Một doanh nghiệp Thụy Sĩ chọn Việt Nam làm trọng điểm bởi “miếng phô mai” trị giá 95 tỷ USD từ thị trường xây dựng
BÀI LIÊN QUAN
6 tháng đầu năm 2022, quỹ đầu tư ngoại "chật vật"Quỹ đầu tư nào đang "ôm" nhiều nhất khi cổ phiếu vua phát tín hiệu quay trở lại?"Ông trùm" quỹ đầu tư mạo hiểm lớn nhất thế giới: Phá sản là "một trong những điều tuyệt vời nhất từng xảy ra với tôi"Năm 2026, ngành xây dựng Việt Nam có thể đạt 94,93 tỷ USD
Năm 2022, Chứng khoán SSI đặt kỳ vọng việc sửa đổi các Luật liên quan đến thị trường bất động sản sẽ là một biến số quan trọng. Chi tiết, Luật đất đai năm 2013 có thể sẽ được xúc tiến sửa đổi trong năm 2022 để có thể hoàn thành vào tháng 5/2023 và dự kiến sẽ có thể đưa ra quy định cụ thể về hệ số đền bù giá đất với mục đích giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng (vốn dĩ là điểm vướng của nhiều dự án bất động hiện nay). Còn đối với triển vọng doanh thu, lợi nhuận doanh nghiệp trong ngành, việc giá trị hợp đồng ký kết thực hiện (backlog) vào cuối năm 2021 có thể đảm bảo được doanh số xây dựng phục hồi trở lại.
Khi nhìn ở bức tranh rộng hơn thì xây dựng Việt Nam được đánh giá là ngành hoạt động tốt nhất trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (APAC). Và dù mất động lực bởi COVID-19 nhưng thị trường vẫn ghi nhận tiếp tục tăng trưởng rất mạnh mẽ, dự kiến sẽ đạt mức 94,93 tỷ USD vào năm 2026 cùng tốc độ tăng trưởng hơn 8% trong giai đoạn dự báo từ năm 2021 - 2026.
Ant Group hậu thuẫn cho quỹ đầu tư Do Ventures dẫn đầu trong vòng gọi vốn của Vuihoc
Hướng đến mục tiêu có được 1 triệu người dùng trả phí vào năm 2024, startup edtech Vuihoc có dự tính sử dụng nguồn vốn mới có được dành cho mục đích thu hút người dùng và phát triển sản phẩm.Quỹ đầu tư của tỷ phú giàu nhất Nhật bản lỗ 27,4 tỷ USD vì chứng khoán
CNBC đưa tin, SoftBank đã công bố khoản lỗ kỷ lục tại đơn vị đầu tư của mình - Vision Fund - do cổ phiếu công nghệ bị ảnh hưởng bởi các đợt tăng lãi suất của Fed và việc Bắc Kinh siết quy định đối với lĩnh vực công nghệ làm tổn hại đến các cổ phiếu ở Trung Quốc mà quỹ này nắm giữ.Và trước khi bùng phát dịch bệnh COVID-19 thì ngành công nghiệp này đã ghi nhận tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 9,6% trong thời gian 5 năm từ 2015 - 2019. Dự báo ngành cũng sẽ tiếp tục tốc độ tăng trưởng tương tự bởi Chính Phủ đã nỗ lực cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng chung của đất nước cùng với các khoản đầu tư vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng du lịch cùng các dự án nhà ở trên toàn quốc.
Tuy nhiên, miếng bánh ngành theo chia sẻ của một số người trong cuộc trong thời gian gần đây đang trở nên nhỏ dần và các doanh nghiệp luôn muốn khai thác thị trường quốc tế để có thể thực hiện được tham vọng tỷ USD lợi nhuận.
Phản biện từ những người trong cuộc cùng những quan điểm trái chiều
Đứng trước những ý kiến trái chiều và dưới góc nhìn của mình, Tổng Giám đốc Sika Việt Nam - ông Jacobo Perez Polaino cho biết: "Trước khi làm việc tại Việt Nam thì tôi đã có 6 năm làm việc tại Indonesia, 2 năm tại Campuchia và Việt Nam chính là nước thứ 3 tôi làm việc trong khu vực châu Á. Theo góc nhìn của tôi, nếu như so với 2 thị trường quốc tế kia thì thị trường Việt Nam rất năng động và rất dễ dàng chấp nhận những công nghệ mới. Ngoài ra, thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành ở trên toàn cầu cũng như trong khu vực. Điều đó cũng cho thấy một điều rằng, Việt Nam chính là một trong những thị trường nổi bật và hấp dẫn tại châu Á”.
