Ngân hàng ồ ạt rao bán nợ, tài sản đảm bảo
BÀI LIÊN QUAN
Đề xuất "bơm" 110.000 tỷ đồng phát triển NƠXH: Người dân vừa mừng, vừa loÁp lực đáo hạn trái phiếu: Nhiều doanh nghiệp BĐS đã phải "bán sỉ" dự án để trả nợSở hữu căn nhà thứ 2 nộp lệ phí lên đến 1 tỷ đồng ở TP.HCM: Dòng tiền chảy về các tỉnh vùng ven?Chỉ trong nửa đầu tháng 2, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank... liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản đảm bảo để thu hồi và xử lý nợ xấu.
Đáng chú ý, bên cạnh các khoản nợ có giá trị lớn từ vài trăm tỷ cho tới cả nghìn tỷ đồng, các nhà băng còn rao bán cả những khoản vay tiêu dùng không có tài sản đảm bảo với giá trị chỉ từ vài chục nghìn đồng.
Ồ ạt thanh lý bất động sản
Cụ thể, VietinBank Chi nhánh 12 TP.HCM mới đây đã có thông báo bán đấu giá các tài sản bảo đảm cho khoản vay của Công ty TNHH đầu tư phát triển xây dựng Lê Hùng.
Trong đó, tài sản đảm bảo cho khoản vay này là 2 bất động sản tại phường 2, TP Tân An, tỉnh Long An với diện tích lần lượt 203,4 m2 đất ở và 2752,1 m2 đất cở sở sản xuất phi nông nghiệp, giá khởi điểm 4,4 tỷ đồng và 15,6 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, nhà băng này cũng bán đấu giá các khoản nợ của Công ty TNHH XNK TM Võ Thị Thu Hà với giá khởi điểm 148 tỷ đồng. Đáng chú ý, tổng giá trị khoản nợ tạm tính đến hết ngày 31/12/2022 là hơn 1.422 tỷ đồng.
Tài sản bảo đảm cho các khoản nợ này gồm 5 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước; 4 quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền tại phường Tân An, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương và 4 kho, công trình xây dựng, máy móc thiết bị tại tỉnh Đồng Tháp.
Cũng trong khoảng thời gian này, VietinBank đang rao bán đấu giá căn hộ Sky Villa "biệt thự trên không" diện tích 456,7 m2 tại dự án Vinhomes Metropolis (quận Ba Đình, Hà Nội) với giá khởi điểm 59,35 tỷ đồng. Tuy nhiên, căn hộ chung cư này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Vay ngân hàng 10 tỷ mua biệt thự cao cấp, nhà đầu tư “méo mặt” khi trả hơn 100 triệu đồng mỗi tháng vì hết ân hạn nợ gốc
Một căn biệt thự với giá bán 14 tỷ đồng, nhà đầu tư mạnh tay vay thêm ngân hàng 10 tỷ, tương đương hơn 70% giá trị sản phẩm. Tuy nhiên tới khi chính sách ân hạn nợ gốc hết hạn, nhà đầu tư lại đối mặt với tình huống buộc phải cắt lỗ vì không có khả năng gồng lãi.Khó khăn của thị trường BĐS hiện nay tập trung ở nhóm người giàu, doanh nghiệp lớn: Chuyên gia nói gì?
Có một số ý kiến cho rằng, khó khăn của thị trường bất động sản hiện nay tập trung ở nhóm người giàu và doanh nghiệp lớn. Các chuyên gia cho biết, việc giải cứu là tích cực và tránh tác động đổ vỡ dây chuyền.Liên tục bơm tiền có thể khiến “quả bóng” bất động sản phát nổ
Theo chuyên gia, việc mở thêm room tín dụng cho ngành bất động sản giống như bơm một quả bóng đã căng. Ngay tới bản thân các doanh nghiệp địa ốc cũng không tin vào khả năng bán sản phẩm của họ thì làm sao có thể thuyết phục ngân hàng cho vay?Tương tự, BIDV cũng rao bán khoản nợ của CTCP Thép Việt Nhật với giá khởi điểm 133,7 tỷ đồng. Đáng chú ý, đây đã là lần thứ 14 ngân hàng mang khoản nợ này ra bán đấu giá.
Tài sản thế chấp của khoản nợ là quyền sử dụng đất và công trình xây dựng trên đất, nhà máy cán thép tại Km 9 quốc lộ 5, Quán Toan, Hồng Bàng, TP Hải Phòng... Bên cạnh đó, tài sản thế chấp cho khoản nợ này còn có một xe Toyota Camry GLI, một chiếc Mercedes E240 và một xe Toyota Hiace 16 chỗ.
Cũng trong tháng 2, Sacombank đã mang 18 khoản nợ được đảm bảo bằng quyền tài sản tại Dự án Khu công nghiệp Phong Phú, huyện Bình Chánh (TP.HCM) ra bán đấu giá.
Đây là khoản nợ phát sinh tại Sacombank và được bán cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC). Sau đó, VAMC đã ủy quyền cho Sacombank bán các khoản nợ này theo quy định. Giá khởi điểm của khoản nợ là 7.934 tỷ đồng.
Theo ngân hàng, dự án KCN Phong Phú nằm trên mặt tiền đường Nguyễn Văn Linh, liền kề với Khu đô thị Phú Mỹ Hưng, nằm ngay góc đường Trịnh Quang Nghị và Nguyễn Văn Linh, quận Bình Chánh, TP.HCM. Dự án có quy mô 134 ha, bao gồm 67 ha đất KCN và 67 ha đất dành cho dịch vụ công nghiệp (nhà ở chuyên gia, siêu thị, bệnh viện).
Bán cả nợ vay tiêu dùng giá 13.000 đồng
Đáng chú ý, không chỉ những khoản nợ lớn, có tài sản đảm bảo là bất động sản, ngay cả những khoản vay tiêu dùng với giá trị vài chục nghìn đồng cũng đang được ngân hàng mang ra thanh lý.
Trong đó, VietinBank đang bán đấu giá 646 khoản nợ vay tiêu dùng của các cá nhân đã mất khả năng trả nợ và không có tài sản đảm bảo. Tổng giá trị sổ sách (gốc, lãi, lãi phạt) của các khoản nợ này 12,7 tỷ đồng. Giá khởi điểm của các khoản nợ xấu này được ngân hàng rao bán đúng bằng giá trị sổ sách (gốc, lãi, lãi phạt). Tuy nhiên, ngân hàng cho biết có bán từng khoản nợ, một số khoản nợ hoặc bán tất cả khoản nợ cùng nhau.
Đáng chú ý, trong số này, khoản nợ thấp nhất có giá khởi điểm chỉ 13.216 đồng, trong khi khoản nợ có giá trị cao nhất hơn 206 triệu đồng.
Nhà băng này cũng lưu ý, giá khởi điểm kể trên không bao gồm các chi phí liên quan đến việc chuyển quyền sở hữu/sử dụng tài sản và các chi phí khác khi thực hiện mua khoản nợ, các chi phí này do người trúng đấu giá chịu.
VietinBank hiện là một trong số ít nhà băng mang cả những khoản nợ vay tiêu dùng của khách hàng cá nhân ra bán đấu giá. Đây cũng không phải lần đầu tiên ngân hàng này rao bán các khoản nợ xấu giá trị nhỏ kể trên. Trước đó, trong nửa cuối năm 2022, nhà băng này đã nhiều lần rao bán hơn 600 khoản nợ vay tiêu dùng kể trên.
Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế.