meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nếu Nord Stream 1 không hoạt động lại khi bảo trì xong, kinh tế châu Âu rơi vào “báo động đỏ”

Chủ nhật, 17/07/2022-22:07
Theo thông báo của Nga, đường ống Nord Stream 1 sẽ được bảo trì thường niên từ ngày 11 đến ngày 21/7. Đây là đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức qua biển Baltic. Đường ống này có khả năng vận chuyển khoảng 55 tỷ m3 khí đốt hàng năm.

Theo dự báo của các nhà kinh tế được trích dẫn trên tờ Wall Street Journal, tình hình kinh tế của Liên minh châu Âu sẽ bị tổn hại nghiêm trọng nếu nguồn cung khí đốt của Nga không được tiếp tục sau khi đường ống Nord Stream 1 bảo trì xong.

Tháng trước, Nga đã cắt giảm dòng chảy xuống 40% tổng công suất của đường ống, với lý do việc trả lại thiết bị bị trì hoãn bởi Siemens Energy (ENR1n.DE) của Đức ở Canada.

Hôm 13/7, cơ quan thống kê của Liên minh châu Âu đã công bố số liệu rằng sản lượng công nghiệp của khối này trong tháng 5 cao hơn 0,8% so với tháng liền trước. Thế nhưng, sản lượng giảm ở Tây Ban Nha, Pháp, Ý và chỉ cao hơn một chút tại Đức.

Ở chiều ngược lại, sản lượng tại Ireland tăng 13,9%. Nguyên nhân là các nhà máy của Mỹ tại nước này đã tăng sản lượng. Con số trên vốn chiếm 5,1% trong tổng sản lượng công nghiệp của lục địa già. Nếu không kể đến Ireland, sản lượng của khu vực châu Âu đã đình trệ.

Tạp chí World Pipelines (Anh) cho biết hiện tại, dự trữ khí đốt của Châu Âu đạt mức 59,09%. Theo dự kiến, châu Âu sẽ đạt mục tiêu lấp đầy khoảng 80% công suất vào ngày mùng 1/11 nếu đường ống Nord Stream 1 hoạt động trở lại với 100% công suất sau khi hoàn tất quá trình bảo trì.


Kinh tế châu Âu có thể bị tổn thất nghiêm trong nếu Nord Stream 1 không khởi động lại
Kinh tế châu Âu có thể bị tổn thất nghiêm trong nếu Nord Stream 1 không khởi động lại

Mặt khác, châu Âu có thể chỉ đạt mức lưu trữ 72% vào cuối tháng 10 thay vì 80% như mục tiêu đề ra nếu hệ thống đường ống này vẫn bơm lại khí đốt nhưng ở công suất thấp hơn là 67 triệu mét khối mỗi ngày trong phần còn lại của năm nay.

Tình huống xấu nhất là vào ngày 21/7, đường ống Nord Stream 1 ngừng xuất khẩu hoàn toàn thì dự trữ của Châu Âu sẽ chỉ đạt khoảng 65% trước khi mùa đông đến. Điều này đồng nghĩa với việc châu lục này có nguy cơ sẽ hết khí đốt trong mùa sưởi ấm và sẽ đẩy giá khí đốt tiếp tục tăng cao.

Châu Âu lo ngại Nga có thể kéo dài thời gian bảo trì theo lịch trình để hạn chế nguồn cung cấp khí đốt của Châu Âu hơn nữa, khiến kế hoạch lấp đầy kho dự trữ cho mùa đông trở nên xáo trộn và làm gia tăng cuộc khủng hoảng khí đốt khiến các chính phủ phải áp dụng các biện pháp khẩn cấp và hóa đơn cho người tiêu dùng sẽ cao ngất ngưởng.

Theo ước tính của UBS, sản lượng kinh tế của khu vực đồng tiền chung Châu Âu sẽ giảm 8,3% trong quý 3 và 7% trong quý 4 nếu có tác động tức thời nghĩa là Nord Stream 1 không bơm khí đốt lại ngay sau bảo trì. Đà giảm này còn tiếp tục diễn ra vào năm sau với mức 0,9% trong quý 1 rồi mới tăng trở lại sau đó.

Đức là nền kinh tế lớn nhất châu Âu được cho là đối mặt với tổn thất hàng đầu nếu đường ống dẫn khí đốt lớn nhất từ Nga sang Đức qua biển Baltic là Nord Stream 1 không hoạt động lại sau bảo trì.

Theo ước tính của ngân hàng Trung ương Đức, việc phân bổ khí đốt sẽ khiến nền kinh tế lớn nhất châu Âu giảm 3,25% từ quý 3 năm nay đến quý 2 năm sau trong trường hợp dòng khí đốt từ Nord Stream 1 không tiếp tục chảy.

Tổn thất lớn hơn sẽ phụ thuộc vào quy mô của sự khan hiếm nhiên liệu với các nhà máy, theo một số ước tính khác. Gần đây, một nghiên cứu chung của các viện kinh tế hàng đầu nước Đức đã dự báo rằng tùy thuộc vào mức độ thiếu hụt khí đốt giả định, mức giảm sẽ rơi vào khoảng 9,9% hoặc ít nhất là 1,6%.

