Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định: Việt Nam cần có biện pháp giúp các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng
BÀI LIÊN QUAN
Giới nhà giàu Mỹ thi nhau đi vay ngân hàng để 'bắt đáy' cổ phiếu, bất chấp lãi suất tăngLãi suất cao, tiền gửi ngân hàng tăng đột biếnNgân hàng ưu ái cho vay với những dự án đầy đủ pháp lýWB nhận định nền kinh tế Việt Nam đang duy trì đà phục hồi mạnh mẽ
Trong Báo cáo cập nhật Kinh tế Vĩ mô Việt Nam tháng 6/2022, Ngân hàng thế giới (WB) đã nhận định nền kinh tế Việt Nam đang duy trì đà phục hồi mạnh mẽ bất chấp tình trạng bất định toàn cầu đang gia tăng liên quan đến cuộc chiến tranh kéo dài tại Ukraine, giá hàng hóa thế giới tăng cao, gián đoạn chuỗi cung ứng bởi giãn cách xã hội nhằm kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc và điều kiện tài chính toàn cầu đang được thắt chặt. Dù thế thì tổ chức này cảnh báo cần thận trọng với rủi ro lạm phát liên quan đến xu hướng giá nhiên liệu và hàng hóa nhập khẩu đã liên tục tăng lên và có thể cản trở quá trình phục hồi tổng cầu trong nước đang diễn ra.
Các ngân hàng Mỹ kinh doanh thế nào sau khi FED nâng lãi suất
Sau khi FED nâng lãi suất, các ngân hàng đã gặp khó khăn trong mảng đầu tư nhưng cho vay tiêu dùng tăng mạnh mẽ.6 tháng đầu năm, Lọc hóa dầu Bình Sơn thu về 383 tỷ đồng tiền lãi ngân hàng, báo lãi gần 10.000 tỷ đồng chỉ trong một quý
Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần của Lọc hóa dầu Bình Sơn là 87.174 tỷ đồng, tăng 78% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế là 12.222 tỷ đồng, so với cùng kỳ đã tăng 247%.Ngân hàng Thế giới khuyến nghị: "Các biện pháp hỗ trợ tạm thời, trong đó có hỗ trợ trực tiếp có mục tiêu nên được cân nhắc để giúp cho các hộ nghèo chống chọi với giá nhiên liệu tăng. Cũng do cú sốc giá hàng hóa thế giới có vẻ như đã ảnh hưởng chủ yếu đến xăng dầu, với tác động lan truyền đã làm tăng chi phí vận tải nên chính sách trợ giá tạm thời và có mục tiêu cho các đối tượng sử dụng xăng dầu chính (lái xe tải) cũng chính là biện pháp nên được cân nhắc để có thể giảm khó khăn và hạn chế áp lực của lạm phát".
Bên cạnh đó, lạm phát chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đã tăng tháng thứ 4 liên tiếp từ 2,6% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 4 lên 2,9% vào tháng 5 và tương đương với tỷ lệ lạm phát tháng 5/2021. Giá xăng và giá dầu diesel cũng tăng vọt - ghi nhận tăng lần lượt đến 5,9% và 4% (so với tháng trước) chính là yếu tố tạo nên lạm phát.
Có thể thấy, lạm phát giá lương thực thực phẩm cũng nhích nhẹ từ 1,1% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 4/2022 lên 1,3% trong tháng 5/2022. Còn lạm phát cơ bản không bao gồm giá lương thực, thực phẩm, nhiên liệu cùng các mặt hàng có giá cả do nhà nước quản lý cũng ghi nhận tăng nhưng mức tăng lại thấp hơn từ 1,5% (so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4 lên 1,6% vào tháng 5. Còn lạm phát giá sản xuất cho thấy được dấu hiệu hạ nhiệt trong tháng 5. Cụ thể, chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều ghi nhận tăng với mức tăng chậm nhất trong 3 tháng qua, tuy chỉ số này vẫn cao hơn với xu hướng lịch sử. Chính diễn biến giá cả nêu trên cũng có thể thấy quá giá nhập khẩu bình quân một số mặt hàng được ước tính bằng tỷ số kim ngạch xuất khẩu trên lượng nhập khẩu. So với tháng trước giá xăng dầu tiếp tục tăng nhưng tốc độ chậm hơn so với tốc độ tăng trong tháng 2 và tháng 3. Trong khi đó giá than lại giảm sau 2 tháng tăng vọt.
Và sau khi giảm trong tháng 3 thì giá phân bón và sắt thép có sự tăng nhẹ trong tháng 4 và tháng 5. Qua đó cũng khẳng định được nhiên liệu nhập khẩu chính là mặt hàng chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ cuộc chiến tranh tại Ukraine. Chi tiết, giá phân bón tăng 2,8% (so với tháng trước) trong tháng 4 và 5,6% trong tháng 5. Còn giá sắt thép lại tăng 4,2% (so với tháng trước) trong tháng 4 và tăng 1,8% trong tháng 5.
