meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

FLC xuất hiện thêm khoản nợ 2.277 tỷ đồng mới sau khi trả sạch nợ cho Sacombank

Thứ tư, 03/08/2022-14:08
Sau khi "bù vào chỗ trống" của một số ngân hàng, FLC lại có thêm một chủ nợ mới là ông Lê Thái Sâm với khoản vay ngắn hạn với số dư cuối quý 2/2022 là 621 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Homeliday với số dư cuối kỳ hơn 185 tỷ đồng. Đồng thời, tập đoàn còn một khoản phải trả dài hạn trị giá 2.277 tỷ đồng với CTCP BEDA T&C.

Trước đó vào ngày 29/3/2022, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Trịnh Quyết - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC về việc “thao túng” thị trường chứng khoán. Vụ việc có liên quan đến cá nhân của ông Quyết liên quan tới việc thực hiện các giao dịch mua bán chứng khoán trong khoảng thời gian trước đó.

Ngay sau đó, một trong những vấn đề được thị trường quan tâm nhất đó là các khoản nợ của FLC tại những ngân hàng lớn, trong đó có Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín (Sacombank). Theo thông tin được biết, đầu năm 2021 FLC có dư nợ dài hạn 1.240 tỷ đồng tại Sacombank chi nhánh Hà Nội và 600 tỷ đồng tại Sacombank, tổng cộng khoản nợ này là 1.840 tỷ đồng.

Đã trả hết nợ cho Sacombank

Theo như hợp đồng vay số 202226570364 được ký ngày 18/03/2022, thời hạn của hợp đồng vay giữa Tập đoàn FLC và Sacombank chi nhánh Hà Nội là 12 tháng. Đồng thời, hợp đồng này đã được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất cùng với 20 triệu cổ phiếu BAV. Bên cạnh đó, hợp đồng số 202126014427 ký ngày 02/03/2021 cho biết Sacombank Chi nhánh Hà Nội cho FLC vay trong vòng 60 tháng để đầu tư dự án; tài sản được đảm bảo được hình thành từ vốn vay. Bên cạnh đó, hợp đồng 202126115801 ngày 14/05/2021 có thời hạn 120 tháng được đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn với đất và các tài sản khác của bên thứ 3.


Báo cáo tài chính quý 2 của FLC mới được công bố, tính đến thời điểm ngày 30/06/2022, số dư nợ của FLC tại Sacombank đã không còn
Báo cáo tài chính quý 2 của FLC mới được công bố, tính đến thời điểm ngày 30/06/2022, số dư nợ của FLC tại Sacombank đã không còn

Báo cáo tài chính quý 2 của FLC mới được công bố, tính đến thời điểm ngày 30/06/2022, số dư nợ của FLC tại Sacombank đã không còn. Trước đó, ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT của Sacombank hồi tháng 4 vừa qua đã tuyên bố rằng: Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã vay tổng cộng 5.000 tỷ đồng; tuy nhiên sau gần một tháng kể từ ngày ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng đã thu nợ được 2.600 tỷ đồng và dự kiến sẽ thu xong nợ trong vòng 1 tháng nữa.

Tuy nhiên, sau khi giải quyết được khoản nợ khủng từ ngân hàng Sacombank, FLC lại có thêm 2 chủ nợ mới là ông Lê Thái Sâm với khoản vay ngắn hạn với số dư cuối quý 2/2022 là 621 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Homeliday với số dư cuối kỳ hơn 185 tỷ đồng.

Khoản nợ 2.277 tỷ đồng mới đến từ đâu? 

Bên cạnh đó, tập đoàn còn có một khoản nợ phải trả dài hạn trị giá 2.277 tỷ đồng. Đây chính là khoản nhận hợp tác đầu tư với CTCP BEDA T&C. 

Cụ thể, tối 29/07/2022, báo chí đồng loạt đưa tin về việc Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu vừa mới chỉ đạo các cơ quan chức năng khẩn trương điều tra và xử lý các đối tượng có hành vi phá hoại thiết bị đường ống bơm cát san lấp phục vụ thi công dự án nhà ở tại xã Hiệp Thành và xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu. 

Được biết, Tập đoàn FLC là chủ đầu tư của dự án này, được khởi công vào ngày 22/06/2022. Đây là vốn là một trong số 7 dự án mà tập đoàn đã trúng thầu đấu giá quyền sử dụng đất tại địa phương này, bao gồm Dự án Khu nhà ở kết hợp công viên cây xanh Hiệp Thành (TP. Bạc Liêu, Khu A) với diện tích lên đến gần 434.000m2; Dự án Khu nhà ở kết hợp sinh thái Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu, khu D) với diện tích lên đến hơn 462.000m2; Dự án Khu dân cư Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu, Khu E) với diện tích hơn 376.000m2; Dự án Khu nhà ở kết hợp thương mại, dịch vụ Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu, Khu F) cùng diện tích là 433.840m2; Dự án Khu công viên giải trí Vĩnh Trạch Đông (Khu H) với diện tích 167.000m2; Dự án Khu công viên cây xanh, thể dục - thể thao Vĩnh Trạch Đông (Khu I) với diện tích 79,76 ha và Dự án Khách sạn nghỉ dưỡng và Trung tâm hội nghị Vĩnh Trạch Đông tại xã Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu - Khu K) với diện tích 137.000m2.


Theo ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT của Sacombank, Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã vay tổng cộng 5.000 tỷ đồng; tuy nhiên sau gần một tháng kể từ ngày ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng đã thu nợ được 2.600 tỷ đồng
Theo ông Dương Công Minh – Chủ tịch HĐQT của Sacombank, Tập đoàn FLC và Bamboo Airways đã vay tổng cộng 5.000 tỷ đồng; tuy nhiên sau gần một tháng kể từ ngày ông Trịnh Văn Quyết bị bắt, ngân hàng đã thu nợ được 2.600 tỷ đồng

Đơn vị phát triển dự án này là CTCP BEDA T&C. Vụ phá hoại thiết bị đường ống bơm cát là do chính doanh nghiệp này đưa đơn lên chính quyền, ý kiến rằng đây là hành động “xã hội đen” với ý muốn dằn mặt chủ đầu tư và cả nhà thầu, ý định phá hoại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt hại về vật chất, đồng thời ảnh hưởng lớn đến tiến độ thi công toàn dự án và làm mất an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, những điều đáng chú ý về FLC và BEDA T&C không chỉ dừng lại ở đó. Trong báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm nay mới được công bố của Tập đoàn FLC cho thấy, doanh nghiệp có một khoản phải trả dài hạn được thuyết minh là do “nhận hợp tác đầu tư với Công ty cổ phần BEDA T&C” trị giá gần 2.278 tỷ đồng. Tại thời điểm đầu năm, FLC không có khoản nợ phải trả này.

Tìm hiểu được biết, BEDA T&C được thành lập vào ngày 22/3/2018. Ban đầu, trụ sở của công ty này là ở 96 phố Định Công, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân, Hà Nội với vốn điều lệ chỉ vỏn vẹn 200 triệu đồng; ngành nghề kinh doanh chính là  Vốn hoàn thiện công trình xây dựng. Đến ngày 15/12/2020, công ty BEDA T&C bất ngờ tăng vốn gấp 2.000 lần, từ 200 triệu lên thành 400 tỷ đồng. Bên cạnh đó, công ty cũng chuyển trụ sở về tòa nhà số 108 đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội vào ngày 27/5/2020.

Đây là đơn vị phát triển dự án Nhà ở mật độ cao Hiệp Thành - Vĩnh Trạch Đông (Thành phố Bạc Liêu) do Tập đoàn FLC làm chủ đầu tư. Đáng chú ý, CTCP BEDA T&C cũng mới xuất hiện khoản vay nợ đối với ngân hàng Sacombank chi nhánh Hà Nội, thuộc hợp đồng 202226601072 ký ngày 08/04/2022. Khoản vay này được đảm bảo bằng quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng phát triển dự án bất động sản trên địa bàn xã Hiệp Thành, xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu theo số 0804/2022/HĐHTPT/FLC-BEDA T&C. 


Sau khi giải quyết được khoản nợ khủng từ ngân hàng Sacombank, FLC lại có thêm 2 chủ nợ mới là ông Lê Thái Sâm với khoản vay ngắn hạn với số dư cuối quý 2/2022 là 621 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Homeliday với số dư cuối kỳ hơn 185 tỷ đồng
Sau khi giải quyết được khoản nợ khủng từ ngân hàng Sacombank, FLC lại có thêm 2 chủ nợ mới là ông Lê Thái Sâm với khoản vay ngắn hạn với số dư cuối quý 2/2022 là 621 tỷ đồng và CTCP Tập đoàn Homeliday với số dư cuối kỳ hơn 185 tỷ đồng

Quyền tài sản này bao gồm: Các quyền đòi nợ, yêu cầu thanh toán, thụ hưởng lợi ích được hình thành từ hợp đồng, khai thác và quản lý dự án, bồi thường thiệt hại theo hợp đồng hoặc quyền tài sản khác được trị giá bằng tiền phát sinh hợp đồng; không tính quyền sử dụng đất hoặc sở hữu tài sản gắn liền với đất… Bên bảo đảm là chủ đầu tư CTCP Tập đoàn FLC.

Chính vì thế, dù đã giải quyết hết nợ nần cho Sacombank nhưng Tập đoàn FLC thông qua công ty BEDA T&C đã xuất hiện thêm một khoản nợ gián tiếp với Sacombank.

Mới đây, CTCP Tập đoàn FLC đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2022. Theo như báo cáo này, doanh thu thuần của FLC là 576,1 tỷ đồng, giảm 65,5% so với cùng kỳ năm 2021. Trong khi đó, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp bằng ¼ so với cùng kỳ khiến lãi gộp của FLC lên mức 104 tỷ đồng trong quý 2 năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 149 tỷ đồng.

Cũng trong quý 2/2022, FLC ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính là 65,5 tỷ đồng, giảm mạnh 89,1% so với năm trước. Ngoài ra, chi phí tài chính ở mức 148,6 tỷ đồng, giảm 24,3% so với quý 2 năm 2021. Đáng chú ý, chi phí bán hàng cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp đã ghi nhận mức tăng lần lượt 39,7% và 65,3% so với cùng kỳ, lên mức 46 tỉ đồng và 295 tỉ đồng.

Cũng trong quý 2, công ty còn phải chịu khoản lỗ lớn từ công ty liên doanh và liên kết lên tới 317,3 tỷ đồng. Sau khi kết thúc quý, doanh nghiệp báo lỗ sau thuế là 640,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước báo lãi 20,9 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của FLC được ghi nhận ở mức âm 1.105,6 tỷ đồng.
 

Theo: Reatimes.vn
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

Đường Vành đai 2: TPHCM bồi thường theo giá đất mới, tối đa 111 triệu đồng/m2

Vì sao Long An thông báo dừng lựa chọn nhà đầu tư thực hiện 2 dự án NOXH?

Bình Dương: Khu dân cư nghìn tỷ sắp "hồi sinh" sau nhiều năm bị cơ quan chức năng "tuýt còi"

"Ông lớn" bán lẻ Nhật Bản rót 35 triệu USD xây TTTM tại Hà Nam

Hòa Bình: Khu đô thị Trung Minh chậm tiến độ, chủ đầu tư nợ gấp 31 lần vốn chủ

Toàn cảnh khu vực vừa được khởi công dự án xây cầu gần 2.200 tỷ

Hải Phòng: 1 dự án NOXH được phép bán 636 căn hộ, mở ra cơ hội an cư

Tin mới cập nhật

"Nhập cuộc" đường đua NOXH, Nam Định sắp có dự án hơn 900 tỷ đồng với 1.100 căn hộ

12 giờ trước

Thấy gì từ gần 26.000 sản phẩm tồn kho của doanh nghiệp bất động sản?

12 giờ trước

Thí điểm mở rộng đất xây dựng nhà ở thương mại: Tránh tạo cơ chế xin cho

12 giờ trước

Kết thúc đấu giá đất Hoài Đức: 2 lô đắt nhất 15 tỷ đồng/lô, gấp 14 lần khởi điểm

12 giờ trước

Công nghệ đang định hình tương lai cho người mua nhà lần đầu như thế nào?

1 ngày trước