Tiến độ đầu năm chậm và chỉ tăng tốc vào cuối năm nhưng lĩnh vực này vẫn là động lực tăng trưởng kinh tế 2022-2023
Tương tự như lĩnh vực xuất khẩu, đầu tư công cũng được xem là một động lực tăng trưởng kinh tế qua từng năm. Năm 2020 là thời điểm covid 19 bùng phát, được xem là điểm sáng nổi bật nhất có liên quan đến lĩnh vực này. Khi đó, giải ngân đầu tư công đã đạt mức cao nhất trong nửa thập kỷ. Trong năm này, đầu tư công cũng được đề cập đến như một yếu tố giữ vai trò quan trọng giúp Việt Nam lọt vào danh sách tăng trưởng dương cho dù cả thế giới đang phải ứng phó với dịch bệnh Covid-19 phức tạp.
Năm 2021 cũng là một năm đặc biệt đối với lĩnh vực đầu tư công. Đây là năm mà Việt Nam trải qua giai đoạn giãn cách xã hội kéo dài nên đầu tư công gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân là vì gián đoạn vận chuyển vật liệu và thiết bị cũng như phân tán nguồn lực và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng. Thế nhưng, so với những năm trước khi đại dịch covid-19 bùng phát, giải ngân đầu tư công của năm ngoái vẫn đạt mức cao hơn.
Đầu tư công lại càng được chú ý hơn vào năm 2022 khi gói kích thích kinh tế được chính phủ ban hành để thực hiện trong năm nay và năm sau. Trong đó các dự án cơ sở hạ tầng nhận được khoản chi hơn 113 nghìn tỷ đồng.
Quy luật: Giải ngân đầu tư công tăng tốc vào cuối năm
Tỷ lệ ước tính giải ngân đầu tư công 8 tháng đầu năm đạt 35,49% kế hoạch và tương đương 39,15% kế hoạch Thủ tướng giao (ngang ngửa tiến độ cùng kỳ năm ngoái), đây là thông tin mới nhất từ Bộ Tài chính. Trong số đó, vốn nước ngoài là hơn 14% còn vốn trong nước đạt gần 41%.
Không nhiều bộ ngành và địa phương đạt tiến độ tốt trong việc giải ngân đầu tư công, trong đó là 7 bộ và 12 địa phương có tỷ lệ giải ngân ở trên mức 45%. Ngược lại, những bộ và địa phương đạt tiến độ giải ngân cao gồm Long An 55%, Phú Thọ 57%, Thái Bình 58%, Tiền Giang gần 64%, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam gần 52%, và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hơn 73%.
Phần lớn bộ và 1/3 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 35%, trong đó có 3 địa phương và 27 bộ đạt tỷ lệ giải ngân dưới mức 20%.
Từ những số liệu này, có thể thấy cả tốc độ giải ngân và tốc độ thực hiện dự án đầu tư công đều theo quy luật chậm vào đầu năm và tăng tốc vào cuối năm. Việc giải ngân chậm như vậy không phải là một vấn đề mới mẻ nữa.
Trên thực tế, tỷ lệ giải ngân thường tăng tốc vào cuối năm và cuối của kỳ kế hoạch, theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho biết hồi tháng 5. Xu hướng này giống như đang trở thành một quy luật khó thay đổi. Bởi vậy, Bộ trưởng cho rằng có một số yếu tố cần xem xét khi nhận định giải ngân nhanh hay chậm.
Mặt khác, theo quan điểm của Thứ trưởng KH&ĐT Trần Quốc Phương thì hoạt động chi đầu tư công có tính chất đặc thù và cần thời gian để tích lũy đủ khối lượng thực hiện và nghiệm thu trước khi đi đến việc triển khai các thủ tục giải ngân.
