TP cho biết hướng đến sự chuyển đổi và phát triển 5 huyện ngoại thành gồm Hóc Môn, Nhà Bè, Củ Chi, Bình Chánh và Cần Giờ mang tính bền vững, UBND TP đã giao cho 4 sở và Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì nghiên cứu 5 đề án nhánh. Cụ thể, Kinh tế đô thị; Hạ tầng đô thị; Bộ máy đô thị; Văn hóa đô thị; Con người đô thị. 

Đồng thời, tại 5 huyện ngoại thành được phân công chủ trị tổ chức xây dựng tổng hợp 5 đề án về đầu tư xây dựng chuyển huyện thành quận hoặc thành phố thuộc thành phố, trên địa bàn từng huyện. 


Huyện Hóc Môn.
Huyện Hóc Môn.

Đáng chú ý, trong số 5 đề án nhánh, lần đầu tiên thành phố chỉ đạo nghiên cứu về chủ đề “con người đô thị”, nhằm xây dựng và đưa ra các giải pháp để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi người nông dân thành thị dân. Đây được đánh giá là sự sáng tạo trong đề xuất và giao chủ đề nghiên cứu mới trong các đề án, hướng tới phát triển bền vững, coi con người là trung tâm của mọi sự chuyển đổi.

“Từ thực tiễn cho thấy, nếu không đầu tư xây dựng “con người đô thị” tương thích trong môi trường mới, cho dù các huyện ngoại thành có đầu tư cơ sở vật chất hiện đại đến đâu, cũng vẫn xuất hiện những rào cản rất lớn, gây ra cản trở rất lớn quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương khi chuyển đổi sang đơn vị hành chính mới cấp quận hoặc cấp thành phố thuộc thành phố, trong thời gian tới”, ông Hoan nhấn mạnh.

Định hướng phát triển đến năm 2030

Lãnh đạo UBND TP Hồ Chí Minh nêu định hướng 5 huyện ngoại thành phát triển theo 4 nhóm chức năng: sinh thái - nghỉ dưỡng - dịch vụ (Hóc Môn); sông nước - logistics (Cần Giờ, Nhà Bè); và tổng hợp phức hợp (Bình Chánh, Củ Chi). Trong đó, yêu cầu phát triển chung là: xanh, sạch, số, văn minh, sinh thái và quan trọng nhất là phù hợp với điều kiện tự nhiên từng vùng.

Tại huyện Củ Chi sẽ tập trung phát triển thành đô thị sinh thái, thông minh, phát triển các trung tâm khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trên địa bàn, đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng nông nghiệp đô thị. 

Tại huyện Hóc Môn phát triển theo hướng bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu và trở thành một đô thị sinh thái trong tương lai. Tại đây sẽ phát triển thành vành đai xanh của thành phố, có không gian văn hóa đặc trưng và nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sinh thái, nông nghiệp xanh. 


Huyện Cần Giờ.
Huyện Cần Giờ.

Tại huyện Bình Chánh phát triển hài hòa và hỗ trợ cho sự phát triển chung của TP Hồ Chí Minh, tỉnh Long An, cả đồng bằng Sông Cửu Long. Định hướng phát triển huyện Bình Chánh thành trung tâm đô thị công nghiệp của phía Tây khu vực TP Hồ Chí Minh gồm đầy đủ đặc tính của một đô thị công nghiệp hiện đại, tuân thủ theo chiến lược phát triển bền vững (xanh và tuần hoàn), các khu công nghiệp liên kết với nhau dưới dạng cộng sinh, tuần hoàn…

Tại huyện Nhà Bè định hướng phát triển trở thành thành phố thông minh, đóng góp vào sự phát triển chung của TP Hồ Chí Minh về giáo dục và y tế chất lượng cao; du lịch xanh; công nghệ tiên tiến; là đầu mối giao thông hàng hóa xuất nhập khẩu là logistics trong và ngoài nước… 

Tại huyện Cần Giờ, định hướng phát triển để từng bước trở thành thành phố xanh, du lịch sinh thái thân thiện môi trường. Phát triển huyện Cần Giờ với định hướng trở thành Khu đô thị biển, du lịch sinh thái nghỉ ngơi, giải trí. 