Tháng 5/2022, xuất khẩu của Việt Nam ghi nhận chậm lại và tăng trưởng nhập khẩu đi ngang
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới, trong bối cảnh bất định toàn cầu gia tăng thì thời điểm tháng 5 vừa qua tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đã chậm lại và tăng trưởng nhập khẩu đi ngang. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký cũng đã giảm từ tháng thứ 4 liên tiếp trong khi vốn FDO giải ngân ghi nhận chuỗi 6 tháng tăng. Bên cạnh đó, chỉ số sản xuất công nghiệp trong tháng 5 tăng 10,4% (so với cùng kỳ năm trước) tương đương với tốc độ tăng trước đại dịch COVID-19. Dù thế thì sản xuất máy móc, thiết bị giảm tốc từ tốc độ tăng trưởng 26,6% (so với cùng kỳ năm trước) trong tháng 3 đã xuống còn lần lượt là 6,1% và 3,7% vào tháng 4 và tháng 5.
Cũng theo Ngân hàng thế giới, xu hướng này đã chững lại có thể liên quan đến gián đoạn chuỗi cung ứng và thiếu đi nguyên vật liệu đầu vào nhập khẩu do tình trạng phong tỏa để có thể kiểm soát dịch COVID-19 tại Trung Quốc.
Không những thế, doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trong tháng 5 tăng với tốc độ kỷ lục 22,6% (so với cùng kỳ năm trước) - mức này được xem là cao hơn nhiều so với tốc độ tăng 12,7% trong tháng 4.
Được biết, sự tăng tốc này một phần xuất phát từ hiệu ứng cơ sở thấp do doanh thu bán lẻ trong tháng 5/2021 đã giảm 2,1% sau khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát vào hồi cuối tháng 4/2021 và buộc Chính phủ phải áp đặt các biện pháp hạn chế đi lại. Tuy nhiên thì một phần lớn hơn, tốc độ tăng trưởng này đã phản ánh đà đi lên của tiêu dùng trong nước và sự quay trở lại của du khách quốc tế sau khi Chính phủ mở cửa biên giới vào cuối tháng 3/2022. Có khoảng 173.000 lượt khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 5/2022, so với hồi tháng 4 ghi nhận cao hơn khoảng 70% và là con số cao nhất kể từ tháng 4/2022. Dù vậy thì vẫn chưa bằng 16% so với con số ghi nhận trước đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, tín dụng tăng trưởng mạnh mẽ với tốc độ 16,9% so với cùng kỳ năm trước, trong khi đó lãi suất ngân hàng qua đêm đã giảm mạnh từ 1,73% tại thời điểm cuối tháng 4 xuống còn 0,33% vào cuối tháng 5. Và nhờ vào tổng cầu trong nước hồi phục mạnh mẽ nên tổng thu ngân sách Nhà nước trong tháng 5 ghi nhận tăng 29,4% so với cùng kỳ năm trước và giúp ngân sách Nhà nước duy trì bội thu tháng thứ 5 liên tiếp.
Trong báo cáo cũng cho thấy, Chính phủ không vay nợ nhiều trên thị trường trong nước. Với khối lượng trái phiếu Chính phủ và trái phiếu Chính phủ bảo lãnh phát hành trong 5 tháng đầu năm 2022 chỉ đạt mức 14,1% kế hoạch và chưa bằng một nửa tỷ lệ ghi nhận so với cùng kỳ năm trước.
Không những người dân mà doanh nghiệp cũng đang gặp khó khăn khi giá xăng dầu tăng. Ngay từ sau Tết Nguyên Đán nhiều mặt hàng thiết yếu đã thiết lập nên mặt bằng giá mới bởi vì giá xăng dầu trong nước tăng liên tiếp nhiều tháng trước đó. Và khi giá xăng dầu lập đỉnh, nhiều mặt hàng cũng không thể không tăng giá. Việc giá xăng tăng cao đã tác động lớn đến tâm lý chung của người dân. Và thời gian gần đây, nhiều người dân đã phải tính đến việc cân đối tài chính, cắt giảm chi tiêu hàng ngày bởi giá hàng hóa thiết yếu cũng đang "té nước theo mưa".
Không những thế, giá xăng dầu tăng mạnh đã khiến cho chi phí vận tải đội lên đáng kể. Từ nhiều tháng nay, vận tải hành khách thua lỗ. Mặc dù đã nỗ lực giữ nguyên giá cước nhưng nhiều doanh nghiệp phải điều chỉnh giá cước lên 10% tính từ sau kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5 vừa qua.