meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Ngân hàng thương mại nói "không" với việc nới lỏng “van” tín dụng

Chủ nhật, 10/07/2022-21:07
Tín dụng tăng trưởng quá mạnh cũng khiến nhiều chuyên gia tỏ ra lo lắng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, đồng thời những nỗ lực đạt được trong thời gian qua có thể trở nên vô ích. 

Nhiều ngân hàng đã cạn "room" (giới hạn vay vốn)

Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cho năm 2022 đã được Ngân hàng nhà nước đặt mục tiêu ngay từ cuối năm 2021 với mức 14%, tương đương mức trước dịch đại COVID – 19. Tuy nhiên con số này được đưa ra chỉ mang tính chất định hướng và sẽ điều chỉnh với tình hình thực tế. Điều này đã được các cơ quan điều hành khẳng định. 

Ông Đào Minh Tú, Phó thống đốc thường trực ngân hàng nhà nước cho biết, tính đến ngày 30/6/2022, tín dụng toàn nền kinh tế của nước ta đã tăng 9,35%, so với mức tăng 6,47% cùng kỳ năm ngoái. Điều này đã chứng minh cho sự phục hồi của nền kinh tế sau đại dịch, các hoạt động kinh doanh, buôn bán đã phục hồi, từ đó nhu cầu tín dụng tăng lên mạnh mẽ. Cũng vì lý do này mà mới bước qua 6 tháng đầu năm 2022, nhiều ngân hàng đã dùng gần cạn "room" tín dụng (giới hạn vay vốn) được cấp từ đầu năm.

Cụ thể, tại ngân hàng Vietcombank, Phó tổng giám đốc - ông Nguyễn Việt Cường cho biết, mức tín dụng ngân hàng được cấp  cả năm là 10%, nhưng mới chỉ trong 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9%. 


Mức tín dụng ngân hàng được cấp cả năm là 10%, nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9%
Mức tín dụng ngân hàng được cấp cả năm là 10%, nhưng chỉ trong 4 tháng đầu năm, tăng trưởng tín dụng đã đạt 9%

Tương tự, Tổng giám đốc ngân hàng MB - ông Lưu Trung Thái cũng cho biết, đến cuối tháng 4, tín dụng của ngân hàng đã tăng tới hơn 14%, trong khi chỉ tiêu ngân hàng được cấp hồi đầu năm là 15%.

Ngân hàng ACB được cấp chỉ tiêu là 10%, nhưng sau 4 tháng đầu năm nay mức tăng trưởng tín dụng cũng đã đạt mức 8%. Ngoài ra, tình trạng này cũng diễn ra tại các ngân hàng khác như BIDV, HDBank,…

Tất cả các con số trên đều thể hiện nhu cầu vốn lớn của doanh nghiệp cũng như người dân. Tuy nhiên, không phải tất cả đều được đáp ứng vì điều kiện hiện tại ở nhiều ngân hàng còn khó khăn. Do đó, lãnh đạo các ngân hàng đã nhiều lần đề nghị ngân hàng nhà nước "nới van" tín dụng để có thể đưa đồng vốn đến với khách hàng một cách kịp thời hơn.

Đặc biệt, thời gian vừa qua các ngân hàng gấp rút triển khai gói hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp theo gói 40.000 tỷ đồng từ ngân sách khiến vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. 

Tuy nhiên, việc giải ngân vẫn không hề dễ dàng đối với cả ngân hàng và doanh nghiệp.

Phó tổng giám đốc BIDV chia sẻ tại Hội nghị triển khai chính sách hỗ trợ lãi suất 2% cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh và hợp tác xã do ngân hàng nhà nước tổ chức hồi cuối tháng 5 vừa qua rằng: "Một cuộc khảo sát ngân hàng đã được thực hiện cho thấy rằng, tại BIDV, nhu cầu tăng trưởng tín dụng của khách hàng lên tới hơn 14% trong khi ngân hàng chỉ được cấp 10%. Do đó, mong ngân hàng nhà nước xem xét đề nghị nới room tín dụng cho BIDV nói riêng và một số ngân hàng lớn nói chung để Nghị định 31 được thực hiện một cách thông suốt, đáp ứng được tất cả kỳ vọng của khách hàng".


BIDV mong muốn ngân hàng nhà nước xem xét đề nghị nới room tín dụng cho các ngân hàng
BIDV mong muốn ngân hàng nhà nước xem xét đề nghị nới room tín dụng cho các ngân hàng

Cũng tại hội nghị trên, lãnh đạo Vietcombank đưa ra đề nghị ngân hàng nhà nước xem xét nới chỉ tiêu tín dụng để chung tay hỗ trợ nền kinh tế phục hồi sau đại dịch. Bởi “room” tín dụng của Vietcombank sắp cạn kiệt trong khi dư nợ cho vay các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ lãi suất chiếm tới gần 30% tổng dư nợ ngân hàng với gần 30.000 khách hàng. 

