“Điểm sáng” hiếm hoi trên thị trường bất động sản đặc biệt thu hút doanh nghiệp nhiều tiền nhờ dư địa phát triển lớn
BÀI LIÊN QUAN
Nhiều nhà đầu tư “ngấm đòn” vì vay tiền “lướt sóng” bất động sảnThị trường bất động sản "ảm đạm", môi giới TP. Hồ Chí Minh “chật vật” tìm kháchMất thanh khoản kéo dài, bất động sản khó vực dậy vào quý IIITheo Nhịp sống thị trường, thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy hiện nay, cả nước có khoảng 563 khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tại 61/63 tỉnh thành, 397 khu công nghiệp đã được thành lập và 292 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động với tổng diện tích đất công nghiệp khoảng hơn 58,7 nghìn ha và diện tích đất tự nhiên đạt khoảng hơn 87,1 nghìn ha. Bên cạnh đó, còn có 106 khu công nghiệp đang ở quá trình xây dựng với diện tích đất công nghiệp khoảng 23,8 nghìn ha.
Theo dữ liệu từ Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs), tỉ lệ hấp thu các khu công nghiệp cấp 1 trên cả nước tính tới hết quý I năm nay tiếp tục ghi nhận xu hướng tăng, đạt mức trên 80%, trong đó, khu vực phía Nam đạt trung bình 85%, dẫn đầu cả nước. Địa phương có tỉ lệ lấp đầy cao nhất là Bình Dương với trên 95%.
Về cơ bản, tỉ lệ lấp đầy khu công nghiệp ở các thị trường trọng điểm phía Bắc và phía Nam đều duy trì ở mức trên 90% trong năm ngoái. Một số khu công nghiệp tại TP HCM, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Bình Dương và Đồng Nai được lấp đầy gần như hoàn toàn.
Mặc dù bất động sản công nghiệp là điểm sáng hiếm hoi trên thị trường thời gian gần đây nhưng VARs cho rằng sự phát của phân khúc này cũng còn nhiều cản lực, ví dụ như các khu công nghiệp còn thiếu các dịch vụ phục vụ cuộc sống của gia đình và người lao động, khâu giải phóng mặt bằng còn chậm gây nút thắt ở nhiều dự án, tiêu chuẩn kỹ thuật của nhà xưởng còn thấp hay hạ tầng kết nối còn thiếu đồng bộ…
VARs cho rằng sự thay đổi của nền kinh tế đang đòi hỏi định hướng chính sách cần rõ ràng và đủ mạnh nhằm hỗ trợ giới đầu tư và thúc đẩy thị trường phát triển xứng với dư địa sẵn có.
Cụ thể, thông tin về quy hoạch khu công nghiệp đồng bộ cần được công khai và minh bạch trong tổng thể bản đồ quy hoạch chung của vùng, địa phương. Qua đó, nhà đầu tư có thể yên tâm nghiên cứu, nắm bắt cơ hội đầu tư.
Thứ hai là cần chú trọng đầu tư yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới tiềm năng tăng trưởng bất động sản, nhất là hạ tầng giao thông kết nối.
Thứ 3, cần đơn giản hóa thủ tục cấp phép, xử lý những vướng mắc thủ tục đất đai, kéo dài thời gian xây dựng và chi phí pháp lý.
Các nơi cần thực hiện chiens dịch “trải thảm” đón nhà đầu tư, đẩy mạnh chính sách ưu đãi đầu tư và các dịch vụ hỗ trợ pháp lý khác. Đồng thời ưu tiên các khu công nghiệp phù hợp với định hướng và đạt chỉ tiêu hạn chế lượng phát thải, mức tiêu thụ năng lượng… hạn chế ảnh hưởng tới môi trường và giảm sức ép cho hạ tầng.
Bên cạnh đó, theo dữ liệu của VARs, các doanh nghiệp “giàu có” đến từ các thị trường phát triển có yêu cầu cao về hệ sinh thái quanh khu công nghiệp và những yếu tố về cơ sở sản xuất và hạ tầng kỹ thuật. Nhu cầu này buộc các khu công nghiệp vừa phải có khu vực phục vụ hoạt động sản xuất, nhà ở cho công nhân, tạo môi trường sống cho người lao động và gia đình của họ, vừa hướng đến phát triển nhà xưởng hiện đại, có thể cung cấp những dịch vụ có chất lượng cao và giá cạnh tranh.