meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngành bán lẻ bùng nổ với mục tiêu 350 tỷ USD

Thứ hai, 14/11/2022-14:11
Phục hồi rất tốt sau đại dịch Covid - 19 và hàng loạt những biến động trên thị trường, nhiều doanh nghiệp bán lẻ tại Việt Nam hiện ghi nhận những kết quả tích cực. Lãi hàng quý tăng trưởng và có kế hoạch mở rộng hoạt động vào những tháng cuối năm. 

Mở rộng phạm vi và thị phần

Tập đoàn Masan - doanh nghiệp sở hữu chuỗi siêu thị và cửa hàng tiện lợi WinCommerce liên tục đẩy nhanh tốc độ mở thêm các cửa hàng bán lẻ. Trong 9 tháng đầu năm nay, WinCommerce mở thêm được 477 cửa hàng WinMart+, hiện đang sở hữu 3.049 cửa hàng đi vào hoạt động, chiếm 48% thị phần. Đơn vị này cũng ghi nhận lợi nhuận đáng kể nhờ việc cải thiện hiệu quả hoạt động cũng như gia tăng lượng khách hàng. 

Trong quý III/2022, Tập đoàn Masan mở thêm được 30 cửa hàng mang thương hiệu Win để đẩy mạnh chiến lược "point of life" (một điểm đến, đa tiện ích). Đại diện doanh nghiệp cho rằng, trong thời gian tới, Masan sẽ ra mắt thêm mô hình cửa hàng mới nhằm phục vụ khách hàng tại khu vực nông thôn, triển khai chương trình khách hàng thân thiết.


Masan sẽ ra mắt thêm mô hình cửa hàng mới nhằm phục vụ khách hàng tại khu vực nông thôn
Masan sẽ ra mắt thêm mô hình cửa hàng mới nhằm phục vụ khách hàng tại khu vực nông thôn

Trong khi đó, theo đại diện hệ thống MM Mega Market, thị trường bán lẻ của Việt Nam vẫn rất tiềm năng và đầy triển vọng dù mức độ cạnh tranh hay áp lực từ lạm phát là rất lớn. Hàng loạt doanh nghiệp bán lẻ lớn, chiếm thị phần chi phối có lợi thế hơn vì đã thương lượng với bên cung cấp, giúp giảm những tác động của giá vốn tăng cao. Qua đó tung ra được nhiều chiết khấu hơn để hỗ trợ khách hàng mua sắm trong bối cảnh lạm phát tăng cao. 

Dù đang trong xu hướng phục hồi và tăng trưởng tích cực, tuy nhiên ngành bán lẻ trong nước cũng phải đối mặt với nhiều thách thức cùng rủi ro. Kết quả khảo sát của Vietnam Report chỉ ra rằng, dưới những tác động của tình trạng lạm phát và khó khăn phát sinh vì hàng hóa, lãi suất hay tỷ giá đều tăng cao, người tiêu dùng hiện đang siết chặt chi tiêu và hình thành thói quen tiết kiệm hơn. Người tiêu dùng hiện nay thường chú trong hơn tới các chương trình giảm giá, khuyến mãi và mua theo gói lớn để được ưu đãi nhiều hơn.

Dư địa tăng trưởng lớn

Bộ Công Thương cho biết, ngành bán lẻ Việt Nam đang có quy mô thị trường đạt 142 tỷ USD, dự báo tới năm 2025 sẽ tăng lên 350 tỷ USD, góp vào GDP cả nước 59%. Số liệu của Tổng cục Thống kê trong 10 tháng đầu năm 2022 cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tăng 1,5% so với tháng trước, đạt 486,4 nghìn tỷ đồng và tăng 17,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Colliers cho biết, kể từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã thu về những dấu hiệu tích cực của nền kinh tế nói chung và thị trường bán lẻ nói riêng. Một số tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam cao hơn so với đầu năm. Vì vậy đã tạo ra tín hiệu khả quan, hấp dẫn và thu hút thêm các thương hiệu bán lẻ lớn tham gia nhiều hơn vào thị trường bán lẻ Việt Nam. 


