Nằm lòng lời Đức Phật dạy về cách tạo dựng "phúc đức" cho sinh mệnh con người: Càng khó thì càng phải tu hành!
BÀI LIÊN QUAN
Thấm thía lời Đức Phật dạy về chữ "tâm": Tâm lệch lạc thì cuộc sống đảo điên, tâm gian dối thì cuộc sống bất anGiác ngộ lời Đức Phật dạy giúp gia đình hưng thịnh: Mỗi người đều phải nhắm đến cái đích là sự giàu có thì mới đạt được hạnh phúc!Đức Phật răn dạy "hãy rèn tâm như đất, dung nạp, chấp nhận và bao dung với hết thảy"Bản thân mỗi người cần biết "tu hành"
Theo Phật giáo, tu chính là sửa, tìm ra cái sai, cái chưa tốt chưa thiện của mình để sữa cho đúng hơn, tốt hơn và thiện hơn. Một khi đã sửa được tốt hơn và thiện hơn thì đã đạt đến cảnh giới tầng thứ cao hơn, nhìn lại mình và phát hiện ra điều mình vẫn chưa đúng, chưa tốt và chưa thiện thì lại sửa tiếp. Một quá trình liên tục như thế sẽ tiếp tục nâng cao đạo đức và phẩm hạnh cá nhân. Còn hành thì có nghĩa là thực hành, hành động. Và sau khi sửa mình cho đúng cho tốt thì áp dụng vào thực tế, vào mối quan hệ với mọi người và để xem cái mà mình cho là tốt đẹp, là thiện và là đúng đó có được mọi người chấp nhận, đồng tình không và có làm tổn thương đến người khác hay không. Để từ đó mà điều chỉnh, sửa đổi và quay lại tu thân. Hành cũng có nghĩa là để kiểm nghiệm xem bản thân đã tu sửa vững chắc chưa, trước những mâu thuẫn về quan hệ, lợi ích và danh tiếng hay những cái xấu của mình có còn tái phạm hay không.
Ngẫm về lời Đức Phật dạy về "đạo làm con" không phải ai cũng thấu tỏ: Trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu!
Có thể thấy, trong trăm thiện không có gì thiện bằng hiếu thảo, trăm ác không có gì ác bằng bất hiếu. Khi làm người, muốn hướng thiện, tu tâm dưỡng tính thì việc đầu tiên cần phải làm đó chính là giữ được đạo làm con để đền đáp mọi công ơn sinh thành, dưỡng dục của cha mẹ.Cảm niệm mối nhân duyên trong đời theo lời Đức Phật: Vì nợ nhau nên biết ơn, bởi mang ơn nên có sự trân trọng!
Thực tế cho thấy, mọi mối quan hệ trên đời đều là quá trình đôi bên không ngừng nợ nhau. Nếu như không nợ nhau chỉ là người lạ. Mong rằng mọi việc mà chúng ta làm đều có người thấu hiểu, mỗi sự vất vả đều sẽ có người quan tâm.Chính vì thế, tu hành là tự xem xét lại bản thân. Việc xem xét lại bản thân chính xác thì cần đắng lòng, để cho tâm bình khí hòa rồi nhìn lại mình, xem bao nhiêu thói quen của mình có các loại cố chấp và có các chủng thiên kiến không, có nóng vội hay có khoe khoang khoa trương hay không, có gì giả dối khó nói ra hay không hay còn có rất nhiều những hạn chế mà chưa dám thừa nhận. Cái gốc của làm người chính là tu thân và tự xem xét bản thân là tu hành.
Càng khó thì càng phải tu hành
Hiện nay, vẫn có những câu chuyện các cặp vợ chồng từ khi kết tóc xe tơ vẫn thủy chung và phu thê hòa thuận, cầm sắt hòa mình hay không hề cãi nhau. Những cặp vợ chồng như thế này sẽ khiến cho mọi người ngưỡng mộ. Nhưng với những cặp đôi như thế này lại vô cùng hiếm gặp và chỉ là những trường hợp cá biệt mà thôi.
Còn đối với các cặp vợ chồng bình thường, phần lớn là qua tháng trăng mặt có khi chỉ qua vài ngày là đã bắt đầu nảy sinh xung đột. Đầu tiên đó chính là bất đồng trong tư tưởng, trong cách suy nghĩ, lối sống và dần dần biến thành cãi nhau nảy lửa rồi chiến tranh lạnh, nhiều ngày không ai nói với nhau câu nào.
Khi vợ chồng chung sống hòa thuận xưa nay vốn là điều khó. Nguyên nhân là vì sự khác biệt giữa nam và nữ giống như sự khác biệt giữa trời và đất. Bối cảnh gia đình cũng như thói quen sống của hai người vốn rất khác nhau, khó có thể mà dung hòa được. Hai bên cũng sẽ có những quan điểm cố chấp, thiên kiến khác nhau và cũng chẳng thể nào chịu người nào. Xã hội hiện đại cũng khiến cho tâm hồn của con người xơ cứng, đã mất đi tính nhẫn nại, ôn hòa đồng thời cũng khiến cho quan hệ vợ chồng trong gia đình dễ bị tổn thương. Xã hội ngày càng hiện đại thì sẽ càng đề cao cái tôi, đề cao cá tính và vô hình chung đã đẩy sự khác biệt trên của hai vợ chồng về hai thái cực. Và khi mâu thuẫn được đẩy cao lên thì cái tôi sẽ được bùng nổ ra giống như hai trái bóng bơm căng, va chạm nhẹ chính là nảy bật lên ngày càng xa nhau hơn. Quan hệ cũng ngày càng tăng thêm căng thẳng và không ai chịu nhường ai cũng ắt sẽ dẫn đến đấu khẩu, chiến tranh lạnh và thậm chí là ly dị.
Phật dạy 3 cách bố thí để có thể tạo phúc phận cho cuộc đời mình
Bố thí tài: Đây chính là dùng tiền bạc, tài chính để cứu giúp những người khó khăn và nghèo khổ.
Bố thí Pháp: Chính là khuyến thiện để cho chúng sinh học Phật pháp, giảng pháp cho mọi người từ đó cũng dùng thiện niệm để cứu độ đồng thời cũng giúp chúng sinh tin Thần Phật.
Bố thí vô úy: Nói một cách đơn giản thì đó chính chính là ăn chay, giới cấm không sát sinh.
Nếu như thực sự thực hiện được một cách chân chính ba loại bố thí này thì chính bạn đang gieo trồng nhân thiện duyên vô cùng to lớn. Và khi hiểu được cần bố thí như thế nào thì đó chính là tu phúc. Hơn thế, dù trong đời này bạn không nhìn thấy được kết quả nhưng tương lai chắc chắn sẽ được phúc báo tốt lành. Dù vậy thì có một nguyên tắc rất quan trọng trong bố thí trong phạm vi năng lực của bản thân mình. Có một người bản thân không có tiền liền đi mượn tiền để giúp đỡ người khác. Đức Phật có dạy bạn công đức cần nằm trong khả năng của bản thân mình, không làm được thì không cần miễn cưỡng. Bên cạnh đó, còn có một điểm rất quan trọng đó chính là sự bố thí thực sự không phải ở số lượng nhiều hay ít mà là xuất phát từ tâm của bạn. Và nếu như tâm của bạn chân thành, vui vẻ thì khi bố thí cho người ắt sẽ nhận được phúc báo rất lớn.
Trong cuộc sống này, số phận cuộc đời mỗi con người không ai là giống nhau, sẽ có kẻ nghèo, có kẻ giàu nhưng cũng có những kẻ túng quẫn đến manh áo che thân cũng không thể lo nổi. Thế nhưng không vì thế mà việc bố thí cũng vì thế mà bị cản trở. Bố thí không chỉ bằng vật chất là cho đi mà bố thí còn có nghĩa là buông bỏ. Và ngay cả lúc tay ta không thì ta vẫn có thể bố thí. Có khi đó chỉ là một nụ cười nho nhỏ, lời hỏi thăm sức khỏe hay chỉ là một tiếng chào thân ái. Như thế thì đã là bố thí, đều đã tạo ra một cơ hội sở phúc báo cho chính mình.