meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Đằng sau cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn cầu của Credit Suisse

Thứ sáu, 17/03/2023-17:03
Các thị trường châu Âu và toàn cầu bắt đầu run rẩy sau những rắc rối của Credit Suisse. Vụ khủng hoảng của ngân hàng này dường như đã gây rúng động bởi đây là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới.

Theo Zingnews, nhiều tháng qua, các khách hàng giàu có và doanh nghiệp của Credit Suisse đã đồng loạt rút tiền khỏi ngân hàng. Dù vừa được ném phao giải cứu nhưng nhà băng 167 tuổi dường như vẫn đang gặp rắc rối lớn.

CNN đưa tin rằng ngân hàng lớn thứ 2 Thụy Sĩ - Credit Suisse đang gặp khó khăn lớn. Theo thông báo mới được đưa ra, nhà băng này sẽ vay tới 50 tỷ franc Thụy Sĩ (53,7 tỷ USD) từ Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ.

Sau khi giá cổ phiếu tụt dốc 30% hôm 15.3, Credit Suisse đã được ném phao cứu sinh. Ngoài ra, nhà băng này cũng cho biết sẽ mua lại một số khoản nợ.


Credit Suisse được ném “phao cứu sinh” sau khi giá cổ phiếu lao dốc 30% vào ngày 15/3
Credit Suisse được ném “phao cứu sinh” sau khi giá cổ phiếu lao dốc 30% vào ngày 15/3

Các thị trường châu Âu và toàn cầu bắt đầu run rẩy sau những rắc rối của Credit Suisse. Vụ khủng hoảng của ngân hàng này dường như đã gây rúng động bởi đây là một trong những tổ chức tài chính lớn nhất trên thế giới.

Hệ thống quan trọng

Ủy ban Ổn định Tài chính - một cơ quan giám sát hệ thống tài chính quốc tế đã phân loại ngân hàng Credit Suisse thuộc nhóm ngân hàng đóng vai trò quan trọng đối với hệ thống toàn cầu. Những ngân hàng khác nằm trong nhóm này có thể kể đến như Bank of America, JPMorgan Chase và Bank of China.

Dẫn lời ông Andrew Kenningham tại Capital Economics, CNN cho biết so với các ngân hàng khu vực Mỹ gặp rắc rối trong tuần trước thì Credit Suisse quan trọng với nền kinh tế thế giới hơn nhiều.

Vị chuyên gia nhấn mạnh rằng Credit Suisse có nhiều đối tác trên toàn cầu. Bởi vậy, đây không phải là vấn đề của riêng Thụy Sĩ, mà còn là của cả thế giới.

Nguyên nhân dẫn đến vấn đề của Credit Suisse

Để kìm hãm lạm phát và hạ nhiệt tăng trưởng kinh tế, các ngân hàng trung ương khắp toàn cầu đã tăng lãi suất điều hành. Tuy nhiên, quá trình đó đã khiến một số ngân hàng gặp rắc rối.

Sau khi Silicon Valley Bank (SVB) - ngân hàng lớn thứ 16 tại Mỹ bị đóng cửa, những lo ngại này đã trở thành hiện thực. Đó là cú sập lớn nhất của ngành ngân hàng mỹ kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 nổ ra.

Đằng sau cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn cầu của Credit Suisse - ảnh 2

Nhóm chuyên gia tại Capital Economics cảnh báo rằng những vấn đề của Credit Suisse rất khác so với những gì đè bẹp SVB cách đây ít ngày. Tuy nhiên, vụ việc của SVB là một lời nhắc nhở rằng hệ thống tài chính sẽ dễ chịu tổn thương hơn khi lãi suất tăng lên.

Thực tế cho thấy ở phiên 15/3, cổ phiếu của Credit Suisse rớt thảm sau khi Ngân hàng Trung ương Saudi (SNB) - là cổ đông lớn nhất của Credit Suisse từ chối cấp thêm vốn cho nhà băng này. Lý do là vì không muốn vi phạm quy định hạn chế tỉ lệ cổ phiếu đang sở hữu.

Hiện SNB đang sở hữu 9,9% cổ phần của Credit Suisse trên mức trần 10%.

Credit Suisse ngập trong khủng hoảng

Thực tế cho thấy Credit Suisse đã gặp khó khăn trong nhiều năm. Theo những gì mà ông Kenningham nói, ngân hàng này là mảnh ghép yếu nhất trong hệ thống ngân hàng của châu Âu.

Trong những năm qua, hàng loạt quyết định sai lầm đã ảnh hưởng tới Credit Suisse. Và doanh nghiệp Thụy Sĩ này đã phải trả giá bằng hàng tỷ đô la, đồng thời đổi mới đội ngũ lãnh đạo cấp cao.
Trong 10 năm qua, ngân hàng cũng chịu xử phạt do trốn thuế cũng như các vấn đề khác. Vào năm 2014, Credit Suisse đã nhận tội về việc cho phép một số khách hàng tại Mỹ trốn thuế. Khi đó, nhà băng đã trả 2,6 tỷ USD cho chính phủ liên bang cũng như các cơ quan quản lý tài chính New York để dàn xếp.

Sau vụ bê bối kế toán của Luckin Coffee, danh tiếng của ngân hàng cũng chịu tổn thất lớn. Vào năm 2019, Credit Suisse giữ vai trò bên bảo lãnh phát hành khi công ty Trung Quốc này lên sàn Nasdaq.

Từng được mệnh danh là "Starbucks Trung Quốc, Luckin Coffee đã phải rời sàn Mỹ sau vụ bê bối khai khống doanh thu.

Bước sang năm 2020, sau bê bối theo dõi các cựu nhân viên, cựu Giám đốc điều hành Tidjane Thiam cũng đã từ chức. Một lần nữa, danh tiếng của ngân hàng chịu tổn hại.

Sau đó một năm, Credit Suisse gánh lỗ 5,5 tỷ USD vì cú sập của quỹ đầu tư Archegos Capital. Sự sụp đổ này cũng đã hủy hoại hoàn toàn danh tiếng của ngân hàng này. Sau đó, một cuộc điều tra đã phát hiện ra Credit Suisse cho phép Archegos Capitol chấp nhận những rủi ro lớn, có thể trở thành thảm họa.

Đằng sau cuộc khủng hoảng gây chấn động toàn cầu của Credit Suisse - ảnh 3

Năm 2022, ngân hàng này đã bị đồn đoan đang đi gần tới bờ vực phá sản. Khách hàng - nhất là các doanh nghiệp và cá nhân giàu có của nhà băng đã vội vã rút hàng trăm tỷ USD.

Phí hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng (CDS) của nhà băng ở thời điểm đó tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy trong lịch sử.

CDS là một công cụ phái sinh, trong đó bên mua sẽ cần trả phí bảo vệ rủi ro để có thể được bồi thường một khoản tiền cố định nếu xảy ra sự cố. Những lo ngại về khả năng phá sản của ngân hàng Thụy Sĩ ngày càng tăng khi phí CDS của Credit Suisse tăng lên bất thường.

Vào tháng trước, sau khi công bố khoản lỗ năm lớn nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Credit Suisse đã chứng kiến cổ phiếu rớt mạnh. Theo truyền thông đưa tin, các cơ quan quản lý đang xem xét các bình luận của chủ tịch ngân hàng về sức khỏe tài chính của tổ chức.

Credit Suisse có thể có thêm thời gian để khôi phục niềm tin của khách hàng và thúc đẩy các kế hoạch tái cấu trúc nhờ phao cứu sinh đến từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ. Tuy nhiên, nhà băng này vẫn chưa thoát khỏi cơn khủng hoảng hoàn toàn.

Các nhà phân tích ngân hàng của JPMorgan cho biết những khoản vay từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ là không đủ vì những vấn đề liên quan đến niềm tin đối với các kế hoạch của ngân hàng đầu tư này.

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

Lideco và Hà Đô sẽ hợp tác xây tòa tháp đôi 47 tầng tại Khu đô thị mới Dịch Vọng

Thừa Thiên - Huế: "Siêu" dự án gần 5.000 tỷ chính thức về tay "ông trùm" vàng bạc đá quý Doji

Đón đầu xu thế thể thao giải trí, Đồng Nai dành đất làm 6 sân golf

Thanh tra đề nghị xử phạt chủ khu đô thị An Huy- Bắc Giang

Bán "lúa non" khi chưa được cấp phép, dự án The Landmark Nha Trang bị Sở Xây dựng "tuýt còi"

TP. HCM: Tái khởi động gói thầu then chốt của dự án trung tâm triển lãm sau nhiều năm "đắp chiếu"

Siêu dự án nghỉ dưỡng 4 tỷ USD đang được Quảng Nam gỡ vướng giải phóng mặt bằng

Tin mới cập nhật

Một số dự án treo bất ngờ được thoát "khai tử" nhờ Hà Nội tung "phao cứu sinh"

2 ngày trước

Quy định cấm bán bảo hiểm "gắn" dịch vụ ngân hàng: Doanh nghiệp bảo hiểm muốn có hướng dẫn cụ thể

2 ngày trước

Gặp khó với "danh phận", Condotel cắt lỗ cả tỉ đồng nhưng thanh khoản vẫn mất hút

2 ngày trước

Tập đoàn Foxconn tiếp tục rót thêm 551 triệu USD đầu tư phát triển công nghệ tại Việt Nam

2 ngày trước

Thương mại điện tử bùng nổ, nhà phố cho thuê đìu hiu, ế ẩm

3 ngày trước