meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Động thái sắp tới của Ngân Hàng Nhà Nước có tác động như thế nào đến thị trường?

Thứ bảy, 09/07/2022-18:07
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 dẫn tới áp lực lạm phát ngày càng lớn. Điều này khiến thị trường phải chờ đợi vào những động thái sắp tới của Ngân hàng nhà nước trong việc điều hành chính sách tiền tệ.

Do ảnh hưởng của lạm phát, thời gian qua các ngân hàng đã đồng loạt đưa ra động thái tăng lãi suất huy động. Đặc biệt, tới đầu tháng 7, có nhiều nhà băng tăng lãi suất tiền gửi với mức điều chỉnh mạnh tay hơn trước

Cụ thể tại ngân hàng VPBank, từ tháng 5 tới nay đã có nhiều đợt điều chỉnh để tăng lãi suất huy động thêm 0,8%/năm và 0,3%/năm. Điều này đã đưa khung lãi suất của ngân hàng này trong kỳ hạn từ 1 tháng đến 36 tháng từ 3,2%/năm đến 6,7%/năm.

Tương tự, 2 ngân hàng là VIB và ACB cũng điều chỉnh mức tăng mạnh lãi suất lên tới 0,8%/năm trong thời gian vừa qua. Còn SCB, hiện tại đang là ngân hàng chào mức lãi suất cao nhất thị trường là 7,55%/năm.


Ngân hàng ACB cũng điều chỉnh mức tăng mạnh lãi suất lên tới 0,8%/năm
Ngân hàng ACB cũng điều chỉnh mức tăng mạnh lãi suất lên tới 0,8%/năm

Trước đó, ngân hàng Techcombank cũng đưa ra mức tăng lãi suất huy động trong khoảng 0,3 - 0,7 điểm % ở nhiều kỳ hạn. Ngoài ra, đối với khách hàng gửi từ 999 tỷ đồng trở lên, kỳ hạn 12 tháng và không tất toán trước hạn sẽ được áp dụng mức lãi suất cao nhất của nhà băng này lên ới 7,1%/năm.

Theo các số liệu được thống kê, có khoảng 10 ngân hàng trên thị trường hiện đang có lãi suất tiết kiệm trên 10% cụ thể như: SCB, CBBank, Kienlongbank, PVCombank, NamABank…

Trong cuộc đua tăng lãi suất lần này, ngoài khối các ngân hàng Thương mại cổ phần tư nhân, thì khối các ngân hàng quốc doanh cũng có sự gia nhập. Cụ thể, BIDV là ngân hàng tiên phong trong việc điều chỉnh lãi suất tháng 6 vừa qua. Tiếp đến là ngân hàng Agribank trong đầu tháng 7 này.

Ngoài việc tăng lãi suất huy động, Ngân hàng nhà nước cũng có động thái trong việc hút tiền về. Tính từ ngày 21/6 đến đầu tháng 7 này, Ngân hàng nhà nước đã hút về qua kênh tín phiếu, số tiền trên 107,6 nghìn tỷ đồng.


Ngoài việc tăng lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước cũng có động thái trong việc hút tiền về
Ngoài việc tăng lãi suất huy động, ngân hàng nhà nước cũng có động thái trong việc hút tiền về

Tất cả những động thái trên của Ngân hàng nhà nước đều cho thấy sự thận trọng với lạm phát, cùng với đó là biểu hiện thu hẹp dần chính sách tiền tệ nới lỏng. Các chuyên gia phân tích đã đưa ra dự báo rằng, từ cuối năm nay hoặc trong đầu năm sau, Ngân hàng nhà nước có thể sẽ điều chỉnh tăng lãi suất điều hành từ.

Theo VnDirect chia sẻ, hiện nay do FED muốn kiềm chế được lạm phát một cách nhanh chóng nên việc đẩy nhanh quá trình tăng lãi suất là điều tất yếu. Điều này khiến Ngân hàng nhà nước đang dần thu hẹp việc duy trì chính sách tiền tệ nới lỏng. Đối với lãi suất điều hành, có khả năng sẽ tăng cao vào quý 4/2022, tuy nhiên mức tăng (nếu có) sẽ ở mức hạn chế, khoảng 0,25-0,5 điểm phần trăm.

Cũng theo các chuyên gia của VnDirect cho biết, để hỗ trợ ổn định thị trường cũng như phục hồi nền kinh tế, đòi hỏi Ngân hàng nhà nước sẽ phải nỗ lực hơn nữa để duy trì chính sách tiền tệ "phù hợp" đồng thời chưa vội thắt chặt chính sách ngay.

