meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Nền kinh tế Nga vẫn “trụ vững”, có dấu hiệu suy thoái nhẹ hơn dự báo ban đầu

Thứ hai, 11/07/2022-21:07
Giá nhiên liệu tăng cao cùng các chính sách đã giúp Nga nhanh chóng kìm hãm được sự suy yếu. Bởi vậy, dường như Nga đang chứng kiến một cuộc suy thoái nhẹ hơn so với dự tính ban đầu của nhiều ngân hàng lớn, và cả Điện Kremlin.

Bloomberg đưa tin rằng nhiều ngân hàng lớn cũng như các nhà kinh tế từ JPMorgan, Citigroup đều đang đưa ra dự báo về nền kinh tế Nga chuyển biến theo hướng tích cực hơn. Cụ thể, hầu hết đều cho rằng Nga sẽ chứng kiến đà suy yếu ít nghiêm trọng hơn.

So với dự báo trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột lên tới 7% thì JPMorgan kỳ vọng nền kinh tế Nga chỉ thu hẹp còn 3,5%. Theo dự kiến ban đầu của các quan chức Moscow, GDP sẽ giảm tới 12% nay cũng được dự báo sẽ cải thiện và còn dưới 6%.

“Võ sĩ Nga đang đứng dậy sau cú ngã bị knockout. Dù đã có sự sụt giảm, song vẫn được bù đắp bởi giá dầu xuất khẩu cao, ngay cả khi họ bán dầu với giá chiết khấu”, theo ông Anton Tabakh, nhà kinh tế trưởng tại Expert RA.

Triển vọng đã cải thiện

Việc triển vọng được cải thiện góp phần giúp Điện Kremlin tự tin sẽ vượt qua các biện pháp trừng phạt từ Mỹ và các đồng minh.


Kinh tế Nga vẫn đứng vững trước lệnh trừng phạt
Kinh tế Nga vẫn đứng vững trước lệnh trừng phạt

Do áp lực từ giá năng lượng và lương thực tăng cao cũng như cuộc xung đột tại Ukraine đang đi theo hướng tiêu cực, giới lãnh đạo của các quốc gia phương Tây đang đứng trước sức ép ngày càng lớn hơn. Động lực cho những lệnh trừng phạt mới đang đối mặt với sự sản phản đối gay gắt ngày một gia tăng theo thời gian.

Rõ ràng Nga đang chứng kiến nền kinh tế của mình gặp sự suy giảm lớn, ít nhất là tính từ cuộc đại suy thoái năm 2009. Theo cảnh báo của nhiều người, cuộc suy thoái này có thể kéo dài hơn so với những lần trước bởi ảnh hưởng từ những lệnh trừng phạt của phương Tây đối với những sản phẩm và công nghệ chủ chốt tăng lên theo thời gian.

Hiện tại, trong tháng 5, ngành công nghiệp ô tô đã ngừng hoạt động với sản lượng ô tô giảm tới 97%. Nguyên nhân là do các nhà sản xuất nước ngoài đã rời khỏi Nga và tình trạng khan hiếm phụ tùng trên toàn cầu.

Thế nhưng những lo ngại tồi tệ nhất đối với những khu vực khác của nền kinh tế Nga vẫn chưa trở thành hiện thực. Trong những tuần đầu tiên, các động thái nhanh chóng để ổn định tiền tệ đã cản trở được một cuộc khủng hoảng về tài chính. Sau đó là việc Nga thu về lợi nhuận khổng lồ nhờ bán năng lượng.

Theo S&P Global ngày 5/7, các doanh nghiệp Nga đều đưa ra báo cáo về sản lượng cũng như triển vọng đã cải thiện vào tháng 5. Đây là lần đầu tiên kể từ khi xung đột tại Ukraine nổ ra.

Khả năng thích ứng

“So với dự báo ban đầu kể từ khi xung đột tại Ukraine xảy ra, Nga đang bước vào một cuộc suy thoái nhẹ hơn nhiều”, theo các nhà kinh tế của JPMorgan.

