meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành gỗ và nội thất Việt Nam nằm trong Top 6 về kim ngạch xuất khẩu khi đạt gần 15 tỷ USD

Thứ năm, 14/04/2022-15:04
Xuất khẩu gỗ và sản xuất gỗ trong năm 2021 đạt đạt 14,809 tỷ USD, tiếp tục xếp thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, nhóm hàng hóa tại Việt Nam, so với năm 2020 đã tăng 19,7%. Đây là kết quả sau nhiều nỗ lực nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh, cải thiện mẫu mã và chất lượng của sản phẩm. 

Theo Nhịp sống kinh tế, nhu cầu sử dụng các sản phẩm về gỗ trong và ngoài nước ngày càng tăng vì tính thẩm mỹ không gian gia đình hay các nơi như văn phòng, khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại,... ngày càng đa dạng và sử dụng đồ gỗ nội thất thiên về sự sang trọng, bền bỉ. 

Bà Đỗ Thị Thu Hương - Chuyên gia của Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) cho biết, ngành gỗ Việt Nam đang tăng trưởng với tốc độ năng động nhất thế giới trong hơn một thập kỷ qua. Theo đó, đã vươn lên vị trí thứ 7 toàn cầu về sản xuất đồ gỗ và đồ nội thất. Tại Việt Nam, xuất khẩu gỗ là một trong tám mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD vào năm 2021. 


Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang tăng trưởng rất ổn định
Ngành gỗ và nội thất Việt Nam đang tăng trưởng rất ổn định

Tại khai mạc tuần lễ giao thương ngành nội thất Việt Nam "Vietnam Furniture Matching Week 2022" diễn ra vào ngày 13/4 tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng bộ Công thương Đỗ Thắng Hải nhận định các doanh nghiệp đã có nhiều cố gắng nâng cao khả năng sản xuất, kinh doanh, cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm để nâng cao sự phát triển của ngành gỗ. 

Tuần lễ được Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ TP. HCM (HAWA) Cục Xúc Tiến Thương Mại (Vietrade) phối hợp với Sở công thương TP. HCM tổ chức, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành tìm kiếm được khách hàng tiềm năng trong mùa cao điểm trước bối cảnh dịch bệnh vẫn còn gây cản trở. Đây là hoạt động xúc tiến thương mại đóng vai trò quan trọng để nâng cao vị thế ngành gỗ Việt Nam trên thị trường quốc tế. 

Ông Đỗ Thắng Hải cho rằng, hoạt động trong tuần lễ giữ vai trò rất quan trọng để duy trì hình ảnh của ngành gỗ Việt Nam với thế giới trong mùa đặt hàng cao điểm năm 2022. Thực tế, dịch bệnh vẫn còn tồn tại và hạn chế việc di chuyển quốc tế. Việc giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được nguồn khách và nâng cao năng lực cạnh tranh đang nằm trong mục tiêu hàng đầu của Chính phủ, các bộ ngành và các Hiệp hội. Thời gian tới, Bộ Công thương vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ để tiếp sức cho doanh nghiệp nội thất trong nước giữ vững vị trí trên trường quốc tế. 


Ảnh: minh họa
Ảnh: minh họa

Thứ trưởng nhận xét, dịch bệnh bùng phát trở lại và kéo dài trong năm 2021 đã khiến nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng xấu về mọi mặt. Tuy nhiên, bất chấp những thách thức đó, nền kinh tế đã trở mình và dần hồi phục ngay từ đầu năm 2022. Nguyên nhân là Chính phủ đã có những chỉ đạo sát sao, kịp thời và sự vào cuộc quyết liệt từ các Bộ, Ngành, Chính quyền địa phương, cũng như những nỗ lực hoạt động của các doanh nghiệp,... Những điều này đã giúp Việt Nam giữ vững quá trình sản xuất và xuất khẩu với con số kỷ lục của tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 668,5 tỷ USD, so với năm 2020 đã tăng 22,6%.

Với riêng ngành sản xuất đồ gỗ và nội thất Việt Nam, thời gian qua đã chịu nhiều tác động tiêu cực từ dịch bệnh, gián đoạn chuỗi cung ứng, chi phí vận chuyển và nguyên liệu đầu vào tăng,... Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng ổn định. Cụ thể, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ trong năm qua tiếp tục giữ vị trí thứ 6 về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, nhóm hàng hóa của Việt Nam. Theo đó, tổng kim ngạch đạt 14,809 tỷ USD, so với năm 2020 đã tăng 19,7%. 

Bên cạnh đó, kể từ năm 2003, Bộ Công Thương đã có những hoạt động xúc tiến thương mại như: Chương trình cấp Quốc gia về Xúc tiến thương mại, Chương trình Thương hiệu Quốc gia. Những việc này đã góp phần lớn cho sự tăng trưởng xuất khẩu và duy trì thương hiệu sản phẩm đồ gỗ, đồ thủ công mỹ nghệ của quốc gia tại các thị trường xuất khẩu lớn như Hàn Quốc, Mỹ, EU. 

So với tình trạng thiếu đơn hàng và bị động khi dịch bệnh bùng phát trong năm 2021, thì năm 2022 ngành gỗ đã có nhiều khác biệt khi nhu cầu nội thất trên toàn thế giới đều tăng. Theo đó, doanh nghiệp ngành gỗ và nội thất của Việt Nam đều trong trạng thái kín đơn hàng cho đến hết quý III và dự kiến sẽ kín cả năm 2022. 


Các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang ghi nhận tình hình kín đơn hàng
Các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam đang ghi nhận tình hình kín đơn hàng

Theo ý kiến từ ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch Hawa: “Năm vừa qua là một năm đáng nhớ của ngành gỗ Việt Nam khi phải trải qua nhiều thách thức, khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta đã vượt qua nó bằng sự nỗ lực và đạt được những thành tích đáng khích lệ với mức tăng trưởng gần 20% so với năm 2020”. Trong giai đoạn 2020 - 2021, dịch bệnh đã gây gián đoạn các chương trình giao thương trực tiếp. Sau đó với sự vào cuộc, chỉ đạo từ Bộ Công thương, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, cùng sự vào cuộc của Cục Xúc tiến thương mại, Sở Công thương TP. HCM, HAWA cùng cộng động doanh nghiệp ngành Gỗ & Thủ công mỹ nghệ đã giải quyết nhanh chóng việc chuyển hoạt động XTTM sang hình thức trực tuyến. Nhanh chóng kết nối với các hệ thống nhà hàng tại chỗ, cơ quan thương vụ, văn phòng đại diện các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu tại Việt Nam. 

Chương trình Vietnam Furniture Matching Week 2022 đã hấp dẫn đông đảo các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là nhóm mua hàng đến từ nhiều thương hiệu uy tín trên thế giới. Bên cạnh đó, các hoạt động kết nối giao thương và các sự kiện bên lề cũng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích, mang tính thời sự về ngành cũng như các đề xuất giúp doanh nghiệp thích ứng hòa hợp hơn trong điều kiện hiện nay. Ngoài ra, dựa trên các vấn đề sốt nóng, được sự quan tâm như xu hướng logistics, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực - RCEP hay là các chuỗi cung ứng vật liệu nội thất và hoạt động chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành gỗ. 

Được biết, ngay từ lần tổ chức đầu tiên của Vietnam Furniture Matching Week 2022 với hơn 300 người tham gia, đến nay đã lên tới 800 đại diện đến từ hơn 450 đơn vị trong ngành chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ. Các đơn vị sẽ cùng tham gia xuyên suốt 2 ngày sự kiện diễn ra đợt này. Có thể thấy những tín hiệu rất tích cực về sự phục hồi và hoạt động sôi nổi của ngành gỗ trong năm 2022. 

Theo: toquoc.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

Sân pickleball mọc lên ồ ạt, đầu tư không còn “hái ra tiền”

Thúc đẩy chuyển đổi dự án để tăng nguồn cung NOXH

Huyện Hoài Đức tiếp tục đấu giá đất tại khu Lòng Khúc: Kịch bản nào sẽ xảy ra?

Chuyên gia dự báo, thị trường bất động sản sẽ bật lên sau 3-4 năm nữa

Đề xuất đánh thuế bất động sản thứ hai: Lo ngại những "phản ứng ngược"!

Dự án NOXH đầu tiên tại Quảng Ninh có mức giá "dễ chịu", nhiều căn dưới 600 triệu đồng

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

9 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

9 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

9 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

9 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước