meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm: Đại diện lãnh đạo duy nhất của một Ngân hàng TMCP nhận được danh hiệu doanh nhân tiêu biểu năm 2022

Thứ năm, 27/10/2022-08:10
Trong danh sách 60 doanh nhân tiêu biểu của năm 2022 chỉ có duy nhất 1 đại diện là lãnh đạo của một Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP), đó chính là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.

Vào ngày 12/10 vừa qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành tổ chức Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) và trao tặng danh hiệu “Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu” của năm nay cho tổng cộng 60 doanh nhân. Trong đó, có đến 10 người được vinh danh trong Top 10 Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất. 

Theo VCCI, 60 gương mặt được chọn đều là những doanh nhân đang lãnh đạo và quản lý những doanh nghiệp thuộc đủ các thành phần kinh tế, sở hữu quy mô từ rất lớn cho đến vừa và nhỏ. Người lớn tuổi nhất trong danh sách này đã 82 tuổi, người trẻ tuổi nhất mới chỉ 34 tuổi. Số lượng doanh nhân nữ là 15 người, chiếm tỷ lệ 25%. 

Đối với quy trình bình xét năm nay đã chính thức áp dụng yêu cầu thẩm định thực tế tại doanh nghiệp. Trong đó, có 22 đoàn thẩm định do các nhà quản lý và các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm trong lĩnh vực doanh nghiệp dẫn đầu. Những đoàn thẩm định này đã đến 25 tỉnh và thành phố, tiến hành thẩm định một cách trực tiếp tại các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Ban thư ký cũng phối hợp với Tổng cục Thuế để rà soát tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp do ứng viên lãnh đạo và quản lý, rà soát các thông tin, dư luận được phản ánh trên báo chí và trên mạng Internet có liên quan đến ứng viên và doanh nghiệp để tham khảo.

Đại diện lãnh đạo duy nhất của một Ngân hàng TMCP nhận được danh hiệu doanh nhân tiêu biểu năm 2022

Trong danh sách 60 doanh nhân tiêu biểu của năm 2022 chỉ có duy nhất 1 đại diện là lãnh đạo của một Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP), đó chính là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín – Sacombank.


Trong danh sách 60 doanh nhân tiêu biểu của năm 2022 chỉ có duy nhất 1 đại diện là lãnh đạo của một Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP), đó chính là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Sacombank
Trong danh sách 60 doanh nhân tiêu biểu của năm 2022 chỉ có duy nhất 1 đại diện là lãnh đạo của một Ngân hàng Thương mại Cổ phần (TMCP), đó chính là bà Nguyễn Đức Thạch Diễm - Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Sacombank

Được biết, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc của Sacombank từ năm 2017. Đó cũng là thời điểm ngân hàng này bắt đầu quá trình tái cơ cấu sau khi sáp nhập và đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến nhân sự, hiệu quả hoạt động và cả vấn đề nợ xấu. Từ một ngân hàng với tổng dư nợ xấu cùng tài sản tồn đọng năm 2016 lên đến gần 97.000 tỷ đồng, sau 5 năm, ban lãnh đạo Sacombank xử lý vấn đề này khá quyết liệt. Năm 2021 đánh dấu cột mốc quan trọng khi ngân hàng này ghi nhận kết quả khả quan triển khai đề án tái cơ cấu sau sáp nhập.

Trong một cuộc trao đổi gần đây, ông Dương Công Minh - Chủ tịch HĐQT Sacombank thông tin: “Trong số các ngân hàng đã và đang thực hiện tái cơ cấu trong khoảng 10 năm trở lại đây, có thể khẳng định Sacombank chính là một điểm sáng bởi thực trạng đầy thử thách khi bắt đầu cùng với những nỗ lực vượt bậc đã đem lại kết quả tốt đẹp. Ngay ở năm đầu thực hiện tái cơ cấu, Sacombank đã có lợi nhuận dương và Nhà nước lại không phải bỏ ra một đồng nào”.

Quả đúng như thế, kể từ năm 2017 đến năm 2021, Sacombank đã thu hồi và xử lý được tổng cộng gần 72.000 tỷ đồng các khoản nợ xấu cùng với tài sản tồn đọng. Trong đó, có đến hơn 58.300 tỷ đồng là những khoản thuộc Đề án  - tương đương với 68% kế hoạch tổng thể. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu nội bảng cũng đã giảm mạnh từ 6,81% xuống còn 1,47 %.