Nguyên nhân đầu tiên là do áp lực của lạm phát trong nước gia tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng bình quân nửa đầu năm nay được dự báo ở mức 2,5% so với cùng kỳ, vẫn thấp hơn nhiều so với mục tiêu của là 4% của Chính phủ. Thứ 2, nhu cầu trong nước vẫn còn yếu và chưa phục hồi hoàn toàn về mức trước đại dịch và. Thứ 3, để phục hồi nền kinh tế, Ngân hàng nhà nước vẫn đưa ra mục tiêu ưu tiên là duy trì lãi suất cho vay thấp nhằm hỗ trợ doanh nghiệp.


Áp lực của lạm phát gia tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp
Áp lực của lạm phát gia tăng nhưng chỉ số giá tiêu dùng vẫn ở mức thấp

Bộ phận phân tích của VDSC cũng đưa ra quan điểm như Chứng khoán VnDirect rằng, nếu giá dầu tăng mạnh lên mức trên 130 USD/thùng thì việc điều chỉnh lãi suất điều hành có thể sẽ diễn ra sớm hơn vào quý 4/2022, bởi đây chính là nguyên nhân khiến lạm phát tăng nhanh hơn. Ngoài ra, VDSC cũng kỳ vọng việc tăng lãi suất điều hành với mức 50 điểm cơ bản có thể được thực hiện vào đầu năm 2023.

Ngân hàng UOB cũng đã đưa ra đánh giá trong một báo cáo gần đây rằng, Ngân hàng nhà nước có đủ khả năng để giữ ổn định lãi suất chính sách nhằm hỗ trợ cho các nỗ lực phục hồi kinh tế. Mặc dù bất chấp những triển vọng không chắc chắn từ địa chính trị và bối cảnh lạm phát trong nước. Tuy nhiên, việc thắt chặt chính sách từ Fed, khiến UOB đã đưa ra dự đoán rằng Ngân hàng nhà nước có thể sẽ khởi đầu chu kỳ tăng lãi suất từ ​​quý 2/2023 hoặc sớm hơn, nếu đà tăng trưởng vẫn tiếp tục duy trì và các rủi ro bên ngoài đáng quan ngại hơn.

HSBC cũng đưa ra dự đoán về đà tăng lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước dựa trên cơ sở dự báo lạm phát trung bình trong năm nay có thể đạt 3,5%. Tuy nhiên vào thời điểm cuối năm áp lực sẽ lớn hơn rất nhiều, thậm chí có thời điểm vượt quá 4%. Bộ phận nghiên cứu dự đoán SBV cho biết, từ quý 3/2022, lãi suất có thể sẽ bắt đầu tăng 50 bp và tăng vào mỗi quý khoảng 50 bp cho đến quý 3/2023. Như vậy, lãi suất điều hành có thể lên đến 6.5% vào cuối năm sau.


Lãi suất điều hành có thể tăng cao vào cuối năm sau
Lãi suất điều hành có thể tăng cao vào cuối năm sau

Ông Cấn Văn Lực, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính-tiền tệ, chuyên gia kinh tế trưởng ngân hàng BIDV cho rằng: Sau 2 năm Ngân hàng nhà nước duy trì chính sách nới lỏng, chính sách tiền tệ của Việt Nam sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, vị chuyên gia này cho rằng nhà điều hành sẽ tiếp tục duy trì chính sách nới lỏng ít nhất cho đến hết năm nay nhằm hỗ trợ đà phục hồi của nền kinh tế.

Ông cũng cho biết thêm: "Trên thực tế, kinh tế vĩ mô của nước ta khá ổn định  mặc dù chịu khá nhiều áp lực. Hiện tại, lạm phát vẫn cách khá xa mục tiêu đặt ra. Vì vậy Ngân hàng nhà nước chưa cần phải điều chỉnh ngay trong việc nâng lãi suất điều hành để ứng phó với lạm phát. Ngoài ra, giá nguyên nhiên vật liệu đầu vào tăng cao khiến chuỗi cung  bị gián đoạn, chứ không phải do yếu tố cung tiền".

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

Người dân TP.HCM vẫn thấp thỏm chờ kết quả khi nộp hồ sơ đất đai trước giờ G

Nhiều quy định phòng cháy chữa cháy mới có thể “làm khó” loại hình nhà ở kết hợp kinh doanh

Giá bất động sản tăng vọt do thiếu cạnh tranh?

Nên tách nhà ở xã hội khỏi dự án thương mại

Một số địa phương không có dự án NOXH nào được khởi công từ năm 2021 đến nay

Không nên chỉ cho thuê NOXH do công đoàn đầu tư

Bộ Tài nguyên và Môi trường yêu cầu Hà Nội khẩn trương xây dựng bảng giá đất mới

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước