Mỹ muốn nhanh chóng áp giá trần với dầu Nga
OilPrice cho biết Mỹ đang tìm cách để thuyết phục những khách hàng chủ chốt của Nga là Ấn Độ và Trung Quốc cũng như các nhà nhập khẩu dầu lớn khác để chấp nhận kế hoạch giá trần.
Mỹ và các quốc gia phương Tây đang lo ngại rằng lệnh cấm của EU trong việc cung cấp bảo hiểm và tài chính cho hoạt động vận chuyển dầu Nga bằng đường biển có hiệu lực sẽ khiến dầu thô quốc tế tăng đột biến vào cuối năm.
Financial Times cho biết EU đã đưa ra kế hoạch cấm cung cấp bảo hiểm cho các tàu chở dầu của Nga trên phạm vi toàn cầu vào 2 tháng trước. Ngoài ra, cũng kỳ vọng sự hợp tác với chính phủ nước Anh.
Thế nhưng, Anh vẫn chưa đưa ra những hạn chế như vậy. Đối với các lệnh cấm bảo hiểm thì sự tham gia của Anh có vai trò quyết định bởi lẽ London là trung tâm của ngành bảo hiểm hàng hải.
“Hiện tại, Anh không có bất kỳ lệnh cấm nào tác động đến việc vận chuyển dầu Nga trên phạm vi toàn cầu”, theo ông Patrick Davison, Giám đốc bảo lãnh của Hiệp hội thị trường Lloyd.
Nga sẽ bị loại khỏi 90% thị trường bảo hiểm hàng hải toàn cầu nếu Anh tham gia kế hoạch của EU. Bởi lẽ hầu hết các cảng biển không cho phép tàu neo đậu nếu không có đầy đủ bảo hiểm.
Nhóm Các câu lạc bộ P&I quốc tế đảm nhận 95% bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ tàu (P&I). Giá sẽ tăng cầu chót vót bởi một lệnh cấm như vậy vì hàng triệu thùng dầu của Nga sẽ biến mất khỏi thị trường ngay lập tức.
Tự hào tuyên bố rằng: “Giá dầu đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong cả hàng chục năm. Chúng tôi sẽ khiến giá còn giảm mạnh hơn nữa”, Tổng thống Biden rõ ràng không thể để giá dầu tiếp tục tăng.
Ngoài ra, lạm phát đang bị đẩy lên mức cao nhất trong vòng 40 năm vì giá năng lượng cao. Điều này ảnh hưởng đến kế hoạch nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ để kìm hãm đà tăng của giá cả.
Do đó, G7 đang cân nhắc việc ngừng các lệnh cấm liên quan đến bảo hiểm và dịch vụ hàng hải lên dầu của Nga trong trường hợp giá bán thấp hơn một mức nào đó.
Mỹ đang nỗ lực thuyết phục những nhà nhập khẩu dầu lớn trên thế giới với ý tưởng rằng họ sẽ phải trả ít tiền hơn cho dầu của Nga, trong đó có cả Ấn Độ và Trung Quốc.
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen nói với NPR: “Chúng tôi mong rằng dầu Nga vẫn được bán trên thị trường nhằm bình ổn giá. Tuy nhiên đảm bảo rằng Nga sẽ không kiếm được quá nhiều lợi nhuận. Để đạt được cả hai mục tiêu trên, giá trần sẽ là câu trả lời”.
Thế nhưng sẽ có nhiều vấn đề xoay quanh giải pháp giá trần của Mỹ, nhất là khi Nga quyết định ngừng cung cấp dầu hoàn toàn. Theo tuyên bố của Thống đốc ngân hàng Trung ương Nga, nước này sẽ không cung cấp dầu cho những nước áp đặt giá trần, thay vào đó sẽ bán dầu tới những quốc gia thân thiện.