Nhờ việc thực hiện việc tái cơ cấu thành công và được các cơ quan chức năng ghi nhận, tháng 9 năm nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng (room) tín dụng năm 2022 đối với những tổ chức tín dụng. Đáng chú ý, Sacombank là ngân hàng có tỷ lệ room được “nới” cao nhất với 4%.


Trước khi ngồi “ghế nóng” Tổng Giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từng là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng xử lý nợ - vấn đề trọng tâm của đề án tái cơ cấu của ngân hàng này
Trước khi ngồi “ghế nóng” Tổng Giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từng là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng xử lý nợ - vấn đề trọng tâm của đề án tái cơ cấu của ngân hàng này

Tính đến hết quý 3 năm nay, ngân hàng này vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng ổn định. Tổng tài sản đã tăng 8,3% so với thời điểm đầu năm và đạt gần 564.200 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng huy động cũng tăng 8,2% so với đầu năm và đạt 502.535 tỷ đồng. Dư nợ tín dụng là hơn 421.000 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 8,4%. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu là 0,86%. Lợi nhuận trước thuế của Sacombank đạt 4.440 tỷ đồng, hoàn thành 84,1% kế hoạch cả năm đề ra, trong đó tỉ trọng thu ngoài lãi chiếm đến 39,4%.

Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm: Từ nhân viên kế toán đến vị trí CEO của Sacombank

CEO Sacombank Nguyễn Đức Thạch Diễm sinh năm 1973, có trình độ chuyên môn là Thạc sĩ Quản trị kinh doanh. Nữ lãnh đạo này từng có 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh tế, tài chính và ngân hàng. Từ năm 2002, bà bắt đầu công tác tại Sacombank.

Trước khi ngồi “ghế nóng” Tổng Giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm từng là Phó Tổng giám đốc phụ trách mảng xử lý nợ - vấn đề trọng tâm của đề án tái cơ cấu của ngân hàng này. Trước đó, vị CEO tuổi Sửu này cũng có khoảng thời gian là Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của Sacombank. Tại đây, bà đã dẫn dắt khu vực đạt nhiều thành tích ấn tượng liên tiếp trong nhiều năm liền.

Khi nhận xét về CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm, các cộng sự đều khẳng định bà không chỉ là một người “thuyền trưởng” biết truyền cảm hứng mà còn rất mạnh mẽ và quyết đoán. 

Sau gần 20 năm gắn bó tại Sacombank, bà Diễm từ vị trí nhân viên kế toán đến vị trí CEO hiện tại luôn cho rằng, bản thân là người làm công chuyên nghiệp thì việc gì tốt nhất cho cổ đông và nhân viên bà sẽ làm, chấp nhận mọi khó khăn và sẵn sàng cho một hành trình tiên phong đổi mới. Chính vì thế, CEO tuổi Sửu này đã góp phần tạo nên thành công của Sacombank hiện nay.

Nhớ lại thời điểm bà mới đảm nhiệm vị trí CEO, Sacombank còn đang đối diện với hàng loạt những khoản nợ xấu mà giai đoạn trước để lại. Đáng chú ý, tài sản không sinh lời chiếm tới 30% tổng tài sản của ngân hàng thời điểm đó. Ngoài ra, Sacombank còn đối mặt với tình trạng “chảy máu chất xám” về nhân sự cùng với việc hàng loạt khách hàng rời đi khiến uy tín ngân hàng sụt giảm.


Khi nhận xét về CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm, các cộng sự đều khẳng định bà không chỉ là một người “thuyền trưởng” biết truyền cảm hứng mà còn rất mạnh mẽ và quyết đoán
Khi nhận xét về CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm, các cộng sự đều khẳng định bà không chỉ là một người “thuyền trưởng” biết truyền cảm hứng mà còn rất mạnh mẽ và quyết đoán

Chính bản thân nữ doanh nhân này cũng thừa nhận, đảm nhận vị trí CEO của Sacombank khi ấy đã khiến bà vô cùng áp lực. Một mặt, bà Diễm phải tiếp tục duy trì việc điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng sao cho hiệu quả để trở lại tốc độ tăng trưởng tích cực. Mặt khác, nữ CEO này còn phải xử lý những tồn đọng sau sáp nhập một cách nhanh chóng, đặc biệt là vấn đề xử lý nợ xấu và tái cấu trúc mọi hoạt động của ngân hàng này.

Có thể nói, với sự dẫn dắt của CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm và chỉ đạo đúng đắn của Chủ tịch Dương Công Minh, Sacombank đã từng bước đi qua khó khăn, tái lập được vị thế trên thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam. 

Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

19 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

19 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

20 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

20 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước