Ngân hàng trung tâm tiền tệ là gì?
BÀI LIÊN QUAN
Tự do hóa tài chính (Financial Liberalization) là gì?Những điều cần biết về tự do hóa cơ chế tín dụngNgân hàng trung tâm tiền tệ là gì?
Trong tiếng Anh, ngân hàng trung tâm tiền tệ được gọi là Money Center Banks. Ngân hàng tiền tệ cũng có cấu trúc giống với một ngân hàng tiêu chuẩn khác, nhưng những ngân hàng này sẽ có những hoạt động vay và cho vay liên quan tới chính phủ, hay các ngân hàng và tổ chức kinh doanh lớn. Loại hình tổ chức tài chính này thường không cho đối tượng là người tiêu dùng vay mượn. Ngân hàng trung tâm tiền tệ thường được đặt trụ sở tại những trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như Hong Kong, London, Tokyo và New York. Bảng cân đối kế toán của những ngân hàng này rất lớn nên sẽ tham gia vào hệ thống tài chính quốc gia và quốc tế.
Ngân hàng trung tâm tiền tệ và cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008
Tại Mỹ những ngân hàng trung tâm tiền tệ lớn có thể kể đến như Bank of America, Citi, JP Morgan và Wells Fargo trong cuộc khủng hoảng tài chính (Financial crisis) năm 2008 đều phải đối mặt với những sự khó khăn về tài chính. Vì thế, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (The U.S. Federal Reserve) đã phải can thiệp với 3 giai đoạn nới lỏng định lượng cũng như mua lại các khoản thế chấp để giải quyết tình hình khó khăn cho những ngân hàng trung tâm tiền tệ.
Năm 2004, tỉ lệ sở hữu nhà ở của Mỹ đạt đỉnh 70% cao đến bất ngờ nhưng đến cuối năm 2005 giá nhà lại giảm khiến cho chỉ số xây dựng nhà ở tại Hoa Kỳ (The U.S. Home Construction Index) cũng đã giảm 40% trong năm 2006. Chính thời điểm đó, những người có khoản vay dưới chuẩn đều phải lao đao khi không thể gồng gánh khoản vay với mức lãi suất cao hơn và bắt đầu bị vỡ nợ. Năm 2007, nhiều người cho vay dưới chuẩn (Subprime lenders) đã tuyên bố phá sản không đủ khả năng để trả khoản nợ của mình.
Đây là yếu tố tạo ra hiệu hiệu ứng gợn sóng (Ripple effect) trong toàn bộ ngành tài chính dịch vụ của Hoa Kỳ và những ngân hàng trung tâm tiền tệ khác trên thế giới. Phải đến khi thời gian nới lỏng định lượng QE diễn ra thì các tổ chức tài chính mới có một dòng tiền ổn định. Thông qua đó mà họ đã tạo ra được những khoản thế chấp và khoản vay mới để hỗ trợ việc phục hồi kinh tế nói chung.
Nhiều người đã lo ngại khi các chương trình QE chấm dứt, thì những ngân hàng trung tâm tiền tệ sẽ gặp nhiều khó khăn do không có sự hỗ trợ này, tuy nhiên, ngay sau khi thời điểm khủng hoảng qua đi thì lãi suất của ngân hàng trung tâm tiền tệ Hoa Kỳ cũng đã tăng lên nên các ngân hàng không cần phải lo lắng thêm về sự đổ vỡ.
Ngân hàng trung tâm tiền tệ là những tổ chức tài chính cực kì lớn và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Trong tương lai những ngân hàng trung tâm tiền tệ mới có quy mô lớn hơn được hi vọng sẽ xuất hiện tại nhiều quốc gia để hỗ trợ nền kinh tế tài chính trên toàn thế giới.