Năm 2024, Gen Z nên đầu tư gì với 100 triệu đồng?
BÀI LIÊN QUAN
Ngân hàng số được thế hệ Gen Z ưa chuộng sử dụngGen Z nắm chắc cơ hội trở thành “thế hệ người giàu mới” khi bất động sản “hồi phục”Môi giới chốt cả chục lô đất "siêu rẻ" trong 1 buổi livestream nhận định: Gen Z có 3 đặc điểm là trẻ, giỏi, quyết đoán“Tiền đẻ ra tiền”: Không dễ để thực hiện
Vốn dĩ rất thờ ơ trước những thông tin tài chính, anh Phạm Hải Nam (22 tuổi - lập trình viên ở Hà Nội) không ngờ bản thân lại có ngày phải thức thâu đêm để tìm hiểu về các khái niệm cơ bản về chứng khoán và lãi suất tiết kiệm. Sau thời gian hơn 2 năm đi làm, tích góp được gần 100 triệu đồng thì anh Nam mong muốn khoản tiền này sẽ không đóng băng một cách lãng phí ở trong tài khoản ngân hàng. Đây cũng chính là động lực lớn nhất khiến cho lập trình viên trẻ bước chân vào lĩnh vực đầu tư tài chính.
Anh Nam bộc bạch rằng: “Mỗi ngày ở trên TikTok, Youtube đều xuất hiện bài đăng về những bạn trẻ giàu có và thành công. Tôi cảm thấy rất sốt ruột khi nhìn thấy họ. Chính vì thế mà tôi muốn đầu tư để có thể đạt được những mục tiêu tài chính một cách nhanh chóng hơn”.
(Nguồn ảnh: Nhịp sống thị trường) |
Không giống với việc lập trình, nơi mà các câu lệnh chỉ có đúng hoặc là sai, các con số ở trên thị trường tài chính liên tục nhảy múa theo giờ. Đây cũng chính là lý do khiến cho Nam mặc dù đã mở tài khoản chứng khoán, tuy nhiên vẫn không dám nạp tiền bởi vì lo sợ sẽ thua lỗ ngay từ lần đầu tư đầu tiên. Mặc dù vậy, anh Nam cũng không mấy mặn mà với việc gửi tiết kiệm - một kênh đầu tư an toàn hơn, bởi không cảm thấy hài lòng với mức lãi suất khoảng 5%/năm như thời điểm hiện tại.
Và nỗi lo sợ của Nam cũng xuất phát từ những hạn chế ở trong kiến thức kinh tế, tài chính. Có nhiều bạn trẻ Gen Z (những người sinh ra từ năm 1997 đến năm 2012) cũng đang rơi vào hoàn cảnh tương tự.
Cũng trong một nghiên cứu trong năm 2022 của TS. Phạm Bảo Khánh - thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam cho biết, 42% sinh viên được khảo sát chưa từng thực hiện kiểm tra năng lực tài chính cá nhân. Có nhiều bạn trẻ cũng thừa nhận rằng bản thân chưa có kỹ năng lập ngân sách hiệu quả. Đứng trước câu hỏi cơ bản về cách tính lãi suất đơn, lãi suất kép thì gần 60% sinh viên trả lời sai. Đặc biệt, tất cả những người được hỏi là sinh viên chuyên ngành kinh doanh và tài chính.
Ngoài các lỗ hổng kiến thức, Giám đốc điều hành TOPI (đây là nền tảng đầu tư và quản lý tài chính cá nhân) - ông Nguyễn Minh Tuấn nói rằng, có nhiều bạn trẻ còn có những nhầm tưởng cố hữu về mức lợi nhuận khi đầu tư.
Ông Tuấn lưu ý rằng: “Có không ít bạn trẻ cho rằng, chỉ cần lựa chọn kênh đầu tư mang đến lợi nhuận cao nhất là có thể thành công. Mặc dù vậy, lợi nhuận kỳ vọng cao thường sẽ đi kèm với rủi ro lớn. Chính vì thế, cần phải cân nhắc kỹ trước khi lựa chọn kênh đầu tư”.