Nếu Nord Stream 1 không hoạt động lại khi bảo trì xong, kinh tế châu Âu rơi vào “báo động đỏ” - ảnh 2

Theo khuyến nghị của các viện kinh tế Đức, chính phủ nên tăng giá khí đốt theo thị trường thế giới để có thể giảm tiêu dùng khí đốt của các hộ gia đình. Trong những tháng mùa hè, tiêu thụ năng lượng đang thấp dù một số gia đình sử dụng điều hòa. Tuy nhiên nhu cầu sẽ cấp bách hơn nếu mùa sưởi ấm đến.

JPMorgan cho biết trong năm 2021, các nhà máy tiêu thụ 36% lượng khí đốt ở Đức. Trong khi các gia đình sử dụng khoảng 31% lượng khí đốt. Có tới một nửa lượng khí đốt đó đến từ nhà cung cấp Nga cho dù tỷ lệ đã giảm xuống còn khoảng 35% trong 4 tháng đầu năm.

Không chắc rằng các nhà máy ở Đức bị ảnh hưởng bởi tình trạng khan hiếm khí đốt vào thời điểm nào. Điều đó có thể đến sớm nhất là vào ngày 22 tháng 7 khi đường ống Nord Stream 1 hoàn tất công việc bảo trì và Nga quyết định khóa van.

Các chuyên gia JPMorgan nhận định: “Việc đường ống khí đốt không mở lại sau khi hoàn tất bảo trì sẽ khiến chính sách ở Đức phản ứng với một số biện pháp phòng ngừa”.

Vào cuối mùa hè này, Đức sẽ đưa ra một mô hình đấu giá khí đốt để khuyến khích các ngành công nghiệp tiết kiệm nhiên liệu. Cụ thể, theo kế hoạch, các công ty giảm tiêu thụ khí đốt tại các nhà máy sẽ được nhận thưởng. Qua cuộc đấu giá khí thặng dư, những nhà máy sẽ nhận thưởng cho phần thặng dư chưa tích lũy của họ.

Mặc dù nước Anh chỉ mua một phần nhỏ khí đốt từ Nga và không còn thuộc Liên minh châu Âu nhưng vẫn khó tránh khỏi tác động. Theo các chuyên gia, giá khí đốt tăng cao trên toàn bộ châu Âu có thể làm trầm trọng thêm vấn đề mà nền kinh tế nước này đang phải đối mặt. Ngày 13/7, số liệu được công bố bởi Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho thấy GDP tháng 5 tăng 0,5% so với tháng 4.

Nếu Nord Stream 1 không hoạt động lại khi bảo trì xong, kinh tế châu Âu rơi vào “báo động đỏ” - ảnh 3

Thế nhưng, điều đó đạt được phần lớn là do các dịch vụ y tế do nhà nước quản lý được mở cửa trở lại. Ở chiều ngược lại ONS cho biết có 6 trong tổng số 12 ngành dịch vụ tiêu dùng đã giảm sản lượng trong tháng 5, trong đó mức giảm lớn nhất thuộc về thể thao và giải trí.

Arthur Hodson cho biết thu nhập từ công việc huấn luyện viên thể thao đến ở Liverpool của anh hiện chỉ đủ chi trả cho các hóa đơn. Anh nói: “Khí đốt, nước và thực phẩm đều là những mặt hàng xa xỉ với tôi lúc này. Thế nhưng, những thứ này lại cần thiết cho sinh hoạt gia đình mỗi ngày”.

Hôm 12/7, hãng bán lẻ British Retail Consortium cho biết tháng 6 chứng kiến doanh số bán hàng của họ thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Giá năng lượng tăng cao có thể sẽ là lực cản kéo dài tăng trưởng, nhất là các nhà cung cấp năng lượng dự kiến giá sẽ tăng.

Helen Dickinson, Giám đốc điều hành của BRC cho biết: “Khối lượng bán hàng đang giảm xuống mức thấp chưa từng thấy kể từ khi đại dịch covid-19 bùng phát. Các hộ gia đình cắt giảm chi tiêu vì lạm phát tiếp tục leo thang”. Ông cho rằng nhu cầu chi tiêu vào mặt hàng tùy ứng sẽ giảm đi, nhất là đồ nội thất.

Tờ Euronews cho biết an ninh năng lượng đã trở thành một mối đe dọa hiện hữu đối với Liên minh châu Âu. Gần như chắc chắn sẽ có một cuộc suy thoái sâu trên toàn bộ châu lục vì nguy cơ của việc cắt giảm toàn bộ năng lượng của Nga. Kết quả là một số chính phủ sẽ phải chọn giải pháp phân bổ khí đốt theo từng thứ tự ưu tiên của các nước.

Các nhà đầu tư đã giả định khả năng suy thoái sẽ xảy ra. Tuy vậy, đến thời điểm này Ủy ban châu Âu vẫn chưa đưa ra bất kỳ dự báo rõ ràng nào về một cuộc suy thoái có khả năng xảy đến. Một dấu hiệu như là một cảnh báo trước mắt là đồng Euro ngang với giá của đồng USD lần đầu tiên trong lịch sử 20 năm. Theo các nhà phân tích, giá trị của đồng tiền chung này có thể sẽ tiếp tục đi xuống.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước