FLC báo lãi gộp 104 tỷ đồng trong quý 2/2022, tiết lộ khoản vay ngắn hạn 621 tỉ đồng vay của ông Lê Thái Sâm
BÀI LIÊN QUAN
Quý 2/2022: FLC Stone lần đầu tiên báo lỗ, tổng doanh thu giảm mạnh 92% so với cùng kỳNhững điều ít người biết về tân thành viên HĐQT Lê Thái Sâm - ứng viên nhận được số phiếu bầu cao nhất tại EGM 2022 lần 2 của FLCÔng Lê Bá Nguyên: Từ bác sĩ đa khoa trở thành tân Chủ tịch Tập đoàn FLCMới đây, CTCP Tập đoàn FLC vừa công bố báo cáo tài chính quý 2/2022 với nhiều nội dung gây chú ý. Theo như báo cáo này, doanh thu thuần của FLC là 576,1 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm 65,5%. Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp chỉ bằng ¼ so với cùng kỳ; điều này khiến cho FLC báo lãi gộp lên tới 104 tỷ đồng trong quý 2 năm nay, trong khi cùng kỳ năm trước báo lỗ gần 149 tỷ đồng.
Cũng trong quý này, FLC ghi nhận doanh thu từ hoạt động tài chính là 65,5 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước đã giảm mạnh 89,1%. Bên cạnh đó, chi phí tài chính ở mức 148,6 tỷ đồng, so với quý 2 của năm trước đã giảm 24,3%. Thế nhưng, chi phí bán hàng cùng với chi phí quản lý doanh nghiệp của FLC tăng lần lượt 39,7% và 65,3% so với cùng kỳ năm trước, lên mức 46 tỉ đồng và 295 tỉ đồng.
Cũng trong quý 2 năm nay, công ty còn phải chịu khoản lỗ trong công ty liên doanh và liên kết lên tới 317,3 tỷ đồng. Kết thúc quý 2 năm nay, doanh nghiệp báo lỗ sau thuế là 640,2 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước công ty báo lãi 20,9 tỷ đồng. Sau khi lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế của FLC được ghi nhận ở mức âm 1.105,6 tỷ đồng.
Lợi nhuận Bamboo Airways giảm mạnh, “đảo chiều” từ lãi sang lỗ
Theo như giải trình từ phía công ty, trong quý 2 năm nay lợi nhuận sau thuế của FLC đã giảm mạnh, bất ngờ đảo chiều từ lãi sang lỗ. Việc lợi nhuận giảm mạnh là do khoản tăng lỗ 311,6 tỉ đồng từ mảng đầu tư hàng không của doanh nghiệp. Cụ thể, tại ngày 30/06/2022, khoản đầu tư của FLC tại CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) ghi nhận giá gốc đạt 4.015 tỉ đồng, chiếm tỷ lệ 21,7% vốn cổ phần.
Thời điểm hiện tại, công ty đang chịu khoản lỗ lũy kế lên tới 958,3 tỷ đồng từ khoản đầu tư vào Bamboo Airways. So với thời điểm đầu năm, khoản lỗ này đã tăng 453,2 tỷ đồng, đồng thời tăng 303,4 tỷ đồng so với thời điểm cuối quý đầu năm nay. Bên cạnh đó, Tập đoàn FLC còn trích lập dự phòng 134,4 tỷ đồng cho khoản đầu tư vào các mã cổ phiếu AMD, HAI và KLF (giá gốc là 174,1 tỷ đồng; giá trị hợp lý là 39,7 tỷ đồng).
Tiết lộ khoản vay 621 tỷ đồng từ ông Lê Thái Sâm
Tính đến thời điểm cuối quý 2 năm nay, tổng tài sản của FLC là 36.299,9 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 7,4%. Đáng chú ý, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm đến 42,4% tổng tài sản của doanh nghiệp và đạt 15.406,9 tỷ đồng, tăng 13,4% so với thời điểm đầu năm.
Đối với nguồn vốn, nợ phải trả của doanh nghiệp ở mức 27.569,9 tỷ đồng, so với thời điểm đầu năm đã tăng 14,5%. Trong số nợ phải trả này, số dư người mua trả tiền trước ngắn hạn đã tăng 1.951,3 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm và đạt 6.980,1 tỷ đồng. Ngoài ra, tổng dư nợ vay và nợ thuê tài chính cả ngắn lẫn dài hạn của FLC là 5.126,5 tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng nguồn vốn của tổng công ty.
Đáng chú ý, bên cạnh các khoản vay ngân hàng cùng với trái phiếu phát hành, báo cáo tài chính quý 2 năm nay của FLC còn tiết lộ khoản vay ngắn hạn lên tới 621 tỷ đồng đối với ông Lê Thái Lâm - tân thành viên HĐQT FLC mới được bổ nhiệm từ ngày 2/7/2022.
Như VietTimes từng phân tích, ông Lê Thái Sâm là một nhân vật bí ẩn nhưng rất đáng chú ý ở FLC. Theo như giới thiệu, ông Lê Thái Sâm sinh năm 1964 quê ở tỉnh Quảng Ngãi. Vị doanh nhân này từng tốt nghiệp trường Đại học Kinh tế Quốc dân TP Hồ Chí Minh vào năm 1986. Ngoài ra, ông Lê Thái Sâm từng có hơn 30 năm kinh nghiệm trong hoạt động đầu tư, kinh doanh trong các lĩnh vực bất động sản, thương mại dịch vụ, tài chính – ngân hàng.
Bên cạnh đó, ông Sâm còn có nhiều mối quan hệ hợp tác với các quỹ đầu tư, các tổ chức cũng như tập đoàn kinh tế lớn. Ông Sâm từng có thời gian công tác tại Sở Công Nghiệp tỉnh Khánh Hòa, Sở Văn hóa – Thông tin tỉnh Khánh Hòa. Ngoài ra, vị tân thành viên HĐQT FLC cũng được giới thiệu là người am hiểu sâu sắc về môi trường đầu tư, kinh doanh ở Việt Nam. Ông Lê Thái Sâm có vốn kinh nghiệm sâu rộng trong việc xây dựng chiến lược đầu tư, quản lý rủi ro và phân tích thị trường.
Cũng theo dữ liệu của VietTimes, CTCP Hàng không Tre Việt từng ghi nhận một cổ đông có tên Lê Thái Sâm, sinh năm 1964, mang mã số 100014BAV. Cổ đông này sở hữu lên tới 125.000 cổ phần. Đồng thời, ông Lê Thái Sâm này cũng từng có thời gian đảm nhiệm chức vụ uỷ viên Hội đồng quản trị của CTCP Đầu tư và thương mại DIC. Đáng chú ý, ông Sâm từng công tác tại CTCP Đầu tư và thương mại DIC trong khoảng thời gian từ tháng 3/2009 tới tháng 5/2012. Sau đó, vị doanh nhân này đã viết đơn từ nhiệm vị trí uỷ viên HĐQT của DIC với lý do là để ‘tập trung thời gian cho công việc kinh doanh cá nhân’.
Cũng theo dữ liệu của VietTimes, ông Sâm từng đảm trách vai trò người đại diện theo pháp luật của CTCP Sắt thép Cửu Long, CTCP Thép Thăng Long và Công ty TNHH Sun. Trong số những công ty ở trên, CTCP Sắt thép Cửu Long đang làm thủ tục giải thể