meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mùa World Cup, dầu mỏ cũng phải xếp sau ngành hàng đang dự kiến đem về 6 tỷ USD cho các nước vùng Vịnh 

Thứ tư, 30/11/2022-14:11
World Cup tại Qatar diễn ra vào năm nay dự kiến sẽ thu về khoản lợi nhuận khủng lên tới 6 tỷ USD cho ngành kinh doanh đồ ăn uống cho các quốc gia vùng Vịnh.

Theo Doang nghiệp & Kinh doanh, nghiên cứu thị trường mới đây cho thấy, vào mùa World Cup ở Qatar 2022, dự kiến sẽ mang về cho các quốc gia vùng Vịnh (GCC) khoản lợi nhuận khủng khoảng 6 tỷ USD nhờ ngành dịch vụ ăn uống, trong đó nước chủ nhà sẽ chiếm phần lớn trong số này. 

Lĩnh vực F&B trong khu vực đang ghi nhận lượng đơn đặt hàng tăng vọt cả trên trực tuyến và ngoại tuyến khi các trận bóng đá diễn ra, khiến những nền tảng này phải làm việc tăng công suất vẫn không đủ phục vụ khách hàng. 

Đối tác quản lý của RedSeer Strategy Consultants (trụ sở tại Dubai) - Ông Sandeep Ganediwalla cho biết: “Trong lịch sử, mỗi kỳ World Cup đều thúc đẩy lượng mua thực phẩm và đồ uống đáng kể. Nhưng với mùa World Cup ở Qatar năm nay còn được dự báo sẽ chứng kiến một bước nhảy vọt trong xu hướng này. Nhiều dự đoán về giá trị và số lượng đơn đặt hàng đồ ăn tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn của những người xem bóng đá”.


Giá trị và số lượng đơn đặt hàng đồ ăn tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn của những người xem bóng đá
Giá trị và số lượng đơn đặt hàng đồ ăn tăng mạnh nhờ nhu cầu tiêu thụ lớn của những người xem bóng đá

“Hoạt động kinh doanh dịch vụ thực phẩm tại những quốc gia vùng Vịnh dự kiến sẽ thu về 6 tỷ USD doanh thu trong tháng diễn ra kỳ World Cup. Trong đó, Qatar sẽ chiếm tỷ lệ lớn nhất trong đó, phần còn lại thuộc về GCC, dẫn đầu là Dubai“ - Ganediwalla nhận định. 

Những doanh nghiệp trong ngành cho hay, họ đã chứng kiến sự gia tăng mạnh trong hoạt động kinh doanh của mình ngay cả trước khi World Cup bắt đầu.

“Chúng tôi nhận thấy tác động tích cực tới những cửa hàng thực phẩm của mình, cả ở nhà hàng và nền tảng đặt hàng online tại khu vực Trung Đông, GCC. Tác động đặc biệt nhiều hơn tại Dubai do đây là điểm dừng chân phổ biến nhất của các du khách tới xem bóng đá” - Đại diện Kitopi - công ty lớn nhất khu vực thuộc phân khúc nhà bếp trên nền tảng đám mây, cho biết. 

Rebel Foods - công ty hàng đầu khác trong phân khúc nhà bếp cũng khá lạc vào cơ hội kinh doanh trong mùa World Cup này. “Chúng tôi rất phấn khích trước những triển vọng lớn về cơ hội kinh doanh tăng đột biến và luôn sẵn sàng để phục vụ khách hàng của mình trong những tháng diễn ra Giải vô địch bóng đá thế giới. Các đội bếp của chúng tôi đang làm việc một cách chăm chỉ, đảm bảo sẵn sàng phục vụ nhu cầu lớn hơn vào những tuần tới” - Giám đốc điều hành của Rebel Foods khu vực Trung Đông - Vishal Khithani nói.

“Mọi thương hiệu của chúng tôi - từ món Behrouz Biryani có tính biểu tượng, pizza OvenStory nổi bật của chúng tôi, bánh mì kẹp thịt Messy xa hoa, Mandarin Oak cay, thậm chí cả sản phẩm mới nhất là gà rán Fricken đều được đưa vào chương trình ưu đãi 'Ngày trò chơi' đặc biệt cho khách hàng” - Khithani nói.


Thị trường giao đồ ăn trên toàn cầu đang được hưởng lợi lớn từ bầu không khí ăn mừng World Cup
Thị trường giao đồ ăn trên toàn cầu đang được hưởng lợi lớn từ bầu không khí ăn mừng World Cup

Ông cũng cho biết thêm, chuỗi giao đồ ăn cũng đang xây dựng những chiến dịch quảng cáo đặc biệt cho tất cả những thương hiệu của mình để mang tới khách hàng dịch vụ tốt nhất khi xem những trận bóng với bạn bè và gia đình với không gian thoải mái ngay tại nhà của họ. 

