Ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam chịu áp lực vì nhu cầu sụt giảm mạnh
BÀI LIÊN QUAN
Doanh nghiệp dệt may, thuỷ sản nên làm gì để “vượt bão” khi đơn hàng xuất khẩu giảm đột ngột ngay lúc cao điểm?Xuất khẩu gạo là “điểm nhấn” cuối năm khi sức mua của nhiều mặt hàng đều sụt giảmNhu cầu suy yếu khiến xuất khẩu tôm tháng 10 giảm xuống 26%Nhu cầu sụt giảm sau 6 tháng tăng mạnh
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP) công bố số liệu trong tháng 9 cho thấy ước tính xuất khẩu thủy sản đạt trên 850 triệu USD. Đó là lần đầu tiên sau 7 tháng, xuất khẩu thủy sản lao xuống mức dưới 900 triệu USD. Con số này sẽ thấp hơn khoảng 15% nếu so sánh với tháng 8.
Kim ngạch xuất khẩu trong tháng 10 tăng nhẹ với mức 5% so với tháng trước, đạt 907,4 triệu USD nhờ việc doanh nghiệp chuyển sang tập trung vào Trung Quốc và Nhật Bản.
Những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2022
Theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, trong 10 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước đạt 312,94 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, có 1 thị trường xuất khẩu có kim ngạch đạt hơn 90 tỷ USD.Vỏ hạt điều giúp các doanh nghiệp xuất khẩu liên quan thoát lỗ ngoạn mục
Thời gian gần đây, bỏ hạt điều đã không còn bị xem là rác, phải đốt bỏ gây ô nhiễm môi trường. Thay vào đó, chúng có thể dùng để ép lấy dầu. So với dầu FO, dầu làm từ vỏ điều sẽ được sử dụng làm chất đốt công nghiệp với giá thành rẻ hơn khoảng 60%. Có năm, khi giá nhân điều giảm mạnh, giá bán vỏ điều sẽ bù đắp khoảng 10% doanh thu, giúp cho các doanh nghiệp có thể thoát lỗ.Năm 2023, đơn hàng của nhiều ngành xuất khẩu chủ lực sụt giảm nghiêm trọng
Theo doanh nghiệp ở các ngành hàng đều có chung nhận định đó là hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu trong nửa cuối quý IV và đầu năm 2023 sẽ gặp nhiều khó khăn so với kết quả của quý 3.Tại Mỹ và châu Âu, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng tới nhập khẩu thủy sản trong tháng 10. Kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm đến 31,3% so với cùng kỳ, còn 150 triệu USD. Một số thị trường tiêu thụ thủy sản lớn ở EU như Hà Lan hay Đức chứng kiến mức giảm là 42% và 32% tương ứng so với tháng 10 năm ngoái.
Nhu cầu sụt giảm cũng đã bắt đầu tác động trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp nhất là về tôm và cá tra vì đây là hai mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất.
Tại ngày 30/9, Báo cáo tài chính hợp nhất CTCP Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú quý III cho thấy hàng tồn kho tăng 16% với khoảng 5.316 tỷ đồng so với đầu năm. Con số này cũng cao hơn 17% so với thời điểm cùng kỳ năm trước khi hoạt động xuất khẩu gặp trở ngại do dịch bệnh Covid 19, cùng với việc giá cước vận chuyển tăng cao và thiếu container.
CTCP Thực phẩm Sao Ta báo lãi sau thuế 80 tỷ đồng trong quý III, đã tăng 25,4% so với cùng kỳ. Thế nhưng, so với quý II, con số này thấp hơn gần 33%.
Chi phí vận chuyển của doanh nghiệp qua 9 tháng đầu năm là 158 tỷ đồng, tăng gần 39% so với cùng kỳ, và cũng là chỉ tiêu chiếm 83% trong chi phí bán hàng.
Theo VASEP, xuất khẩu tôm Việt Nam qua 9 tháng đầu năm 2022 chứng kiến mức tăng 23% đạt gần 3,4 tỷ USD. Thế nhưng, xuất khẩu tôm chỉ tăng vào nửa đầu năm nhờ nhu cầu thị trường tăng mạnh và giá xuất khẩu cao. Xuất khẩu tôm từ quý III đã chững lại rồi giảm dần so với cùng kỳ.