Từ năm 2019 - 2021, trong thời gian 3 năm thì chúng ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng của Việt Nam so với các nước trong khu vực hiện tại đang rất là tốt. Và việc một số công ty Việt Nam đang hướng ra thị trường nước ngoài để có thể tìm kiếm cơ hội thì cũng là một trong những chiến lược với mục đích thúc đẩy và gia tăng được nguồn thu của họ. Mặc dù vậy thì điều này không có nghĩa sẽ là thị trường xây dựng Việt Nam không hấp dẫn.
Còn theo cá nhân của ông Jacobo Perez Polaino, đây cũng chính là một phần của cuộc chơi tăng trưởng và phát triển của các công ty xây dựng tại thị trường Việt Nam. Và theo quan điểm của vị lãnh đạo này thì các công ty thực sự nên chú trọng và có nhiều sự đầu tư hơn vào thị trường Việt Nam bởi đây vẫn là một thị trường khá tốt.
Tổng Giám đốc Sika Việt Nam cũng dẫn chứng, thống kê từ Global Data đã cho thấy ngành xây dựng Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng trung bình hàng năm là 8,1% theo giá trị thực từ năm 2023 đến năm 2026. Song song với đó là giá nguyên liệu sẽ có khả năng tiếp tục tăng cao bởi Việt Nam còn phụ thuộc vào các nguyên liệu thứ ba về mặt nguyên liệu thô. Và đón đầu xu thế đó, Sika cũng nhấn mạnh Việt Nam hiện tại đã và đang, tiếp tục vẫn là thị trường trọng điểm của công ty trong thời gian sắp tới.
Việt Nam được Tập đoàn Thuỵ Sĩ chọn là thị trường trọng điểm, tiến hành mở rộng sang mảng năng lượng gió
Theo tìm hiểu, Sika Việt Nam chính là công ty vốn 100% Thụy Sĩ, trực thuộc Tập đoàn Sika AG đồng thời cũng bắt đầu phục vụ thị trường tại Việt Nam từ năm 1993. Sika Việt Nam cũng có 2 nhà máy ở Nhơn Trạch - được xây dựng từ năm 1993 và nhà máy tại Bắc Ninh - được xây dựng từ năm 2012 cùng với hệ thống 80 nhà phân phối phủ khắp trên toàn quốc.
Còn xét về vốn đầu tư, mỗi năm Sika cho biết đều tiến hành đầu tư thêm cho các nhà máy của mình để có thể nâng cấp và mở rộng thị trường cũng như dòng sản phẩm bán ra tại thị trường Việt Nam. Đại diện này nhấn mạnh: “Chắc chắn Sika sẽ có những kế hoạch trong thời gian sắp tới để tăng năng suất cũng như công suất sản xuất của nhà máy".
Nguyên nhân là vì Việt Nam chính là một thị trường năng động với tốc độ đô thị hóa khá nhanh và đứng đầu trong khu vực Châu Á. Và cùng với sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài thì thị trường xây dựng Việt Nam đã ngày càng khó khăn cũng như khắt khe hơn trong việc lựa chọn các sản phẩm xây dựng.
Bên cạnh đó, Sika cũng đang chú trọng vào thị trường điện gió ở Việt Nam - đây là thị trường được đánh giá đang rất tiềm năng và Sika cũng đang có thị phần khá tốt ở mảng kinh doanh này. Còn một lý do khác nữa là Sika theo đại diện định vị mình đang dẫn đầu của thị trường liên quan đến mảng xây dựng hay cung cấp các vật liệu xây dựng hóa chất. Chính vì thế mà vai trò của người dẫn đầu trên thị trường không chỉ là cung cấp các dòng sản phẩm hiện hữu mà còn phải tiến hành khai phá ra những phân khúc mới.
Mặc dù vậy thì thị trường Việt Nam dưới góc nhìn của doanh nghiệp này vẫn còn khá nhiều khó khăn và thách thức. Trong đó, một khi hoạt động ở thị trường Việt Nam thì Sika cho biết sẽ có phần phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như các chính sách có liên quan đến việc vận hành thị trường.
Ông Jacobo Perez Polaino nói rằng: “Theo tôi thì khi có những lợi thế cũng dễ biến thành bất lợi. Ví dụ như, thị trường phát triển nhanh và dễ chấp nhận các công nghệ hay cải tiến của nước ngoài thì khi đưa sản phẩm vào thị trường Việt Nam đó là một thuận lợi. Điều này cũng giúp phát triển tốt nhưng mặt trái của nó nếu như những chính sách vận hành hiện tại của thị trường có liên quan mật thiết đến sự phát triển bất động sản không thể đáp ứng kịp với những thay đổi liên quan đến công nghệ về mặt sản phẩm cũng như ứng dụng thì cũng sẽ hạn chế cho sự phát triển công nghệ thị trường".