Giới phân tích trong ngành cho hay, thị trường giao đồ ăn trên toàn cầu đang được hưởng lợi lớn từ bầu không khí ăn mừng luôn được xem là nét đặc trưng của những sự kiện thể thao lớn.  

Theo một nhà phân tích trong ngành: “Sự nhiệt tình tiêu dùng sẽ thúc đẩy việc chi tiêu của người tiêu dùng và giữ vai trò là bàn đạp nhằm thúc đẩy doanh số bán hàng”. 

Ganediwalla cho biết, tuy đã đánh dấu thời điểm thích hợp để những người giao đồ ăn tận dụng nhu cầu đang tăng mạnh, nhưng họ cần nhận thức về xu hướng hành vi của người tiêu dùng đang phát triển nhằm cho ra những chiến lược nhất quán. 

“Đây là thời điểm thích hợp nhất để các nhà hàng và toàn ngành bán lẻ tận dụng, nâng cao dịch vụ, kênh và trải nghiệm của khách hàng. Bên cạnh đó, thúc đẩy các hoạt động hiệu quả hơn” - Ganediwalla nói. 

Nhìn về sang khía cạnh tài chính, thị trường chứng khoán của những quốc gia đăng cai World Cup thường tăng trưởng vượt trội so với những nước khác vào thời điểm trước, trong và sau khi giải đấu diễn ra. 


Thị trường chứng khoán của những quốc gia đăng cai World Cup cũng thường tăng trưởng vượt trội
Thị trường chứng khoán của những quốc gia đăng cai World Cup cũng thường tăng trưởng vượt trội

Điều này cũng được kỳ vọng sẽ lặp lại tại Qatar - nước chủ nhà World Cup 2022. Với hơn 4 tỷ USD vốn FDI đổ vào trong 10 tháng đầu năm, thị trường chứng khoán Qatar cũng tương tự hầu hết các nước từng đăng cai khác, đã vượt trội hơn hẳn trong thời gian chuẩn bị sự kiện. Điều này tiếp tục được kỳ vọng diễn ra tới hết và sau giải đấu. 

Chỉ số thị trường chứng khoán quốc gia MSCI bình quân của những nước đăng cai trong 7 kỳ World Cup gần nhất (trừ Brazil), ghi nhận tăng 21,8% trong năm trước khi diễn ra World Cup, tăng 13,4% vào năm tiếp theo. So với tốc độ tăng trưởng trung bình chỉ số MSCI toàn cầu thì ở mức lần lượt là 4,3% và 9,5%.

Theo giới phân tích, chỉ số MSCI của Brazil là ngoại lệ khi đã giảm tới 34% trong năm sau khi trận đấu cuối của World Cup 2014 kết thúc. Đây là hậu quả của những điều kiện kinh tế trong nước, khủng hoảng chính trị, lạm phát tăng cao vào thời điểm đó. 

Nhưng năm 2022 đã thể hiện là một năm bất thường khi thị trường chứng khoán cũng phải chịu áp lực khi các ngân hàng trung ương tăng lãi suất cao để chống lại lạm phát, kỷ nguyên tiền rẻ kết thúc. Trong bối cảnh này thì thị trường chứng khoán của Qatar cũng khó tránh khỏi sự ảnh hưởng. 

Trên Sàn giao dịch chứng khoán Qatar (QSE), chỉ số QSE, đo lường 20 cổ phiếu lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất, đã tăng lên 24,7% từ đầu năm 2022 tới ngày 11/4/2022. Tuy nhiên sau đó lại giảm và gần như di ngang vào cuối tháng 6, trước khi bắt đầu tăng lại ở mức 12,1% từ đầu năm đến ngày 5/9.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Công viên nghìn tỷ ở TP. Vũng Tàu sắp khởi công, diện mạo Bãi Sau được "lột xác"

Long An: Lộ diện nhà đầu tư duy nhất nhắm dự án khu dân cư gần 11.000 tỷ

Tin mới cập nhật

Rút khỏi dự án khách sạn, Viconship dự chi gần 2.200 tỷ để "ôm trọn" Cảng Nam Hải Đình Vũ

9 giờ trước

Lãi suất tăng trở lại nhưng kênh tiền gửi vẫn khó hấp dẫn

9 giờ trước

“Ôm” đất nông nghiệp chờ đền bù: Cẩn trọng “vỡ mộng, bỏng tay”

9 giờ trước

Đăng ký mua vàng online rồi "xù": Người dân không còn mặn mà với vàng?

9 giờ trước

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

9 giờ trước