Lỗ hơn 4 tỷ USD, Credit Suisse quyết tâm tái cấu trúc toàn diện
BÀI LIÊN QUAN
Credit Suisse - ngân hàng hàng đầu Thụy Sĩ làm ăn ra sao trước "tin đồn" phá sản?Chuyên gia nói gì khi giới đầu tư lo ngại trước lời đồn Credit Suisse sụp đổ?Một doanh nghiệp Thụy Sĩ chọn Việt Nam làm trọng điểm bởi “miếng phô mai” trị giá 95 tỷ USD từ thị trường xây dựngNgân hàng Thụy Sỹ trong quý 3 đã lỗ ròng 4.034 tỷ Franc (tương đương 4.09 tỷ USD), vượt xa so với mức dự báo lỗ 567.93 triệu Franc của các chuyên gia. Cũng trong cùng kỳ, Credit Suisse lãi ròng 434 triệu Franc (440 triệu USD).
Theo ngân hàng này, cần phải đánh giá lại khoản thuế thu nhập hoãn lại về quá trình tái cấu trúc gây nên khoản thiệt hại 3.655 tỷ Franc (3.7 tỷ USD). Đó là yếu tố gây nên khoản lỗ nặng của quý 3.
Trước sức ép từ giới đầu tư, Credit Suisse đã đưa ra kế hoạch carit ổ để khắc phục tình trạng suy yếu ở mảng ngân hàng đầu tư cũng như khoản phí kiện tụng.
Huy động hơn 4 tỷ đô la
Theo kế hoạch mới công bố, Credit Suisse cam kết cấu trúc lại toàn diện mảng ngân hàng đầu tư. Qua đó, giảm bớt tổng tài sản có rủi ro, vốn được sử dụng để xác định yêu cầu vốn của một ngân hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng Thụy Sĩ này cũng có ý định cắt giảm 15% chi phí (khoảng 2,533 tỷ USD) vào năm 2025.
Theo dự báo của Credit Suisse, chi phí tái cấu trúc sẽ phát sinh thêm 2.9 tỷ Franc (2.93 tỷ USD) cho đến cuối năm 2024.
CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm: Đại diện lãnh đạo duy nhất của một Ngân hàng TMCP nhận được danh hiệu doanh nhân tiêu biểu năm 2022
Trong danh sách 60 doanh nhân tiêu biểu của năm 2022 chỉ có duy nhất 1 đại diện là lãnh đạo của một Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP), đó chính là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.Thêm quy định để chặn sở hữu chéo, ngăn cổ đông lớn thao túng ngân hàng
Để tăng cường chất lượng quản trị, điều hành tổ chức tín dụng, một số quy định của Luật Các tổ chức tín dụng cần được sửa đổi, bổ sung kịp thời...Nhiều bất động sản "khủng" được Ngân hàng rao bán để siết nợ
Hàng loạt tài sản bất động sản thế chấp cho các khoản nợ vay đang được ngân hàng mang ra bán đấu giá để siết nợ, giá khởi điểm lên đến hàng trăm tỷ đồng. Mới đây, BIDV ra thông báo bán đấu giá tài sản bảo đảm của Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC, doanh nghiệp thành viên của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp).Kế hoạch cải tổ cho thấy Credit Suisse sẽ tách mảng ngân hàng đầu tư trở thành một doanh nghiệp độc lập với tên CS First Boston. Ngoài ra, họ cũng huy động khoảng hơn 4 tỷ USD qua việc phát hành quyền mua và cổ phiếu mới.
Bên cạnh đó, Credit Suisse cũng sẽ tạo một đơn vị để kiểm tra và giảm quy mô của những mảng kinh doanh hiệu suất kém và không phải là mảng chiến lược.
Kế hoạch này nhằm mục tiêu giảm phần tổng tài sản rủi ro khoảng 40% và giảm đòn bẩy khoảng 40% trong quá trình tái cấu trúc. Tiếp đó, dự tính của Credit Suisse còn nằm ở việc phân bổ gần 80% vốn cho mảng quản lý tài sản cho người giàu, mảng quản lý tài sản, mảng ngân hàng Thụy sĩ và mảng thị trường vào năm 2025.
Tân CEO Ulrich Koerner cho biết với mô hình kinh doanh mới, Credit Suisse có thể đem đến sự kết hợp hấp dẫn và độc đáo cho đồng nghiệp và khách hàng, ngoài ra cũng hướng tới tăng trưởng tự thân và tạo nên lợi nhuận cho cổ đông.
Ông nói: “Ủy ban điều hành mới sẽ khôi phục lại niềm tin qua việc thực hiện chiến lược mới có trách nhiệm và quyết liệt hơn. Trong mọi việc, quản trị rủi ro sẽ giữ vai trò then chốt”.
Ông Koerner chỉ mới lên làm CEO vào tháng 7 năm nay, sau khi ngân hàng này chứng kiến quý 2/2022 lỗ ròng .593 tỷ Franc và người tiền nhiệm đã từ chức.
Credit Suisse đã gặp nhiều khó khăn trong thời gian qua khi doanh thu ảm đạm từ mảng ngân hàng đầu tư, chi phí kiện tụng về hàng loạt lỗi không tuân theo quy định hay những khoản lỗ từ việc rời khỏi Nga, đặc biệt là vụ lùm xùm của Archegos.
Theo cảnh báo của Credit Suisse, ngân hàng có thể chứng kiến quý 4/2022 lỗ kỷ lục vì các chi phí liên quan đến tái cấu trúc. Công ty cũng đưa ra thông báo nhiều thay đổi khác, trong đó có việc cắt giảm hàng nghìn việc làm, bán mảng sản phẩm cấu trúc.
Trong báo cáo tài chính quý 3/2022, các điểm nhấn của Credit Suisse bao gồm:
- Doanh thu tổng đạt 3.804 tỷ Franc (khoảng 3.853 tỷ USD), thấp hơn đáng kể so với cùng kỳ là 5.437 tỷ Franc.
- Tỷ lệ vốn cổ phần phổ thông cấp 1 (CET1) đạt 12,6%, thấp hơn so với con số 14,4% và 13,5% của cùng kỳ và quý trước tương ứng. Đây là một thước đo về khả năng thanh toán của ngân hàng.