Dữ liệu từ Trung tâm Phát triển tại Trường Kinh tế Đại học Moscow cho thấy, trong tháng 5, sản xuất công nghiệp tăng 1,7% so với tháng 4. Theo Trung tâm này, sự hồi phục của tháng 5 có thể là một điềm báo rằng các nhà sản xuất đang dần thích nghi được với những bất ngờ mà các biện pháp trừng phạt mang tới.

Nền kinh tế Nga vẫn “trụ vững”, có dấu hiệu suy thoái nhẹ hơn dự báo ban đầu - ảnh 2

Sự hồi phục được thể hiện rõ qua  sản lượng dầu, vốn đã giảm sau tháng 2 nhưng tăng 7% trong tháng 6. Đó là nhờ nhu cầu nội địa tăng lên và Nga cũng tìm được những nơi để xuất khẩu mới tại khu vực châu Á. Một động lực kinh tế quan trọng khác là sản lượng khí đốt, Dù đã giảm nhưng giá của khí đốt đã tăng đột biến giúp Moscow thu về những nguồn lợi nhuận khủng.

“Chúng ta có thể đặt kỳ vọng rằng nền kinh tế Nga sẽ có những điểm khả quan hơn bởi cả ngân sách và chính sách tiền tệ đều có tính kích thích tăng trưởng”, theo nhà kinh tế Evgeny Koshelev của Rosbank.

Suy thoái đã được kiểm soát?

Lĩnh vực bán lẻ hiện đang chiếm ½ quy mô của nền kinh tế Nga. Dù đã giảm khoảng 10% nhưng bán lẽ có lẽ đã ổn định. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn giức được ở mức thấp kỷ lục trong khi niềm tin người dùng cũng đã được nâng lên.

Theo dữ liệu từ quầy thanh toán, cuối tháng 6, tiêu dùng đã trở lại ở mức trước khi có xung đột tại Ukraine. Dẫu vậy, vẫn còn quá sớm để nói rằng đã có sự ổn định, theo lưu ý từ Bộ trưởng Kinh tế Maxim Reshetnikov. Trong tháng 4, nhập khẩu từng giảm tới 40%, nhưng hiện cũng đã có những tín hiệu đang dần bình ổn.

Nền kinh tế Nga vẫn “trụ vững”, có dấu hiệu suy thoái nhẹ hơn dự báo ban đầu - ảnh 3

Ngân hàng trung ương Nga đã đảo ngược toàn bộ các đợt tăng lãi suất được áp dụng từ khi mẫu thuận với Ukraine xảy ra. Các chương trình phúc lợi và mua sắm quân sự cũng được chính phủ tăng cường chi tiêu để tạo ra cú hích cho nền kinh tế Nga.

“Các chỉ số hoạt động nói lên rằng sự tăng trưởng đang hiện hữu và đáng kể hơn so với dự báo thu hẹp 7% của chúng tôi”, theo nhà kinh tế Clemens Grafe của Goldman.

Thế nhưng, theo cảnh báo của các nhà phân tích, triển vọng của nền kinh tế Nga vẫn rất khó đoán. Doanh thu của Nga trong nửa cuối năm 2022 có thể bị ảnh hưởng từ việc châu Âu áp đặt hạn chế với năng lượng của nước này. Ngoài ra nhu cầu năng lượng cũng có thể giảm đi vì những mối lo ngại liên quan đến suy thoái của nền kinh tế có thể sẽ trở thành sự thật.

Trong những tháng gần đây, hàng tồn kho ở Nga có dấu hiệu ngày càng thiếu hụt. Điều này đồng nghĩa với việc nguồn cung sẽ trở nên cạn kiệt vì nỗi đau từ các biện pháp trừng phạt của phương Tây ngày càng gia tăng. Các nhà sản xuất trong nước sẽ trở nên khó cạnh tranh hơn với các đối thủ khi đồng rúp của Nga giảm mạnh.

“Moscow có lý do để lạc quan. Vào năm 2022, rủi ro có thể để thấp hơn, tuy nhiên một số đã chuyển sang năm 2023 vì lệnh cấm vận dầu mỏ mà EU dự kiến áp đặt vào cuối năm nay”, theo bà Natalia Lavrova, nhà kinh tế trưởng tại BCS Financial Group.

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

11 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

11 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

11 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

11 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước