meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Các ngân hàng Mỹ kinh doanh thế nào sau khi FED nâng lãi suất

Thứ ba, 26/07/2022-11:07
Sau khi FED nâng lãi suất, các ngân hàng đã gặp khó khăn trong mảng đầu tư nhưng cho vay tiêu dùng tăng mạnh mẽ.

Phần lớn các hoạt động kinh doanh của thị trường tài chính Mỹ dựa trên những dự đoán. Hồi tháng 1, các nhà đầu tư dự đoán, năm 2022, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất lên mức chỉ 0,75 điểm phần trăm. Thế nhưng, lạm phát tăng cao, đặc biệt khi chỉ số tiêu dùng (CPI) của Mỹ tăng lên mức 9,1% - mức cao nhất trong 40 năm qua, những dự đoán trước đó về lãi suất đã sai hoàn toàn. Tính đến cuối tháng 6, giới chuyên gia thay đổi dự đoán khi thị trường dự kiến lãi suất đạt 3,5% vào cuối năm 2022.

Sự thay đổi trong dự báo này lớn hơn nhiều so với động thái thực tế của lãi suất, vốn đã tăng 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ. Do là hoạt động dựa trên kỳ vọng tương lai nên các hoạt động đầu tư lớn như mua bán - sáp nhập hay phát hành trái phiếu, mảng đầu tư của giới ngân hàng Mỹ vừa trải qua một quý làm ăn bết bát.

Kết quả này thể rõ trong báo cáo kết quả kinh doanh quý II của sáu ngân hàng lớn nhất Mỹ là Bank of America, Citigroup, Goldman Sachs, JPMorgan Chase, Morgan Stanley và Wells Fargo công bố hôm 14,15 và 18/7.

Doanh thu mảng đầu tư đã “lao dốc” khi giảm tới 41% so với cùng kỳ năm 2021 tại ngân hàng Goldman Sachs. Ở ngân hàng Morgan Stanley con số này là 55% và có mức giảm mạnh nhất với 61% ở ngân hàng JPMorgan. Tất cả các ngân hàng đều chịu lỗ ở các quy mô khác nhau, lên tới hơn một tỷ USD tại các ngân hàng lớn.


Doanh thu mảng đầu tư của ngân JP Morgan đã "lao dốc không phanh" tới 61%
Doanh thu mảng đầu tư của ngân JP Morgan đã "lao dốc không phanh" tới 61%

Với hoạt động kinh doanh thương mại của các ngân hàng đầu tư thì kết quả khả quan hơn. Bởi mảng này thường có xu hướng hoạt động tốt trong thời kỳ hỗn loạn. Doanh thu mảng kinh doanh thương mại tăng 21% so với cùng kỳ 2021 tại Morgan Stanley và 32% tại Goldman Sachs. Có được chiều hướng tăng này nhờ được hưởng lợi từ sự xáo trộn thị trường trái phiếu, khi các nhà đầu tư chuẩn bị tinh thần cho lãi suất cao hơn.

Bùng nổ hơn cả là hoạt động kinh doanh của các ngân hàng bán lẻ.​​ Trong giai đoạn đầu của chu kỳ thắt chặt tiền tệ, thu nhập lãi thuần (Net Interest Income - NII) mà các ngân hàng bán lẻ kiếm được từ kinh doanh và cho vay thẻ tín dụng vẫn tăng lên, vì nhu cầu của khách hàng không hề giảm.

Thậm chí, nhu cầu cho vay trong quý trước tăng cao, ngay cả khi lãi suất cao hơn một chút. Cho vay tăng và lãi suất cao hơn đã góp phần làm tăng NII của Bank of America lên 22%, và Citi lên 14%.

Chi tiêu của người tiêu dùng trên thẻ tín dụng tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái tại JPMorgan, 18% tại Citi và 28% tại Wells Fargo, khiến dư nợ tăng lên. Nguyên nhân là bất chấp lãi tăng nhẹ, khách hàng đã chi tiêu bù cho du lịch và ăn uống sau thời gian bị chôn chân vì dịch.


Chi tiêu bằng thẻ tín dụng tại các ngân hàng lại tăng mạnh
Chi tiêu bằng thẻ tín dụng tại các ngân hàng lại tăng mạnh

Tại JPMorgan, chi tiêu của chủ thẻ tăng đến 34%. "Chúng tôi chưa bao giờ thấy tín dụng kinh doanh tốt như thế này trong đời", Jamie Dimon, Chủ tịch kiêm CEO JPMorgan, bình luận.

Tổng hòa giữa tăng trưởng khoản vay bội thu, chi tiêu qua thẻ tiêu dùng nhộn nhịp, nhưng mảng đầu tư sụt giảm, đã tạo ra một quý nhìn chung ảm đạm cho Goldman Sachs và Morgan Stanley, nơi tổng doanh thu lần lượt giảm 23% và 11% so với quý II/2021.

Kết quả tốt hơn ở các đơn vị có mảng bán lẻ chiếm tỷ trọng lớn trong kinh doanh, như Bank of America và Citi. Doanh thu của họ lần lượt tăng 6% và 11% so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra ở đây đó là điều gì sẽ xảy ra tiếp khi mảng ngân hàng bán lẻ khó có thể duy trì độ ổn định lâu dài. Lạm phát tăng cao cùng sự nâng lãi suất của  FED, cuối cùng, sẽ khiến người tiêu dùng đau đầu. Ngoài ra, không phải tất cả trong tăng trưởng tín dụng đều là tín hiệu tốt. Ví dụ, có thể dễ dàng nhìn vào sự tăng trưởng cho vay bằng thẻ tín dụng và cảm thấy có chút bất an.

Các nhân viên ngân hàng tại JPMorgan và Wells Fargo đều chỉ ra rằng các hộ gia đình có thu nhập thấp đang bắt đầu gặp khó. Jeremy Barnum, Giám đốc tài chính JPMorgan cho biết nếu quan sát kỹ hơn có thể nhận ra tín hiệu về tiền mặt đang cạn kiệt.

Charlie Scharf, Giám đốc điều hành Wells Fargo đưa ra ví dụ là chi tiêu bằng thẻ ghi nợ (debit card) chỉ tăng 3% đối với những khách hàng đã được chính phủ phát tiền mặt trong đại dịch, tức những người kiếm được ít hơn 75.000 USD mỗi năm.

Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp cũng không hoàn toàn là tin tốt cho nền kinh tế, vì nó thường diễn ra khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp hỗn loạn. Jane Fraser, CEO của Citi nói với các nhà đầu tư rằng các khách hàng doanh nghiệp đang có xu hướng ít tìm vốn thông qua thị trường trái phiếu hơn.


Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp cũng không hoàn là tin tốt cho nền kinh tế
Tăng trưởng cho vay doanh nghiệp cũng không hoàn là tin tốt cho nền kinh tế

Tại Wells Fargo, dư nợ cho vay trung bình tăng 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhưng ông Charlie Scharf lý giải sự phát triển này là do "sự gián đoạn" trên thị trường vốn, làm tăng nhu cầu vay ngân hàng của các doanh nghiệp. Lãi suất trên thị trường trái phiếu tăng nhanh hơn lãi suất vay ngân hàng, nhưng lãi suất sau này có thể sẽ bắt kịp.

Mới đây, sau khi báo cáo chỉ số tiêu dùng tháng 6 của Mỹ được công bố và đạt đỉnh kỷ lục mới, nhiều đồn đoán cho rằng FED chuẩn bị tiếp tục nâng lãi suất lên 1 điểm phần trăm trong tháng 7 này. “Dữ liệu cho thấy vấn đề lạm phát ngày càng tồi tệ và chúng tôi hy vọng các nhà hoạch định chính sách sẽ phản ứng bằng cách tăng tốc độ tăng lãi suất để củng cố uy tín của họ”, nhóm chuyên gia của Nomura cho biết trong một báo cáo nhanh.

Tóm lại, lãi suất tăng, nhu cầu vay vẫn mạnh là sự kết hợp đáng mừng cho các ngân hàng bán lẻ. Tuy nhiên, FED không thích điều đó. Brian Moynihan, CEO Bank of America, nói rằng thực tế này cùng với tỷ lệ thất nghiệp thấp "rõ ràng khiến công việc của FED trở nên khó khăn hơn".
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

Cảng hàng không Sa Pa "vắng bóng" nhà đầu tư, vì đâu nên nỗi?

Mãn nhãn với Trung Villa - Bố trí không gian không vách ngăn độc đáo

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh: Hoạt động hơn 10 năm vẫn chưa được cấp phép khai thác mỏ khoáng nóng

Bình Dương giải "cơn khát" nhà ở cho người thu nhập thấp bằng 3.000 căn NOXH

Dự án đường Hoàng Sa – Dốc Sỏi: Đỏ mắt tìm chủ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Thanh Hóa ra "tối hậu thư", yêu cầu khởi công TTTM Aeon Mall trước ngày 10/10

6 giờ trước

Tòa nhà chọc trời cao tầng nhất TP. HCM "soán ngôi" Landmark 81: Tựa cây tre vươn dài và sở hữu một khu rừng lơ lửng trên không

6 giờ trước

Tập đoàn của ông Donald Trump muốn "rót vốn" đầu tư khách sạn, sân golf tại Hưng Yên

6 giờ trước

16 năm mới hoàn thành một nửa, lần gia hạn thứ 7 liệu có xong trục đường phía Nam Hà Nội

6 giờ trước

Ngôi nhà 3,5 tầng ở Hà Nội không có giếng trời vẫn ngập tràn ánh sáng

6 giờ trước