Thứ trưởng cho biết: “Khi các dự án tích lũy đủ khối lượng để nghiệm thu và giải ngân đã tồn tại từ rất lâu nên việc giải ngân đầu tư công thường tăng tốc vào cuối năm và điều này dường như đã trở thành quy luật”.
Đầu tư công đối mặt với khoảng 21 khó khăn
Có khoảng 21 trở ngại đối với đầu tư công nằm trong nhiều lĩnh vực khác nhau, theo báo cáo tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7. Những khó khăn này có thể được phân thành 3 nhóm chính, 1 là nhóm nội dung liên quan đến thể chế, chính sách (thuộc những lĩnh vực tài nguyên, đất đai, môi trường, xây dựng ngân sách nhà nước và công sản, đấu thầu và đầu tư công), hai là nhóm nội dung dung về tổ chức triển khai thực hiện và nhóm còn lại thể hiện tính chất của kế hoạch năm nay.
Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ ý kiến tại phiên họp rằng Chính phủ vừa qua đã áp dụng những giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên tình hình vẫn chưa có nhiều thay đổi lớn. Và giải ngân chậm vẫn là một vấn đề kéo dài trong nhiều năm.
Vốn đầu tư công cho năm 2022 là rất lớn, đạt 542 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần so với năm 2016, nhiều hơn khoảng 110 nghìn tỷ đồng so với năm ngoái. Để giải ngân lượng vốn này, chính phủ sẽ ban hành Nghị quyết và đề cao hơn nữa trách nhiệm của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố.
Yếu tố thuận lợi cho đầu tư công giai đoạn nửa cuối năm
Đầu tư công vẫn được xem là động lực tăng trưởng năm nay và năm sau dù vẫn còn những vấn đề giải ngân chậm. Gói đầu tư công trong chương trình phục hồi kinh tế 2 năm 2022 và 2023 là một trong những lý do để nhận định điều này.
SSI Research đã đưa ra báo cáo mới nhất cho thấy đầu tư công được xem là động lực tăng trưởng chính trong giai đoạn nửa cuối năm nay và năm sau.
Tại kỳ họp Quốc hội vào tháng 5 vừa qua, Chính phủ đã được thông qua kế hoạch. Do vậy, đã nhanh chóng thực thi các dự án đầu tư công trong chương trình phục hồi và phát triển kinh tế 2022-2023, trong đó có 2 dự án đường vành đai ở Hà Nội và TP.HCM và một số tuyến đường cao tốc.
Theo SSI, việc giải ngân vốn sẽ chủ yếu hướng đến công tác giải phóng mặt bằng của các dự án đầu tư công đang được ưu tiên thực hiện trước. Thực tế cho thấy Chính phủ đặt mục tiêu bàn giao 70% diện tích mặt bằng của các gói thầu xây lắp cho các dự án nêu trên trước quý 2 năm sau và phần còn lại cho quý 4 /2023 sau khi thông qua các văn bản pháp luật được công bố trong thời gian gần đây.
Ngoài ra, chính phủ cũng sẽ thực hiện cơ chế thưởng vượt tiến độ cho các nhà thầu nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân, đồng thời lập ra ban chỉ đạo quốc gia về các dự án cơ sở hạ tầng giao thông. Như vậy, đó là sự quyết tâm về chính trị rất lớn.
Theo nhận định từ các chuyên gia của VNDirect, đầu tư công đang bắt đầu được đẩy mạnh. Dự báo từ khối phân tích được giữ nguyên. Cụ thể, vốn đầu tư công thực hiện năm nay tăng 20-30% so với thực tế trong năm ngoái. Nguyên nhân là tăng trưởng trong nửa cuối năm nay có thể tăng cao so với mức nền thấp của cùng giai đoạn năm ngoái. Trước đó, nửa cuối năm 2021 ghi nhận đầu tư công tăng trưởng âm. Điều này là do làn sóng dịch bệnh Covid-19 lần thứ 4, giá vật liệu xây dựng tăng và giãn cách xã hội trên phạm vi rộng.
Một dự báo tương tự cũng được đưa ra bởi CTCP Chứng khoán Everest (EVS). Theo đó, năm 2022 có thể chứng kiến vốn đầu tư công đạt mức tăng trưởng 20-50%.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, giảng viên cao cấp Học viện Tài chính chia sẻ một cách lạc quan rằng đầu tư công từ cuối năm nay sẽ có nhiều sự cải thiện.
Ông đề cập đến một trong những khó khăn ở giai đoạn vừa qua là xung đột giữa Nga và Ukraine, gián đoạn nguồn cung, giá nguyên vật liệu tăng mạnh cũng như các chủ đầu tư không dám thi công vì sợ thua lỗ. Do đó phải chờ duyệt chỉnh sửa dự toán. Thế nhưng, việc này không thể đẩy nhanh tiến độ được nên các dự án đầu tư công được triển khai chậm hơn.
Chuyên gia nhận định rằng đầu tư công năm nay sẽ có thêm khoảng 100 nghìn tỷ đồng từ gói kích thích. Bởi vậy so với mọi năm, việc tính tổng số giải ngân trên vốn đầu tư thấp hơn cũng là điều dễ hiểu.
Vốn thực hiện trong những tháng cuối năm sẽ tốt hơn giúp đẩy nhanh tốc độ giải ngân nhờ hai yếu tố thuận lợi là giá của nguyên vật liệu đang giảm và sự quyết tâm của Chính phủ ngày càng rõ ràng, theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh.
Mặt khác, 3 cơ sở khác đã được nêu ra bởi các chuyên gia của Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) để kỳ vọng giải ngân vốn đầu tư công sẽ tốt hơn trong giai đoạn tới.
VDSC cho biết vốn đầu tư cung thông thường được giải ngân mạnh mẽ hơn vào 6 tháng cuối năm, nhất là quý cuối cùng của một năm. Ngoài ra, các dự án đầu tư thuộc gói hỗ trợ kích thích và hồi phục kinh tế đã được phân bổ và phê duyệt, chờ giải ngân trong năm 2023.
Bên cạnh đó, việc giải ngân vốn đầu tư công nửa đầu giai đoạn 2021-2025 chưa đi đúng kế hoạch vì những thách thức chưa được khắc phục trong ngắn hạn. Do vậy, giai đoạn nửa sau 2023-2025 có thể sẽ chứng kiến sự tăng tốc nhanh.
Các chuyên gia cũng đề cập đến một số lý do khiến việc giải ngân vốn đầu tư công trở nên chậm chạp. Trong đó có những vướng mắc trong việc chuẩn bị dự án, thủ tục đầu tư, đền bù, giải phóng mặt bằng cũng như khả năng của những bên tham gia. Bên cạnh đó, thời điểm giao thoa trong kế hoạch vốn khi năm 2022 là năm đầu tiên thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 cũng là một vấn đề có liên quan. Cuối cùng, ảnh hưởng của giá nguyên vật liệu xây dựng đầu vào cũng là một nguyên nhân.
Theo nhận định của khối phân tích, để có thể thay đổi 3 nguyên nhân đầu tiên sẽ cần rất nhiều thời gian.
Hai nguyên nhân liên quan đến tác động của giá vật liệu xây dựng và thời điểm giao thoa kế hoạch vốn có thể giải quyết ngay trong ngắn hạn.
Theo VDSC, tiến độ giải ngân vốn của những dự án khởi công mới chỉ được tăng tốc vào những tháng cuối năm vì thủ tục sẽ mất tới 6 đến 8 tháng để hoàn tất. Ngoài ra, tiến độ đầu tư cũng được đẩy mạnh nhanh hơn khi chính sách điều chỉnh giá hợp đồng được đưa ra sớm hơn và giá vật liệu xây dựng đầu vào phù hợp với những gì mà diễn biến thị trường đang xảy ra.