Lên thành phố dễ hơn lên quận 

Theo các quy định hiện hành, đối chiếu với các tiêu chí khi chuyển đổi từ chính quyền nông thôn sang chính quyền đô thị thì hầu hết 5 huyện ngoại thành đều vướng tiêu chí theo quy định là 100% xã, thị trấn phải là phương đối với chuyển thành đơn vị hành chính cấp quận, trong khi chỉ cần đạt tối thiểu 70% phường trực thuộc đối với đơn vị hành chính cấp thành phố (thành phố thuộc thành phố). 

Trong tiêu chí đối với đơn vị hành chính cấp thành phố thuộc thành phố lại cho phép các huyện được giữ lại 30% xã nông thôn và được xem như là khu vực nông thôn ngoại thành của thành phố mới (thành phố thuộc thành phố). Do đó, việc đưa các huyện lên thành phố thuộc thành phố là lựa chọn tối ưu của hầu hết các huyện. 

Phát biểu tại Hội nghị, TS Dư Phước Tân, Trưởng Phòng Nghiên cứu quản lý đô thị, Viện Nghiên cứu và Phát triển TP Hồ Chí Minh cho rằng, đến năm 2030, 5 huyện ngoại thành không thể đạt điều kiện lên quận. Do vướng tiêu chí 100% xã, thị trấn phải đạt cấp phường. 


Huyện Bình Chánh.
Huyện Bình Chánh.

Theo ông Tân, vào năm 2030, các huyện có thể vươn tới đạt đô thị loại 3. Trong đó, riêng huyện Bình Chánh hiện đã gần đạt đô thị loại 3. Huyện Hóc Môn và Nhà Bè chưa đáp ứng diện tích tự nhiên theo quy chuẩn đô thị loại 3 là tối thiểu 150 km2, hiện mới chỉ đạt 100 - 109 km2. Huyện Cần Giờ và Nhà Bè chỉ mới có 7 xã, trong khi đó quy định tối thiểu với đô thị loại 3 là 10 xã. Huyện Cần Giờ cũng chưa đáp ứng tiêu chí dân số khi mới có 76.000 người trong khi quy định là 150.000 người. 

Về vấn đề này, Phó Chủ tịch UBND TP yêu cầu 5 huyện ngoại thành khoan hãy bàn chuyện lựa chọn lên quận hay lên thành phố trực thuộc thành phố. Vì có thể dẫn đến hệ lụy về giá đất, tâm lý người dân khi phải thay đổi giấy tờ. Do đó, trước mắt, ông Hoan yêu cầu các địa phương nỗ lực lên đô thị loại 3, tuy nhiên chỉ tiêu về hạ tầng xã hội, kỹ thuật phải phấn đấu theo tiêu chí đô thị loại 1. 

"Đường phải rộng, công viên phải lớn, trường học phải chuẩn quốc gia, y tế phải chuẩn quốc tế…", ông Hoan nói.

Bên cạnh đó, về phát triển kinh tế, mô hình đô thị phải xác định công nghiệp, dịch vụ là chủ yếu, cố gắng duy trì ổn định nông nghiệp. 

Không phát triển theo kiểu tự nhiên 

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh thông tin, đề án Đầu tư - xây dựng các huyện thành quận hoặc thành phố thuộc TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2021 - 2030 đã chậm 2 năm, nếu không khẩn trương hoàn thành để đưa vào quy hoạch chung của thành phố thì những nghiên cứu trong thời gian vừa qua coi như bỏ. 

Thành phố xác định phát triển các huyện thành đô thị vệ tinh của TP Hồ Chí Minh, trở thành những đô thị hiện đại, đô thị xanh, đô thị sinh thái, đô thị số chứ không phải đô thị phát triển theo kiểu tự nhiên. 

5 đô thị này có định hướng phát triển vượt trội so với đô thị bình thường, có tính định hướng cao, nên để khắc phục tình trạng phát triển theo vết dầu loang, phát triển tự phát, nhà ở có trước hệ thống hạ tầng, không gian rộng nhưng cuộc sống của người dân chật hẹp, nghèo nàn thì phải phát triển toàn diện trên các khía cạnh từ kinh tế, hạ tầng, xã hội, con người, quản trị. 


Huyện Nhà Bè.
Huyện Nhà Bè.

Ngoài ra, TP Hồ Chí Minh cũng định hướng phát triển 5 huyện thành các đô thị vệ tinh chủ yếu dựa trên nguồn lực tư nhân bằng phương pháp quy hoạch để tạo giá trị từ đất đai, tài nguyên cảnh quan. 

Về chi phí cho việc đầu tư - xây dựng phát triển 5 huyện ngoại thành lên quận hoặc thành phố trực thuộc thành phố, PGS.TS Nguyễn Anh Phong, Đại học Kinh tế - Luật, chủ nhiệm đề án nhánh phát triển kinh tế đô thị của các huyện ngoại thành, ước tính lượng vốn tư thu hút hàng năm theo 3 nhóm dự án kinh tế, môi trường, xã hội tại mỗi địa phương từ nay đến năm 2030 sẽ lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. 

Còn theo TS Nguyễn Ngọc Hiếu, Đại học Việt Đức là chủ nhiệm đề án nhánh phát triển hạ tầng, cũng cho rằng chi phí để phát triển đô thị tại 5 huyện sẽ tương đối tốn kém do có nhiều khu vực có rủi ro ngập lụt cao. 

“Nhóm nghiên cứu tính toán riêng khu vực đã quy hoạch ở huyện Nhà Bè cần 50-74 triệu m3 đất tôn nền để đảm bảo chống ngập ở phía Nam. Số lượng này gấp gần 10 lần nhu cầu đất đắp nền đường còn thiếu cho 5 đoạn cao tốc phía Đông giai đoạn 2022-2023. Điều này cho thấy thách thức rất lớn”, ông Hiếu nói.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

TP.HCM chốt tỷ lệ % tính tiền thuê đất: Doanh nghiệp "chóng mặt" với chi phí

Bộ Tài chính nghiên cứu đánh thuế sở hữu nhiều nhà đất: Tránh tạo cú sốc cho thị trường

Ngân hàng “ép” khách mua bảo hiểm: Đã bị chấn chỉnh nhưng vẫn khó dẹp bỏ

Cần xử lý hành vi thao túng giá đất như đối với thị trường chứng khoán

Vụ 30 tỷ đồng/m2 đất tại Sóc Sơn: Công an điều tra dấu hiệu gây rối trật tự

TP. HCM: 6 khu "đất vàng" bị bỏ hoang tại Q. 1 được đề xuất làm bãi giữ xe

Hà Nội: Vì sao 150 hộ dân tại chung cư The Golden An Khánh chưa được cấp sổ hồng?

Nhà trọ, chung cư mini không cam kết về PCCC sẽ bị dừng hoạt động

Tin mới cập nhật

Amazon gây sức ép cho các đối tác bán hàng trên Temu

16 giờ trước

Nga bắt đầu sử dụng bitcoin trong giao dịch quốc tế

16 giờ trước

“Độc lạ” TP.HCM: Căn hộ giá mềm bị khách hàng "ngó lơ"

16 giờ trước

PGS.TS. Nguyễn Quang Tuyến: "Nói bảng giá đất mới làm tăng giá bất động sản là hơi oan"

16 giờ trước

TS. Nguyễn Văn Đính: Thị trường bất động sản sắp bước vào chu kỳ “thật” hơn

16 giờ trước