meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Mỗi người dân Thụy Sĩ gồng gánh 13.500 USD trong vụ giải cứu Credit Suisse?

Thứ năm, 23/03/2023-09:03
Chính phủ Thụy Sĩ đã phải chi một khoản tiền khổng lồ để giải cứu ngân hàng lớn thứ 2 nước này là Credit Suisse. Nếu tính theo đầu người, sẽ là khoảng 13.500 USD.

Theo Zingnews,  trang tin Bloomberg cho biết chính phủ Thụy sĩ đã cam kết bảo lãnh cho Credit Suisse tới 109 tỷ franc (gồm 9 tỷ đảm bảo trực tiếp và 100 tỷ thanh khoản) để ngăn chặn việc bán khẩn cấp cho UBS. Đây là một gánh nặng quá lớn với quốc gia 8,7 triệu dân.

Bên cạnh đó còn một khoản bảo lãnh khác từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB) trị giá 100 tỷ franc (tương đương 108 tỷ USD).

Số tiền cứu trợ cực khủng

Tương đương với ¼ GDP Thụy Sĩ, khoản tiền 209 tỷ franc đã vượt quá tổng chi tiêu quốc phòng của châu  u trong năm 2021. Mức giá cho cuộc giải cứu này thậm chí còn gấp 3 lần gói cứu trợ 60 tỷ franc của UBS trong cuộc khủng hoảng năm 2008.

Các chủ ngân hàng vẫn có lợi nhuận cao nhờ lãi suất tăng lên, trong khi số tiền chi ra quá lớn. Điều đó đã gây nên bức xúc và nhiều buổi biểu tình. Ngày 20/3, đã có khoảng 200 người tập trung trước trụ sở Credit Suisse tại Zurich để phản đối về việc giải cứu cũng như ném trứng vào các tòa nhà tại khu phố tài chính này.


Tổng số tiền bảo lãnh cho Credit Suisse của Chính phủ Thụy Sĩ là 209 tỷ franc
Tổng số tiền bảo lãnh cho Credit Suisse của Chính phủ Thụy Sĩ là 209 tỷ franc

Theo ông Christoph Rechsteiner - Giám đốc tại Công ty tư vấn thuế MME (Zurich) giải thích, họ đã chán với ý tưởng rằng đất nước sẽ giúp bạn bằng mọi giá nếu bạn đủ lớn. Trong ngày cuối tuần, Luật pháp cho Credit Suisse đã thay đổi hoàn toàn.

Bên cạnh việc đảm bảo về tài chính, các nhà chức trách Thụy Sĩ còn đồng ý chỉnh sửa luật để bỏ qua sự chấp thuận của cổ đông, qua đó giúp Credit Suisse xóa sạch 16 tỷ franc trái phiếu cũng như tăng vốn cốt lõi của ngân hàng.

Ông Rechsteiner cho biết UBS sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ nếu mọi chuyện trở nên suôn sẻ theo đúng giải pháp. Ông cho biết họ có được Credit Suisse khi không mất gì  và chính phủ vẫn phải hỗ trợ cho khoản lỗ.

Nhiều nguy cơ tiềm ẩn

Các chuyên gia tài chính cảnh báo rằng chi phí sẽ cao hơn nhiều nếu Chính phủ không làm gì.

Theo ông Manuel Ammann - Giám đốc Viện Tài chính - Ngân hàng tại Đại học St.Gallen, nhiều rủi ro đang tiềm ẩn hơn mức 9 tỷ franc mà chính phủ đang đảm bảo cho Credit Suisse.

Ông cho biết mức bảo đảm của Chính phủ sẽ được chi trả một phần bởi các đặc quyền về phá sản và chứng khoán. Điều này có nghĩa là Chính phủ vẫn được SNB giúp đỡ ngay cả trong trường hợp xấu nhất, mà không cần dùng đến ngân sách nhà nước như người dân đang lo lắng.

Bên cạnh đó, việc Credit Suisse phá sản hoàn toàn thì mức đảm bảo 100 tỷ franc trong gói 109 tỷ franc nói trên mới thành hiện thực. Tuy nhiên, tình huống này rất khó có thể xảy ra.

Trước đó, UBS cũng từng nhận gói hỗ trợ tương tự ở cuộc khủng hoảng 2008 khi có 6 tỷ franc được chuyển trực tiếp và 54 tỷ franc nằm trong quỹ hỗ trợ phá sản.

Sau đó, chính phủ Thụy Sĩ đã ra quy định “chống sụp đổ” nhằm hỗ trợ các nhà băng lớn. Tuy nhiên, luật này vẫn không thể củng cố niềm tin của giới đầu tư vào Credit Suisse.

Xét về mặt lý thuyết, toàn bộ các bộ phận của Credit Suisse sẽ được thanh lý nhằm ngăn chặn những nguy cơ với hệ thống tài chính. Thế nhưng, Chính phủ Thụy sĩ đã chọn thúc đẩy sáp nhập. Ông Ammann cho rằng điều này sẽ khiến Chính phủ phải giải cứu cả 2 thay vì 1.

Các doanh nghiệp có liên quan đến hệ thống Credit Suisse hiện nay đã phải chuyển mình thành công ty mẹ. Điều đó được xem là sẽ tạo điều kiện nhằm tách bạch giữa các bên, và bảo vệ các hoạt động kinh doanh khác.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Hoạt động M&A bất động sản sẽ có một cuộc sàng lọc lớn

Cao tốc Nam Định - Thái Bình dài hơn 60km sẽ khởi công vào thời điểm nào?

Quảng Ninh quy hoạch cả hòn đảo làm khu du lịch nghỉ dưỡng

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Tin mới cập nhật

Bảng giá đất làm chi phí chuyển đổi một nền đất từ 200-300 triệu lên 1-2 tỷ đồng

3 giờ trước

ĐBQH lo ngại “cơn sóng sốt đất” nếu thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại

3 giờ trước

Chung cư hạng sang, siêu sang chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng nguồn cung

1 ngày trước

Thống đốc NHNN: Chưa tăng giải ngân cho vay nhà ở xã hội trong ngắn hạn

1 ngày trước

Đất nền Thanh Oai trước thềm đấu giá: Người bán người mua đều dè dặt, giao dịch nhỏ giọt

1 ngày trước