Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên 7,2%
BÀI LIÊN QUAN
TS Nguyễn Tú Anh: “Kỳ vọng tăng trưởng kinh tế vẫn ở mức cao”Tiến độ đầu năm chậm và chỉ tăng tốc vào cuối năm nhưng lĩnh vực này vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế 2022-2023HSBC đánh giá Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế đứng đầu khu vựcTheo dantri.com.vn, trong Báo cáo cập nhất tình hình kinh tế khu vực Đông Á và Thái Bình Dương (gồm cả Trung Quốc) công bố vào ngày 27/9 của WB, chỉ ra dự báo nền kinh tế của khu vực này trong năm 2022 chỉ đạt 3,2%, giảm tốc so với mức tăng trưởng 7,2% của năm 2021, nhưng đến năm 2023 lại có sự tăng tốc đạt mức 4,6%. Mức dự báo tăng trưởng vào tháng 9 giảm hơn so với dự báo hồi tháng 4, khi WB dự báo các quốc gia trong khu vực này có thể đạt mức tăng trưởng 5% trong năm 2022.
Theo báo cáo, Việt Nam là quốc gia có mức tăng trưởng nhanh nhất châu Á trong năm nay và năm 2023. WB này đã nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 lên 7,2%, tăng cao hơn so với mức dự báo 5,3% hồi tháng 4. Trong năm 2023, tổ chức này tiếp tục dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam ở mức 6,7% như dự báo trước đó vào tháng 4.
WB nâng dự báo tăng trưởng đối với Philippines và Malaysia lên mức lần lượt 6,5% và 6,4% trong năm nay, tăng nhẹ so với mức dự báo 5,7% và 5,5% đưa ra hồi tháng 4. Thái Lan cũng được nâng từ mức 2,9% lên 3,1% trong năm 2022 và ở mức 4,1% trong năm 2023.
Đối với nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á là Indonesia, WB vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của quốc gia này ở mức 5,1% trong năm nay và năm sau. Dự báo tăng trưởng của Campuchia cũng tăng nhẹ so với dự báo trước đó vào hồi tháng 4, từ mức 4,5% lên 4,8%. Riêng Lào, WB hạ cấp dự báo tăng trưởng kinh tế của quốc gia này từ 3,8% xuống còn 2,5%.
Theo WB, triển vọng tăng trưởng của toàn khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm tốc trong năm nay do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chậm lại.
Trung Quốc với vị thế là nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, chiếm tới 86% tổng sản lượng kinh tế của 23 quốc gia thuộc khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, WB dự báo mức tăng trưởng của quốc gia này trong năm nay ở mức 2,8%. Con số này giảm mạnh so với mức dự báo 5% của chính cơ quan này đưa ra vào hồi tháng 4. Trong khi đó, năm 2021, nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8,1% mức cao nhất trong một thập kỷ.
Nguyên nhân khiến nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc được WB đưa ra là do các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt nhằm kiểm soát dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn sản xuất công nghiệp, bán lẻ nội địa cũng như xuất khẩu. Tuy nhiên, WB dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ phục hồi trong năm 2023, đạt mức 4,5%.
Một nguyên nhân khác khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm tốc là do các ngân hàng trung ương trên thế giới tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát. Ông Aaditya Mattoo, chuyên gia kinh tế trưởng thuộc WB khu vực Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng, phản ứng của Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) nhằm đối phó lạm phát leo thang trong điều kiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhanh hơn dự kiến chắc chắn gây áp lực lên tất cả các nước đang phát triển, bao gồm cả các nước ở khu vực Đông Á và Thái Bình Dương. Ông Mattoo cho biết hầu hết các nước đang phát triển trong khu vực đã chuyển sang vay nợ chủ yếu trong nước, do đó ít bị tác động hơn. Tuy nhiên, theo ông, điều đó không có nghĩa là những nước này không bị ảnh hưởng của việc lãi suất tăng cao đối với hoạt động kinh tế, đầu tư, tiêu dùng…
WB cũng cảnh báo việc các nhà hoạch định chính sách áp các biện pháp kiểm soát giá bằng cách hỗ trợ sẽ chỉ có lợi cho người giàu và rút chi tiêu chính phủ ra khỏi lĩnh vực cơ sở hạ tầng, y tế và giáo dục.