meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Năm 2024, thị trường IPO châu Á được kỳ vọng tích cực hơn

Thứ sáu, 15/12/2023-14:12
Theo đó, các ngân hàng đầu tư trên thị trường vốn cổ phần châu Á đang kỳ vọng về một năm 2024 tốt đẹp hơn sau kết quả IPO ảm đạm trong năm nay khi mà lãi suất đã ổn định trên toàn cầu, tuy nhiên các cuộc bầu cử trên toàn khu vực và ở Mỹ có thể làm giảm đi nhu cầu IPO.

Ghi nhận, dữ liệu của LSEG cho thấy, lãi suất cao, lạm phát dai dẳng và căng thẳng địa chính trị đã khiến cho doanh số phát hành cổ phiếu của các công ty châu Á - Thái Bình Dương (trong đó bao gồm cả Nhật Bản) giảm 20% giá trị từ đầu năm đến nay xuống còn 229 tỷ USD. Điều này đã khiến cho cả năm any có nguy cơ trở thành năm phát hành cổ phiếu thấp nhất tính từ năm 2012.

Dữ liệu có bao gồm việc bán cổ phiếu sơ cấp và thứ cấp, phát hành trái phiếu chuyển đổi và giao dịch lô lớn (block trade).

Mặc dù vậy, khi mà lãi suất ở nhiều quốc gia dường như đã đạt đỉnh và các cuộc họp chuyển sang đề cập đến việc cắt giảm lãi suất vào năm tới, tâm lý thị trường vốn cổ phần cũng đã được cải thiện trong thời gian vài tuần trở lại đây.

Ông Udhay Furtado - đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần châu Á của Citi nói rằng: “Hiện tại, chúng ta đang ở trong thời điểm thị trường có triển vọng vĩ mô khá lành tính, điều này có thể thúc đẩy các nhà phát hành xuất hiện và nguồn cung rất mạnh”.

Năm 2024, thị trường IPO châu Á được kỳ vọng tích cực hơn
Nguồn ảnh: Internet

Và bằng chứng về sự cải thiện tâm lý đối với việc phát hành cổ phiếu đã được nhìn thấy ở trong một số giao dịch lô lớn ở trong khu vực thời gian vài tuần qua. Trong đó, bao gồm cả việc Bain Capital bán đi số cổ phiếu trị giá 448 triệu USD của mình ở Ngân hàng Axis của Ấn Độ trong tháng này.

Mặc dù vậy thì đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần châu Á của Citi cũng cho biết, cơ hội cho các công ty tiếp cận thị trường để huy động vốn sẽ chặt chẽ và khó điều hướng hơn khi mà các cuộc bầu cử diễn ra. Đến khi hoạt động chính trị nóng lên, các doanh nghiệp thường sẽ miễn cưỡng đưa ra các quyết định về thương vụ lớn, cảnh giác với những thay đổi chính sách có thể sẽ xảy ra.

Những thương vụ lớn sắp diễn ra trong năm 2024 bao gồm kế hoạch của công ty hậu cần Cainiao của Alibaba sẽ có thể huy động từ 1 - 2 tỷ USD trong đợt IPO ở Hong Kong. Đây cũng sẽ là lần niêm yết lớn đầu tiên của một công ty con của Alibaba.

Có thể thấy, cạnh tranh IPO ở châu Á rất khốc liệt với chi phí phát sinh từ các giao dịch thị trường vốn cổ phần chiếm gần 40% doanh thu của các ngân hàng đầu tư của khu vực so với mức 25% trên toàn cầu.

Và Trung Quốc được xem là thị trường IPO bận rộn nhất trên thế giới vào năm 2023 trong năm thứ hai liên tiếp, dù cho giá trị IPO đã giảm 35% xuống còn 37,3 tỷ USD từ đầu năm đến hiện tại trong bối cảnh nền kinh tế đang suy yếu. Cũng theo đó, các cơ quan quản lý cũng đã tìm cách làm chậm đi tốc độ IPO ở nước này khi mà họ nỗ lực cải thiện cơ chế trên thị trường thứ cấp.

Ghi nhận, những khó khăn về kinh tế của Trung Quốc đã khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài đánh giá thấp cổ phiếu Trung Quốc trong năm nay tuy nhiên những động thái của nước này nhằm củng cố nền kinh tế dường như đã có hiệu quả.

Năm 2024, thị trường IPO châu Á được kỳ vọng tích cực hơn
Nguồn ảnh: Internet

Sunil Dhuphelia - là đồng giám đốc thị trường vốn cổ phần khu vực châu Á ngoại trừ Nhật Bản tại JPMorgan nói rằng: “Chúng tôi vẫn nhận thấy các nhà đầu tư quốc tế tương đối thận trọng trong việc đầu tư vào Trung Quốc, những thay đổi chính sách thời gian gần đây đã mang lại sự thoải mái và tâm lý cũng bắt đầu chuyển biến tích cực hơn một chút”.

Dữ liệu của LSEG cho thấy, danh sách niêm yết mới ở Hong Kong đã giảm 35% xuống còn khoảng 5 tỷ USD trong năm nay và đang trên đà ghi nhận thấp nhất trong ít nhất là 20 năm. Đối với các ngân hàng đầu tư ở Hong Kong thì sự sụt giảm của hoạt động IPO đã dẫn đến việc cắt giảm việc làm ở trên diện rộng.

Richard Wang - là đối tác tại Công ty luật Freshfields Bruckhaus Deringer đồng thời là người tư vấn về các thương vụ M&A cho hay, trong tương lai sẽ rất hữu ích nếu như các nhà quản lý tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều doanh nghiệp niêm yết ở thị trường Hong Kong để thúc đẩy sự đa dạng, tránh sự phụ thuộc quá mức vào những công ty đến từ Trung Quốc đại lục.

Theo: taichinh.kinhtechungkhoan.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Chuyên gia tài chính Hồng Kông rơi vào khó khăn vì “cạn kiệt” các thương vụ IPO

Sẽ rút ngắn thời gian từ IPO cho đến niêm yết để hỗ trợ doanh nghiệp huy động vốn

Năm 2024, các startup fintech lạc quan về mục tiêu IPO

Hoa Sen muốn tách mảng ống thép để IPO sau mảng nhựa và bán lẻ

Reddit lên kế hoạch IPO trong năm 2024 sau nhiều năm trì hoãn

Startup kỳ lân rơi vào "thế khó": Từng gây quỹ chỉ bằng một cuộc gọi qua Zoom, giờ IPO không được, bán mình không xong

Chuyên gia: Thị trường IPO Đông Nam Á sẽ “khởi sắc” trong năm 2024 sau thời gian nguồn vốn bị sụt giảm mạnh

Nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến thương vụ IPO của các doanh nghiệp Việt

Tin mới cập nhật

Loạt cảnh báo từ Ngân hàng Nhà nước cần biết, trong đó có hạn chế sử dụng wifi công cộng khi giao dịch

2 giờ trước

Ninh Bình - Hải Phòng "bắt tay" phát triển cao tốc mới trị giá 7.000 tỷ đồng

2 giờ trước

Chung cư mở mới tại Hà Nội đã có giá vượt 80 triệu đồng/m2

2 giờ trước

Kỳ điều hành ngày 4/7: Giá xăng dự báo tăng lần thứ 4 liên tiếp

2 giờ trước

Phát Đạt được Bình Định tiếp tục giao đất thực hiện dự án khu dân cư hơn 2.000 tỷ đồng

1 ngày trước