Mỹ đưa ra cảnh báo rằng Nga bán lương thực của Ukraine cho các nước nghèo đói
Theo Doanh Nghiệp & Kinh Doanh, tờ The Telegraph cho biết Mỹ cảnh báo các quốc gia châu Phi đang chịu hạn hán rằng Nga đang bán ngũ cốc của Ukraine cho họ. Dường như Washington đang phát đi thông điệp muốn Châu Phi lựa chọn chọn giữa một bên là làm hài lòng phương Tây bằng cách không mua của Nga và một bên là cung cấp đủ lương thực cho người dân.
Tháng trước, các quan chức tại Washington phát đi thông báo tới 14 nước chủ yếu là châu Phi. Thông báo đó nói rằng các tàu hàng của Nga đang rời khỏi cảng với nhiều lương thực của Ukraine.
Business Insider cho biết Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tuyên bố hôm 6/6 rằng: Nhiều nguồn tin thân cận cho thấy Nga kiếm lãi từ ngũ cốc xuất khẩu Ukraine và giờ đây cũng đang tích trữ lương thực xuất khẩu của mình.
Theo nhà ngoại trưởng, cuộc xung đột tại Ukraine đang tác động lớn đến an ninh lương thực trên thế giới. Bởi lẽ, đây là một trong những nước xuất khẩu lương thực lớn nhất toàn cầu.
Hôm 2/6, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố rằng có đến 75 triệu tấn ngũ cốc sẽ kẹt lại quốc gia này vào cuối mùa thu. Ông cho biết hiện đang có 20-25 triệu tấn bị chặn lại. Con số này sẽ lên tới 70-75 triệu tấn vào mùa thu.
Các quốc gia châu Phi không quan tâm
Theo tuyên bố của ông Blinken, Nga chặn tàu rời cảng Odessa tại Biển Đen nhằm tạo áp lực lên các quốc gia phụ thuộc vào ngũ cốc của Ukraine. Theo lời của Ngoại trưởng Mỹ, đây là hành động “tống tiền”, buộc các nước khác phải nhượng bộ và ủng hộ Nga.
Mỹ không phải là nước duy nhất đổ tội cho ngaa vì đã gây ra khủng hoảng lương thực trên thế giới. Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel đã tố cáo Nga 6/6 về việc phạm tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người cũng như gây nên khủng hoảng lương thực.
Ông Michel khẳng định: “Thành thật mà nói, Điện Kremlin đang sử dụng nguồn lương thực như tên lửa tàng hình nhắm thẳng tới các quốc gia đang phát triển. Cuộc khủng hoảng lương thực này hoàn toàn do Nga”.
Tại Liên hợp Quốc Vassily Nebenzia, đại sứ Nga đã “dứt khoát” bãi bỏ lời tuyên bố của ông Michel. Đại sứ gọi đó là lời nói dối trước khi xông ra khỏi phòng họp của Hội đồng Bảo an.
Sau khi đại sứ Nga đi khỏi, ông Michel nói rằng: “Sau khi rời khỏi phòng họp, có lẽ việc không nghe sự thật của ông sẽ dễ dàng hơn”. Trong khi đó, sau vụ việc, ông Nebenzia nói vì những lời dối trá mà Chủ tịch Charles Michel đã phát tán nên mình không thể ở lại.
Ukraine và Nga cung cấp khoảng 40% nhu cầu lúa mì của châu Phi và 80% dầu hướng dương toàn cầu trước khi cuộc xung đột giữa hai nước xảy ra.
Tổng thống Senegal, ông Macky Sall, đồng thời là Chủ tịch của Liên minh châu Phi do chịu áp lực về lương thực nên đã phải đứng ra kêu gọi EU giảm gói trừng phạt lên Nga.
Chia sẻ với tờ New York Times, ông Hassan Khannenje, Giám đốc của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Horn nói rằng nhiều quốc gia châu Phi không quan tâm nguồn gốc từ đâu, không chần chừ khi mua ngũ cốc mà Nga bán.
Ông nói: “Đây không phải là một tình huống tiến thoái lưỡng nan. Các nước châu Phi tỏ ra mặc kệ nguồn lương thực có nguồn gốc từ đâu. Và ai đó định thể hiện sự cao thượng với vấn đề này, họ giống như đã mắc sai lầm”.