"Mọi thành tựu sẽ trở về số 0 nếu lạm phát tăng"

Nhiều chuyên gia kinh tế tỏ ra lo ngại khi tín dụng tăng trưởng quá mạnh sẽ dẫn đến hệ quả vô cùng nghiêm trọng khiến mọi nỗ lực trong thời gian qua đều trở nên vô nghĩa. Tại hội nghị trực tuyến triển khai hỗ trợ lãi suất 2% vừa được tổ chức mới đây, ông Phạm Đức Ấn - Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay ngân hàng đã dùng hết gần 6% trong khi chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng được cấp là 7%.

Ông Ân nói: "Trong 6 tháng còn lại của năm 2022, Agribank chỉ còn lại vỏn vẹn hơn 1% để tăng trưởng, đây quả thật là một bài toán lớn đối với ngân hàng”.

Mặc dù vậy, nhưng Chủ tịch Agribank đã khẳng định, ngân hàng sẽ tuân thủ đúng theo sự hướng dẫn và chỉ đạo của Chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ quan điểm không ủng hộ việc nới mạnh chỉ tiêu tăng tín dụng trong nửa cuối năm. 

Sở dĩ ông Ân có quan điểm như vậy là do nguồn vốn trong dân chỉ đạt tới mức nhất định, tăng trưởng huy động vốn năm nay cũng không có sự khác biệt lớn so với năm trước (đến cuối tháng 6 huy động vốn chỉ tăng 4,61%). Vậy nên nếu tín dụng tăng quá mạnh thì sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng giành giật vốn lẫn nhau, từ đó châm ngòi cho cuộc đua lãi suất. 


Nếu tín dụng tăng quá mạnh sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng giành giật vốn lẫn nhau
Nếu tín dụng tăng quá mạnh sẽ dẫn đến tình trạng các ngân hàng giành giật vốn lẫn nhau

Tất nhiên, lãi suất tăng sẽ dẫn đến chi phí cho doanh nghiệp và người dân tăng lên, từ đó các sản phẩm sẽ tăng giá và dẫn đến lạm phát tăng. 

"Tôi mong rằng Chính phủ cũng như ngân hàng nhà nước sẽ đưa ra kế hoạch phù hợp nhằm đảm bảo tăng trưởng. Bởi nếu hy sinh để tăng trưởng thì áp lực lạm phát rất lớn. Agribank nói riêng mong rằng không có bất kỳ đột biến lớn về tín dụng để cuộc cạnh tranh lãi suất huy động không xảy ra. Nếu lạm phát tăng, mọi thành tựu đạt được trong thời gian qua sẽ trở về số 0", Chủ tịch Agribank nhấn mạnh.

Phó thống đốc Đào Minh Tú cũng cho biết, việc tăng tín dụng là một trong những đề xuất quan trọng được các ngân hàng thương mại yêu cầu và tất nhiên ngân hàng nhà nước sẽ có những nghiên cứu, xem xét cụ thể.

Ông Tú chia sẻ: "Ngân hàng nhà nước sẽ xem xét và tính toán khối lượng tín dụng trong năm nay một cách hợp lý nhằm đảm bảo các mục tiêu lớn. Đầu tiên là đáp ứng được mục tiêu kiểm soát lạm phát. Tiếp đó là các chỉ số kinh tế vĩ mô được đáp ứng sao cho phù hợp với chính sách lãi suất hiện nay. Đồng thời, tạo dư địa để chính sách hỗ trợ lãi suất 2% được thực hiện một cách hiệu quả nhất".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

Bảng giá đất mới của Hà Nội: Cần kiểm soát hiệu quả, ngăn chặn tình trạng đầu cơ

Thủ tục pháp lý “cản bước” M&A bất động sản

Chuyên gia: Một lượng vốn khổng lồ vẫn đang “luẩn quẩn” ở thị trường bất động sản miền Bắc

Cuộc sống người dân đảo lộn vì cứ cuối năm lại đào xới vỉa hè

"Chìa khóa" giải quyết tình trạng thổi giá rồi khuyến mại

Các sàn giao dịch bất động sản không đủ điều kiện sẽ bị “xóa sổ” từ 31/12

Tin mới cập nhật

Doanh nghiệp bất động sản chủ động "hút" vốn qua phát hành trái phiếu khi kênh truyền thống bị siết

13 giờ trước

Chuyên gia dự báo, đầu tư căn hộ cho thuê sẽ tiếp tục tăng trưởng

13 giờ trước

Lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội giảm từ năm 2025

13 giờ trước

10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024

13 giờ trước

Các quỹ ETF tiền điện tử giảm gần 700 triệu USD do Fed cắt giảm lãi suất

1 ngày trước