Có thể thấy, đầu tư số tiền 100 triệu đồng như thế nào cho hiệu quả là điều không hề dễ đối với các bạn trẻ. (Nguồn ảnh: Thị trường Tài chính và Tiền tệ) |
Nên lựa chọn kênh đầu tư nào vừa an toàn lại vừa sinh lời?
Anh Phạm Hải Nam băn khoăn: “Với 100 triệu đồng, nên đầu tư vàng, cổ phiếu hay là trái phiếu”. Ông Nguyễn Minh Tuấn cho biết, trước khi xác định sẽ rót vốn vào đâu, các bạn trẻ cần phải xác định rõ khẩu vị rủi ro của bản thân, từ đó xây dựng cấu trúc danh mục đầu tư phù hợp nhất.
Và ứng dụng TOPI chia ra thành 6 nhóm khẩu vị rủi ro gồm an toàn, thận trọng, thận trọng vừa phải, cân bằng, tăng trưởng, tăng trưởng mạnh. Để có thể xác định bản thân thuộc vào nhóm nào thì các nhà đầu tư sẽ trải qua một bài trắc nghiệm với loạt câu hỏi như “kiến thức - kinh nghiệm đầu tư của bạn đang ở mức nào?”, “bạn định đầu tư trong thời gian bao lâu?”, “bạn sẽ làm gì nếu như giá trị khoản đầu tư giảm 15%?”,...
Sau khi xác định được khẩu vị rủi ro thì các bạn Gen Z sẽ lựa chọn các danh mục đầu tư tương ứng. Ví dụ như với mức độ thận trọng vừa phải và lợi nhuận kỳ vọng khoảng 10%/năm, số tài sản sẽ được phân bổ theo tỷ trọng, cụ thể: 40% số tiền được dùng để gửi tiết kiệm ngân hàng, 20% đầu tư vào trái phiếu và 10% dùng để mua vàng, 30% còn lại dành cho cổ phiếu. Và mức độ rủi ro càng cao thì tỷ trọng dành cho đầu tư cổ phiếu sẽ ngày càng lớn, lợi nhuận kỳ vọng cũng vì thế mà tăng lên.
(Nguồn ảnh: Doanh nghiệp và Tiếp thị) |
Ông Nguyễn Minh Tuấn nhấn mạnh, 2 lớp tài sản cần được quan tâm đặc biệt trong năm 2024 đó chính là vàng và cổ phiếu. Vàng là một tài sản phòng thủ thích hợp giữa bối cảnh rủi ro suy thoái kinh tế vẫn đang tồn tại. Ngoài các yếu tố thời vụ, chiều tăng của giá vàng còn được hậu thuẫn bởi sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu Mỹ, đà suy yếu của USD.
Ông Tuấn phân tích: “Tôi đề xuất có thể tăng thêm tỷ trọng vào lớp cổ phiếu trong bối cảnh tiền gửi có hiệu suất thấp, thị trường cổ phiếu đang ở mức có thể tích lũy trong thời gian dài hạn”.
Sau thời gian nhiều năm chinh chiến ở trên thị trường tài chính đồng thời cũng tận mắt chứng kiến sự trồi sụt của chu kỳ kinh tế, ông Tuấn vẫn giữ vững một quan điểm bất biến: tài sản vô hình chính là kênh đầu tư có hiệu quả nhất.
Ông Tuấn khẳng định: “Tài sản tài chính sẽ không mang đến lợi nhuận cao bằng việc đầu tư vào kiến thức, chuyên môn hay còn được biết đến với tên gọi khác đó là tài sản vô hình. Loại tài sản này bao gồm năng lực, thương hiệu và mạng lưới. Tài sản vô hình tạo ra giá trị cho sự nghiệp, công việc, kinh doanh. Đây mới thực sự là kênh đầu tư sẽ tạo ra được dòng tiền lớn trong tương lai”.
Ngoài các hạng mục đầu tư quen thuộc như vàng, chứng khoán thì nhiều bạn trẻ còn tìm đến crypto (tiền mã hóa), forex (thị trường ngoại hối) để có thể thực hiện hóa giấc mơ giàu sang. Tuy nhiên thì cả 2 kênh đầu tư này đều không được công nhận ở Việt Nam, độ rủi ro về mặt pháp lý là vô cùng lớn./.