Một số tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam cao hơn so với đầu năm
Một số tổ chức quốc tế nâng dự báo tăng GDP của Việt Nam cao hơn so với đầu năm

Tại báo cáo “Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt” do McKinsey & Company Việt Nam công bố, đã chỉ ra rằng, hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ đều nhận định cuối năm sẽ là cơ hội rất tốt để kích cầu tiêu dùng. Bởi đây là dịp họ có thể đóng góp từ 30 - 40% doanh số cả năm. Do đó, không ít các doanh nghiệp bán lẻ có xu hướng đầu tư mạnh hơn để tạo ra sự khác biệt về mẫu mã, chất lượng sản phẩm để tăng sự cạnh tranh với các đối thủ cùng ngành. 

Về nguyên nhân dẫn tới tổng mức bán lẻ tăng mạnh, bà Vũ Thị Hậu - Chủ tịch Hiệp hội Các nhà bán lẻ Việt Nam nêu rõ, giá cả hàng hóa tiêu dùng thiết yếu tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ tăng chung của tổng mức bán lẻ. Đồng thời, sức mua tuy đã hồi phục rõ rệt nhưng mạnh vì nhiều người tiêu dùng vẫn còn đang cắt giảm chi tiêu do lo ngại lạm phát. 

Cụ thể là, sau thời gian dài bị “kìm hãm” vì dịch bệnh Covid - 19, vào dịp cao điểm cuối năm nay, khách hàng sẽ có xu hướng chi mạnh hơn, điều này tạo ra làn sóng mua sắm bùng nổ. Với tâm lý tích cực của người tiêu dùng đã tạo điều kiện cho ngành dịch vụ - bán lẻ thuận lợi hồi phục và phát triển trong cả trung và dài hạn. 

Doanh nghiệp tất bật chuẩn bị cho mùa mua sắm cuối năm

Để đón mùa mua sắm cuối năm nay, các doanh nghiệp đã sớm tăng tốc sản xuất, chuẩn bị hàng hóa. Nhằm tái khẳng định thương hiệu cũng như mở rộng mặt hàng sản phẩm, siêu thị hàng Nhật nội địa Sakuko Japanese Store mới đây đã đổi nhận diện thương hiệu từ nhà bán lẻ chuyên kinh doanh hàng mẹ và bé của Nhật chuyển thành chuỗi siêu thị trong lĩnh vực bán lẻ hàng Nhật nội địa. 


Ngành dịch vụ - bán lẻ thuận lợi hồi phục và phát triển trong cả trung và dài hạn
Ngành dịch vụ - bán lẻ thuận lợi hồi phục và phát triển trong cả trung và dài hạn

Tháng 9 vừa qua, Masan chính thức triển khai hoạt động chuỗi 27 cửa hàng đa tiện ích WinMart ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. Từ nay tới cuối năm, Masan dự kiến sẽ mở rộng thêm hệ thống cửa hàng WinMart trên cả nước.

“Cùng với việc mở rộng thêm cửa hàng bán lẻ, hệ thống Winmart cũng có kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng đầy đủ, dồi dào cho cuối năm nay. Trong đó, tập trung vào việc dự trữ hàng tiêu dùng thiết yếu, thực phẩm sản xuất trong nước với giá cả phải chăng, chất lượng tốt không thua gì hàng ngoại nhập. Bên cạnh đó cũng có nhiều chương trình khuyến mãi để kích cầu mua sắm” - Đại diện chuỗi hệ thống cho hay. 

Tương tự, Ông Lê Mạnh Phong - CEO chuỗi Big C và Go! miền Bắc cho biết, để đáp ứng nhu cầu mua sắm dịp cuối năm, Big C hiện tại đang tiến hành đàm phán với những bên cung cấp để đảm bảo đủ nguồn hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. 

“Thông qua đàm phán, Big C có thể đa dạng nguồn cung để bù vào lượng thiếu hụt, chú trọng đến việc ổn định nguồn hàng và giá thấp vì được doanh nghiệp Việt Nam sản xuất. Đồng thời Big C đã thực hiện nhiều chương trình khuyến mại nhằm thu hút và duy trì khách mua sắm” - CEO Big C khẳng định. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

1 ngày trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

1 ngày trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

2 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

2 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

2 ngày trước