Tháng 10 ghi nhận mức giảm sâu 26% so với cùng kỳ còn 313 triệu USD. Theo đó, xuất khẩu tôm bộc lộ rõ sự đi xuống, chỉ ra sự bất cập của doanh nghiệp trong ngành tôm.
Theo nhận định của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), xu hướng xuất khẩu thủy sản đến EU và Mỹ chậm lại có thể sẽ tiếp tục xảy ra trong những tháng cuối năm. Đơn hàng xuất khẩu thủy sản mới có xu hướng thấp hơn hàng năm, gây khó cho các doanh nghiệp trong ngành.
Theo ông Hồ Quốc Lực, Chủ tịch HĐQT Sao Ta, người tiêu dùng phải thắt chặt chi tiêu vì lạm phát, còn tôm còn bị cạnh tranh bởi tôm giá rẻ từ Ấn Độ và Ecuador. Thực phẩm là không thể thiếu nhưng mặt hàng có giá bình dân sẽ được quan tâm hơn.
Ông Lực cho biết: “Những tháng cuối năm là giai đoạn doanh số xuất khẩu giảm mạnh. Đó là vì những kho hàng bên mua cơ bản đầy”.
Liệu cá tra có còn là lợi thế?
Cá tra được cho là có lợi thế trong khi lạm phát tăng cao nhưng cũng đối mặt với xu thế giảm. Kim ngạch xuất khẩu cá tra tăng 31% so với cùng kỳ khi đạt 179 triệu USD, thế nhưng đây lại là mức thấp nhất tính từ đầu năm. So với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng trưởng xuất khẩu cũng thấp nhất trong các tháng.
Doanh số trong tháng 10 thậm chí giảm gần ½ so với mức đỉnh 310 triệu USD đạt được hồi tháng 4.
Lạm phát khiến nhu cầu giảm dần qua thời gian, đặc biệt là tại EU, Anh, Mỹ và thậm chí ở những thị trường vốn có lợi thế về địa lý hoặc thuế quan CPTPP.
Trong tháng 10, xuất khẩu cá tra sang Mỹ đã giảm gần 25% còn 32 triệu USD. Kể từ tháng 7, xuất khẩu cá tra sang Mỹ chỉ dao động 32-33 triệu USD/ tháng, giảm hụt hẫng so với 81 triệu USD - mức đỉnh hồi tháng 4.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 của CTCP Vĩnh Hoàn (Mã: VHC), doanh thu thuần của Vĩnh Hoàn đạt 3.261 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ.
Trong quý II, biên lãi gộp đạt 19,1%, giảm mạnh so với 25,9% dù giá bán bình quân tăng 5% so với quý trước. Đó là vì khoản dự phòng hàng tồn kho đạt tới 240 triệu đồng có liên quan đến thành phẩm tồn kho.
Trung tâm phân tích của Chứng khoán SSI (SSI Research) cho biết Vĩnh Hoàn dự báo giá bán bình quân sẽ giảm trong quý IV vì cả nguyên liệu cá hay chi phí thức ăn đều giảm từ tháng 10. Điều này dẫn tới việc trích lập dự phòng trong quý này.
Trong kỳ, lãi sau thuế đạt 460 tỷ đồng quý III, tăng 80% so với cùng kỳ nhưng vẫn thấp nhất tính từ quý 4 năm 2021.
Trong quý III, công ty Nam Việt chứng kiến biên lãi gộp giảm khoảng 10 điểm phần trăm so với quý II còn 23%. Cải thiện từ mức lỗ 13 tỷ đồng quý III năm ngoái, lãi sau thuế đã đạt gần 120 tỷ đồng. So với 2 quý đầu năm thì kết quả này đã giảm.
Nam Việt mới đây đưa ra thông báo đã lùi kế hoạch chi trả cổ tức năm 2021 bằng tiền mặt từ ngày 1/12/2022 sang ngày 27/4/2023. Như vậy kế hoạch này trễ gần 5 tháng.
Ban lãnh đạo đưa ra lý do là tình hình tài chính cuối năm gặp khóm và không kịp nguồn tiền thanh toán. Ngành thủy sản không chỉ gặp khó khăn ở việc tồn kho những thị trường nhập khẩu ở mức cao mà còn có trở ngại từ biến động tỷ giá và lãi suất tăng cao. Ngoài ra, dòng vốn sản xuất kinh doanh bị co hẹp vì tình hình tín dụng bị siết chặt.